Bệnh viêm bàng quang nữ giới: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh viêm bàng quang nữ nguyên nhân do đâu? Dấu hiệu viêm bàng quang ở nữ giới là gì? Cách điều trị như thế nào thì hiệu quả? Bệnh xảy ra ở cả 2 giới nhưng thường tỷ lệ ở nữ giới cao hơn so với nam giới. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tình trạng rối loạn tiểu tiện, tiểu buốt rắt, tiểu ra máu…ở nữ giới. Để sớm nhận biết được bệnh cũng như có hướng điều trị kịp thời, chị em đừng nên bỏ qua thông tin về bệnh viêm bàng quang ở phụ nữ dưới đây.

Tìm hiểu viêm bàng quang nữ là gì?

Viêm bàng quang nữ giới là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại bàng quang của nữ giới, được xác định do vi khuẩn tấn công là chủ yếu. Hiện nay, số lượng phụ nữ mắc bệnh ngày càng cao hơn nam giới, điều này càng khiến chị em trở nên lo lắng hơn.

Tìm hiểu viêm bàng quang nữ là gì?

Tìm hiểu viêm bàng quang nữ là gì?

Bàng quang (còn gọi là bọng đái) là nơi lưu trữ nước tiểu và kích thích co bóp vấn chuyển nước tiểu ra ngoài. Hơn nữa, do cấu tạo ống tiểu ngắn hơn nên phụ nữ mắc bệnh đường tiểu hơn, và có hướng viêm nhiễm ngược dòng nhanh so với nam giới.

Nguyên nhân viêm bàng quang nữ giới do đâu?

Theo các bác sĩ chuyên khoa tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng, viêm bàng quang nữ xảy ra do rất nhiều nguyên nhân. Dưới đây, các bác sĩ sẽ chia sẻ những nguyên nhân bị viêm bàng quang ở nữ, cụ thể là:

1. Do vi khuẩn

Đây được xem là tác nhân điển hình và thường gặp nhất gây ra viêm bàng quang cũng như viêm đường tiết niệu ở nữ giới. Trong đó, vi khuẩn E. Colo chiếm đến 80% các tác nhân gây viêm bàng quang ở nữ giới. 

Do vi khuẩn gây nên viêm bàng quang nữ

Do vi khuẩn gây nên viêm bàng quang nữ

Nhiễm khuẩn tại bàng quang nữ giới có thể xảy ra do quan hệ tình dục. Tuy nhiên, chị em vẫn có nguy cơ cao mắc nhiễm khuẩn đường tiết niệu dù không quan hệ tình dục. Nguyên nhân là do cấu tạo niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn và gần hậu môn nên vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập và tấn công đến bàng quang. 

2. Vệ sinh không đúng cách

Không vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ tình dục, nhất là trong ngày “đèn đỏ”, thói quen vệ sinh từ sau ra trước (hậu môn ra vùng kín)…chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tấn công và gây bàng quang. 

3. Thói quen nhịn tiểu

Nhịn tiểu là thói quen ảnh hưởng xấu đến hệ tiết niệu. Khi nhịn tiểu lâu, nhiều lần trong ngày sẽ khiến bàng quang bị ứ đọng. Nước tiểu vốn chứa nhiều cặn bẩn, vi khuẩn, khi nhịn tiểu sẽ được tích tụ lại, từ đó hình thành viêm nhiễm, sỏi đường tiết niệu. 

Thói quen nhịn tiểu gây nên viêm bàng quang nữ

Thói quen nhịn tiểu gây nên viêm bàng quang nữ

4. Lạm dụng thuốc tránh thai

Sử dụng thuốc tránh thai, nhất là loại tránh thai khẩn cấp có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, bao gồm gây cản trở hoạt động của hệ bài tiết, làm thay đổi hệ vi khuẩn trong của vùng sinh dục, từ đó gây viêm nhiễm bàng quang.

5. Quan hệ tình dục không an toàn

Quan hệ không lành mạnh, quan hệ nhiều bạn tình là 1 trong những nguyên nhân gây viêm bàng quang. Vi khuẩn xâm nhập theo đường tiết niệu, xâm nhập từ niệu đạo vào đến bàng quang. 

6. Rối loạn nội tiết

Viêm bàng quang nữ giới cũng có thể xảy ra khi hormone estrogen có sự thay đổi. Phụ nữ mang thai và phụ nữ tiền mãn kinh là những đối tượng dễ mắc viêm bàng quang cao nhất. 

Rối loạn nội tiết gây nên viêm bàng quang nữ

Rối loạn nội tiết gây nên viêm bàng quang nữ

Ngoài ra, việc lựa chọn quần áo chật chội sẽ khiến cơ thể nóng hơn, độ ẩm ở vùng kín bị tăng lên càng khiến vi khuẩn hoạt động mạnh hơn và gây viêm.

[Shortcode tư vấn 1]

Triệu chứng viêm bàng quang ở nữ giới

Dấu hiệu viêm bàng quang ở nữ nhận biết như thế nào? Trên thực tế, số lượng phụ nữ bị viêm bàng quang có xu hướng tăng cao so với nam giới, điều này càng khiến chị em tỏ ra lo lắng hơn. Mặt khác, có đến 90% phụ nữ từng trải qua tình trạng đau buốt, khó khăn đi tiểu tiện, rối loạn đường tiểu hay đau bụng dưới. Dưới đây sẽ là 1 số triệu chứng viêm bàng quang nữ mà chị em có thể nhận biết:

Cảm giác đau buốt, nóng rát khi tiểu tiện

Cảm giác đau buốt, nóng rát khi tiểu tiện

  • Cảm giác đau buốt, nóng rát khi tiểu tiện.
  • Mắc tiểu nhiều lần trong ngày nhưng lượng nước tiểu rất ít. 
  • Nước tiểu đục màu, có mùi khai nồng, khó chịu.
  • Mắc tiểu thường xuyên, từ 7-8 lần/ ngày trở lên. 
  • Phát hiện mủ hoặc máu lẫn trong nước tiểu.
  • Khó chịu vùng chậu, đau bụng dưới.
  • Khí hư bất thường, kèm theo mùi hôi khó chịu.
  • Sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi không rõ nguyên nhân. 

Tóm lại, nếu cảm thấy luôn muốn đi tiểu ngay, thường xuyên đau đớn khi đi tiểu, thậm chí thấy máu trong nước tiểu thì cần đến bệnh viện để xét nghiệm và thăm khám sớm. Nếu có tiền sử bị viêm bàng quang cấp ở nữ giới, hãy sắp xếp tái khám nếu thấy các triệu chứng trước đây xuất hiện lại. 

Viêm bàng quang nữ có nguy hiểm không?

Nhiều chị em tỏ ra lo lắng rằng bệnh viêm bàng quang nữ có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không? Trên thực tế, bệnh có thể chữa khỏi và không gây ra biến chứng nếu được điều trị sớm từ đầu. 

Bác sĩ CKI Lê Thị Nhài

Bác sĩ CKI Lê Thị Nhài

Ngược lại, nếu chủ quan không đi thăm khám sớm, điều trị không triệt để sẽ khiến bệnh tái phát thường xuyên, thậm chí lần viêm sau còn nghiêm trọng hơn lần trước, biến chứng nguy hiểm nhất là nhiễm trùng thận, suy thận…

Cách chữa viêm bàng quang ở nữ giới hiệu quả

Cách chữa viêm bàng quang nữ giới cần dựa trên nguyên nhân gây bệnh cũng như tình trạng bệnh cụ thể. Điều này đòi hỏi người bệnh cần chủ động đi thăm khám, thực hiện các xét nghiệm thường quy. Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định cách chữa viêm bàng quang ở phụ nữ phù hợp. 

1. Điều trị viêm bàng quang ở nữ giới bằng nội khoa

Áp dụng điều trị các trường hợp viêm bàng quang cấp ở nữ giới, được xác định do vi khuẩn gây nên. Bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ kháng sinh đặc trị dựa trên tình trạng bệnh và loại vi khuẩn được phát hiện trong nước tiểu. 

Thời gian điều trị thông thường sẽ kéo dài trong 1 tuần, người bệnh cần tuân thủ đúng liều lượng để đảm bảo rằng vi khuẩn được loại bỏ hoàn toàn, các dấu hiệu viêm bàng quang ở nữ giới giảm đi rõ rệt. 

Sử dụng thuốc kháng sinh thời gian dài

Sử dụng thuốc kháng sinh thời gian dài

Lưu ý: Người bệnh chỉ nên dùng kháng sinh khi đã có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự mua kháng sinh để điều trị hay tự ý ngưng thuốc khi đang điều trị. Việc lạm dụng thuốc có thể gây lờn thuốc, kháng thuốc, thậm chí gây tổn hại đến gan thận, ảnh hưởng đến quá trình điều trị về sau. 

2. Chữa dứt điểm viêm bàng quang nữ giới bằng ngoại khoa

Trường hợp viêm bàng quang nặng, không đáp ứng thuốc sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị ngoại khoa để giải quyết triệt để triệu chứng bệnh. Bác sĩ có thể chỉ định phương pháp Đông Tây y kết hợp vật lý trị liệu để tăng hiệu quả điều trị bệnh. 

phương pháp điều trị ngoại khoa

phương pháp điều trị ngoại khoa

Phương pháp giúp xác định và tiêu diệt triệt để vi khuẩn gây viêm, không gây ảnh hưởng đến khu vực lành tính xung quanh. Thuốc Đông y được kê đơn từ bác sĩ chuyên khoa giúp tăng cường sức đề kháng, phục hồi thương tổn đồng thời ngăn ngừa biến chứng và tái phát. 

Ngoài ra, trong trường hợp được xác định bị sỏi bàng quang và tắc nghẽn cổ bàng quang thì bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp phẫu thuật để điều trị. 

[Shortcode bác sĩ Vân]

Một số vấn đề được quan tâm về bệnh viêm bàng quang nữ giới

Tỷ lệ viêm bàng quang nữ giới hiện nay đang có xu hướng gia tăng và dễ biến chứng hơn do người bệnh chủ quan không thăm khám và chữa trị sớm ngay từ đầu. Dưới đây là 1 số biện pháp phòng ngừa viêm bàng quang ở phụ nữ cũng như lời khuyên của bác sĩ đến chị em. 

1. Viêm bàng quang ở nữ có quan hệ được không?

Theo các bác sĩ tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng, viêm bàng quang không phải là không quan hệ được nhưng việc kiêng quan hệ sẽ là điều kiện cần để giúp quá trình điều trị thuận lợi hơn cũng như tránh lây bệnh cho bạn tình. 

Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng 193 Bà Triệu

Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng 193 Bà Triệu

Hơn nữa, quan hệ tình dục trong khi mắc bệnh sẽ càng khiến những tổn thương tại bàng quang nghiêm trọng hơn, dễ có nguy cơ nhiễm khuẩn nặng hơn. 

Do vậy, chỉ nên quan hệ tình dục trở lại nếu đã tái khám và được bác sĩ xác định khỏi bệnh, hoàn toàn không còn bất kỳ triệu chứng nào.

2. Viêm bàng quang có tự khỏi không?

Viêm bàng quang sẽ không thể tự khỏi nếu không được can thiệp điều trị. Nhất là viêm bàng quang cấp ở nữ giới gây nên các triệu chứng đau đớn, khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt, chất lượng tình dục và sức khỏe của người bệnh. 

Do vậy, khi phát hiện các dấu hiệu bị viêm bàng quang ở nữ, người bệnh nên sắp xếp đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt để được chữa trị bệnh kịp thời.

Bị viêm bàng quang nên ăn gì?

Bị viêm bàng quang nên ăn gì?

3. Bị viêm bàng quang nên ăn gì?

Viêm bàng quang nữ giới ăn gì thì tốt nhất? Các bác sĩ khuyến cáo rằng, để chữa dứt điểm viêm bàng quang, ngoài việc tuân thủ điều trị theo phác đồ chỉ định, người bệnh cũng cần lưu ý đến chế độ ăn uống hàng ngày. 

  • Uống đủ 2-2,5l nước trong ngày
  • Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi như dưa hấu, nho, lê…giúp lợi tiểu, cải thiện chứng tiểu buốt rắt, ngăn ngừa bội nhiễm hệ tiết niệu. 
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C giúp tăng cường đề kháng, có chứa chất oxy hóa mạnh giúp loại bỏ các gốc tự do kháng viêm, 

Bài viết đã chia sẻ đầy đủ các thông tin về bệnh viêm bàng quang nữ giới. Hy vọng qua những thông tin này, chị em đã có thêm nhiều kiến thức để có thể phát hiện bệnh từ sớm và điều trị viêm bàng quang ở phụ nữ kịp thời, ngăn ngừa được những biến chứng không mong muốn. Chị em cần giải đáp thắc mắc có thể liên hệ ngay hotline 0243.9656.999 để được hỗ trợ kịp thời. 

[Shortcode gói khám Phụ Khoa]
[Shortcode tư vấn 3]

Tìm kiếm có liên quan đến viêm bàng quang nữ 

  • Cách chữa viêm bàng quang ở nữ tại nhà
  • Viêm bàng quang có tự khỏi không
  • Nguyên nhân viêm bàng quang nữ
  • Viêm bàng quang nên an gì
  • Cách chữa viêm bàng quang ở phụ nữ
  • Viêm bàng quang ở phụ nữ
  • Viêm bàng quang mãn tính
  • Chữa dứt điểm viêm bàng quang

Giới thiệu về tác giả

Bác sĩ Ngô Việt Thành là bác sĩ Ngoại khoa giỏi, giàu kinh nghiệm chuyên môn với tấm lòng y đức hết mình mang lại sức khỏe cho mọi người...là những gì mà đa số người bệnh cảm nhận được.

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.