Triệu chứng sỏi bàng quang như thế nào? Có nguy hiểm không?

Triệu chứng sỏi bàng quang như thế nào, có khó chịu hay gây ảnh hưởng gì không là thắc mắc của khá nhiều người. Như chúng ta cũng biết thì sỏi bàng quang là một căn bệnh phổ biến hiện nay tuy nhiên lại có rất nhiều người chưa thực sự hiểu rõ về căn bệnh này. Vậy để nhận biết sớm căn bệnh sỏi bàng quang các chuyên gia đã chỉ ra những dấu hiệu cảnh báo tuyệt đối không được bỏ qua cụ thể qua bài viết dưới đây như sau.

Triệu chứng sỏi bàng quang nhất định không được bỏ qua

Triệu chứng sỏi bàng quang là những triệu chứng bất thường có liên quan tới đường tiết niệu. Sỏi bàng quang là bệnh lý xuất hiện sỏi bên trong bàng quang, là những khoáng chất cứng đã tồn đọng trong nước tiểu lâu ngày hình thành nên. 

Sỏi bàng quang có dạng hình tròn, lớp vỏ ngoài xù xì và gai góc. Ngoài ra sỏi cũng có thể xuất hiện ở những vị trí khác như niệu quản, thận rồi rơi xuống bàng quang. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người mà có thể xuất 1 viên sỏi hoặc nhiều viên sỏi trong bàng quang.

Khi bị sỏi bàng quang, đa phần người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng điển hình sau đây:

Đau rát khi tiểu

Triệu chứng sỏi bàng quang: Đau rát khi tiểu

Triệu chứng sỏi bàng quang: Đau rát khi tiểu

Thông qua đường tiểu, những viên sỏi bàng quang sẽ theo đó mà đào thải ra ngoài sẽ khiến người bệnh có cảm giác đau rát trong mỗi lần tiểu, đặc biệt là khi viên sỏi có kích thước càng lớn, tình trạng này càng nghiêm trọng. Bên cạnh dấu hiệu đau rát khi tiểu, người bệnh cũng có thể gặp phải các triệu chứng như đau vùng bụng dưới, đau ở tinh hoàn, dương vật 

Tiểu buốt, tiểu khó

Bàng quang là cơ quan với vai trò chứa đựng nước tiểu nên khi cơ quan này bị viêm nhiễm chắc hẳn sẽ gây kích thích và khiến người bệnh gặp phải các chứng tiểu khó, tiểu buốt. Thậm chí nhiều người bệnh còn bị tâm lý rất sợ đi tiểu khi bị sỏi bàng quang. 

Tiểu ngắt quãng

Tiểu ngắt quãng cũng là một trong những dấu hiệu thường gặp nhất ở người bệnh bị sỏi bàng quang. Khi đi tiểu thường bị ngừng ngang dòng nước tiểu mà lượng nước tiểu trong mỗi lần tiểu ít, tiểu rất nhiều lần nguyên nhân có thể là do có viên sỏi gây bít tắc ở cổ bàng quang.

Triệu chứng sỏi bàng quang: Tiểu ngắt quãng

Triệu chứng sỏi bàng quang: Tiểu ngắt quãng

Trong một số trường hợp người bị sỏi bàng quang vẫn đi tiểu được bình thường, thi thoảng bị tắc dòng tiểu kèm các cơn đau buốt tại bộ phận sinh dục.

Tiểu rắt, tiểu thường xuyên, tiểu về đêm

Ngoài tiểu buốt, tiểu khó, tiểu ngắt quãng thì người bị sỏi bàng quang còn gặp phải tình trạng đi tiểu rắt, và đi tiểu nhiều về đêm. Tuy nhiên lượng nước tiểu về đêm cũng khá ít, có màu vàng đục và có thể kèm máu, gây cho người bệnh cảm giác khó chịu khi tiểu

Màu sắc nước tiểu bất thường

Màu sắc nước tiểu trở nên bất thường là một dấu hiệu sỏi bàng quang. Khi bàng quang hay thận gặp phải tình trạng nhiễm trùng điều này sẽ làm cho nước tiểu trở nên có màu đậm, đục hơn so với bình thường. Khi sỏi bàng quang gây cọ xát với niêm mạc tại bàng quang có thể gây chảy máu và khiến cho người bệnh đi tiểu thấy có máu lẫn trong nước tiểu.

[Shortcode tư vấn 1]

Sỏi bàng quang nguy hiểm như thế nào?

Triệu chứng sỏi bàng quang không chỉ gây ra những ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của người bệnh mà còn gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe khác nếu không được chữa trị kịp thời. Sỏi bàng quang sẽ ngày càng phát triển với kích thước lớn hơn gây chặn dòng tiểu, tích tụ độc tố gây hại hệ thống tiết niệu. Những biến chứng mà chúng ta không thể không kể đến như sau:

Sỏi bàng quang nguy hiểm như thế nào?

Sỏi bàng quang nguy hiểm như thế nào?

Viêm bàng quang

Sỏi bàng quang dẫn đến viêm bàng quang bởi khi co bóp thì sỏi gây cọ xát với niêm mạc bàng quang khiến cho bàng quang bị tổn thương, viêm loét và chảy máu. Viêm bàng quang cấp không được chữa kịp thời sẽ dẫn đến viêm bàng quang mãn tính, khó chữa trị hơn

Viêm thận và suy thận

Một trong những biến chứng rất nguy hiểm của sỏi bàng quang đó là gây suy thận, viêm thận gây ra bởi nhiễm khuẩn ngược. Thậm chí nếu không được chữa trị kịp thời sẽ đe dọa trực tiếp tới tính mạng người bệnh. 

Sỏi bàng quang khi phát triển với kích thước lớn làm bít tắc cổ bàng quang gây ra những cơn đau buốt ở vùng hạ vị, những cơn đau này có thể lan tới bộ phận sinh dục ngoài và đau tầng sinh môn. 

[Shortcode bác sĩ Thế]
[Shortcode tư vấn 3]

Cách chẩn đoán và phương pháp điều trị sỏi bàng quang

Triệu chứng sỏi bàng quang cần được phát hiện sớm và có cách khắc phục hiệu quả phù hợp. Việc đầu tiên mà chúng ta cần làm khi thấy có những triệu chứng của bệnh sỏi bàng quang đó là tới các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám, kiểm tra, chẩn đoán bệnh một cách chính xác. 

Chẩn đoán sỏi bàng quang

Chẩn đoán sỏi bàng quang

Để chẩn đoán sỏi bàng quang, có thể người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện một số những xét nghiệm sau đây:

  • Khám vùng bụng dưới để xác định những vị trí bất thường của bàng quang
  • Xét nghiệm nước tiểu để xác định khoáng chất hay vi khuẩn trong nước tiểu
  • Siêu âm vùng bụng xác định kích thước hay những bất thường của bàng quang, thận
  • Chụp X – quang  bàng quang – niệu quản- thận để xác định sỏi có trong bàng quang không

Sau quá trình thăm khám và chẩn đoán nguy cơ bị sỏi bàng quang, người bệnh sẽ được tư vấn về từng phác đồ điều trị phù hợp. Tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh lý bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể về phương pháp chữa:

Dùng thuốc

Với những trường hợp mới có sỏi, sỏi hình thành chưa lâu và có kích thước nhỏ khoảng dưới 5mm bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống. Các loại thuốc được sử dụng đa phần là thuốc kháng sinh, thuốc lợi tiểu, giãn cơ,…để đẩy sỏi ra ngoài qua đường tiểu mà không cần can thiệp. Việc điều trị bằng thuốc cần tuân thủ tuyệt đối theo sự chỉ dẫn có bác sĩ để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Phẫu thuật

Phẫu thuật sỏi bàng quang

Phẫu thuật sỏi bàng quang

Với những người bệnh có kích thước sỏi lớn và rắn chắc sẽ cần can thiệp phẫu thuật hoặc tán sỏi hoặc là mổ lấy sỏi:

  • Kỹ thuật tán sỏi:Tán sỏi được tiến hành bằng kỹ thuật nội soi niệu đạo để nhìn thấy viên sỏi qua ống nội soi đã được gắn camera. Sau đó dùng tia laser để làm vỡ sỏi thành mảnh nhỏ đồng thời tiến hành bơm hút ra bên ngoài. Phương pháp này sẽ không để lại sẹo và không gây ảnh hưởng tới chức năng thận, cơ thể được phục hồi nhanh chóng. 
  • Mổ mở lấy sỏi: với những trường hợp đã áp dụng phương pháp uống thuốc và tán sỏi không thành công sẽ tiến hành mổ lấy sỏi trực tiếp để gắp đưa ra bên ngoài.

Sau quá trình điều trị sỏi bàng quang người bệnh cũng cần lưu ý đến một số vấn đề như:

  • Không nhịn tiểu khi buồn tiểu, mỗi ngày cần uống đủ từ 2 – 2,5 lít nước
  • Bổ sung các loại thực phẩm có hàm lượng ít chất béo ví dụ như trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt,…và hạn chế các đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên rán, đồ ăn chế biến mặn, đồ uống chứa cồn

Triệu chứng sỏi bàng quang khá dễ nhận biết và cũng dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác tại hệ tiết niệu bởi thế nên chúng tôi khuyên rằng bất cứ ai khi có những biểu hiện bất thường trên đây nên chủ động đến những cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp trước khi bệnh trở nặng. 

[Shortcode giới thiệu phòng khám]
[Shortcode tư vấn 3]

Dựa trên những chia sẻ trên đây đã giúp bạn đọc có thêm những kiến thức hữu ích trang bị cho bản thân. Với mọi thắc mắc cần được giải đáp thêm vui lòng liên hệ tới hotline 0243.9656.999 để được tư vấn. 

Giới thiệu về tác giả

Bác sĩ Ngô Việt Thành là bác sĩ Ngoại khoa giỏi, giàu kinh nghiệm chuyên môn với tấm lòng y đức hết mình mang lại sức khỏe cho mọi người...là những gì mà đa số người bệnh cảm nhận được.

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.