Táo bón biểu hiện rò ràng và gây ảnh hưởng đến mọi mặt từ người lớn đến trẻ em. Trẻ thì quấy khóc, nôn trớ; người lớn thì khó chịu và chán ăn…lâu ngày còn dễ hình thành bệnh trĩ, các bệnh ở hậu môn khác như áp xe hậu môn, viêm loét, nhiễm trùng hậu môn.
Danh mục bài viết
Táo bón diễn ra ở mọi lứa tuổi
Không ngoại trừ một ai, người nào cũng có thể xuất hiện táo bón biểu hiện trong bất kỳ giai đoạn nào của cuộc sống. Theo một số nghiên cứu, táo bón phổ biến với hơn 20% dân số toàn cầu; 12% có bệnh liên quan đến táo bón và hầu hết mọi người đều từng bị táo bón ít nhất một lần trong đời.
Táo bón là tên gọi về tình trạng đại tiện khó, rối loạn đường tiêu hoá, đại tiện không ra được phân (khi này cứng và khô) cùng cảm giác đau và rát hậu môn. Tỷ lệ mắc táo bón ở nữ giới cao hơn hẳn nam giới do đặc trưng giới tính và cấu tạo cơ thể với vai trò mang thai, sinh và nuôi con. Hiểu về nguyên nhân cũng như xác định sớm các dấu hiệu cảnh báo táo bón giúp cho mỗi người biết cách cân bằng lại chế độ ăn uống, bảo vệ sức khỏe tránh xa các bệnh như trĩ, bệnh đại tràng…
Nguyên nhân và nhóm đối tượng thường xuyên bị táo bón
Về cơ bản nguyên nhân chính gây ra táo bón là do chế độ ăn chưa hợp lý dẫn đến hình thành phân bị khô và cứng, gây khó khăn cho quá trình đại tiện. Một lý do tỷ lệ rất thấp khác là do các bệnh lý tại hậu môn gây ra táo bón như bệnh trĩ, bệnh lây qua đường tình dục…
Nhóm đối tượng thường xuyên bị táo bón chính là:
- Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ: Do chủ yếu uống sữa và ăn dặm nên hệ tiêu hóa chưa cân bằng được các dinh dưỡng khiến phân cứng, khó đại tiện.
- Phụ nữ mang thai và sau sinh: Khi dạ con chèn ép lên dạ dày và trực tràng khiến quá trình đại tiện gặp khó khăn.
- Người cao tuổi: Khi hệ tiêu hoá gặp phải một số trục trặc kèm theo thói quen ăn uống, ít vận động khiến phân bị cứng và khô dẫn đến táo bón.
- Dân văn phòng, lái xe đường dài: Thường xuyên ngồi một chỗ trong thời gian dài, ít uống nước lọc, ăn uống không hợp lý.
- Người ăn uống không lành mạnh: Tiêu thụ quá nhiều thịt cá và ít ăn rau, chất xơ là nguyên nhân chính gây ra táo bón.
- Người sử dụng nhiều thuốc: Kháng sinh, hạ sốt, thực phẩm chức năng, thuốc điều trị cần lượng nước nhiều hơn bình thường để trung hoà nên nếu không bổ sung đủ nước khi uống thuốc thường sẽ bị táo bón.
- Một số vấn đề về tâm lý: Kích thích dạ dày tiêu hoá nhanh hơn cùng một số tác nhân gây ra cảm giác táo bón.
Táo bón biểu hiện như thế nào?
Muốn phát hiện táo bón biểu hiện như nào bạn cần quan sát và chú trọng đến các hoạt động thường ngày của bản thân như thực đơn ăn uống, thể dục thể thao, thói quen đại tiện.
- Giảm số lần đại tiện
Trung bình người bình thường sẽ đại tiện 1 ngày/lần, 2 ngày/3 lần hoặc 2 ngày/lần. Nếu quá 3 ngày mà bạn chưa đi đại tiện thì được cho là táo bón do phân không xuống được ống trực tràng để tạo cảm giác buồn vệ sinh.
- Phải rặn mạnh
Đồng thời, khi giảm số lần đại tiện người bị táo bón còn đối mặt với thực trạng phân bị khô cứng, thiếu cảm giác buồn vệ sinh và thường phải cố rặn mạnh để đẩy phân ra ngoài. Trong nhiều trường hợp dù cố gắng nhưng phân vẫn không thể ra ngoài gây cảm giác đau rát, thậm chí gây nứt hậu môn đau và chảy máu.
- Phân cục nhỏ, màu sẫm
Vì số lần đại tiện bị giảm nên phân từ các ngày tích tụ và chuyển màu sậm, mỗi lần đi sẽ chỉ được vài cục phân con con như phân dê và rất khô cứng. Dù người bị táo bón đã rất cố gắng nhưng dù đi nhiều lần nhưng mỗi lần chỉ đại tiện được một ít mặc dù đã rặn đỏ mặt tía tai.
- Cảm giác mót rặn
Dù buồn đại tiện nhưng không thể đại tiện khiến cho mỗi đợt đại tiện của người bị táo bón cách nhau xa nhưng để đại tiện hết phải qua 3 – 4 lần đi vệ sinh. Phân vẫn còn ở ống trực tràng tạo cảm giác buồn vệ sinh liên tiếp cho đến khi tống được hết phân ra ngoài.
- Chướng bụng và đau quặn
Phân tập trung lâu ngày trong ruột khiến bụng bị chướng. Khí tích tụ cùng phân khiến cho phần bụng dưới bị đau quặn kinh khủng cho đến khi phân được tống hết ra ngoài.
- Toàn thân mệt mỏi
Chướng bụng, khó tiêu và mót rặn khiến cho thái độ và tâm trạng của người bị táo bón trở nên xấu đi. Người bị táo bón mệt mỏi, chán ăn và luôn uể oải thậm chí có thể ốm và sốt nếu phân lâu ngày không thể đại tiện gây ra viêm nhiễm, tắc ruột hay nứt kẽ hậu môn.
Một triệu chứng đặc biệt khác là nổi mề đay, phát ban toàn cơ thể do tình trạng táo bón kéo dài, phân tích tụ tạo ra khí nén khó thoát ra gây ách tắc kinh mạch khiến cơ thể phải phát ban ra ngoài để cảnh báo vấn đề cho người bệnh. Đây cũng là dấu hiệu của hệ thần kinh và da liễu về vấn đề táo bón của người bệnh.
- Triệu chứng ở trẻ nhỏ
1 tuần đại tiện dưới 3 lần, kèm theo dấu hiệu chán ăn, khi cố rặn đỏ mặt và khóc quấy, đau khi đại tiện và có thể bị chảy máu nhẹ ở hậu môn do rặn quá mức. Trẻ lười ăn, lười bú, quấy khóc và thường khóc rất lâu.
Ảnh hưởng của táo bón đến sức khoẻ
Tưởng chừng như dấu hiệu rất bình thường của cơ thể nhưng táo bón biểu hiện gây ra những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất của con người.
Với trẻ nhỏ, bị táo bón kéo dài khiến trẻ biếng ăn và suy dinh dưỡng: Táo bón gây chướng bụng, đầy hơi, làm giảm cảm giác thèm ăn và hấp thụ dinh dưỡng kém. Giảm sức đề kháng: Thiếu dinh dưỡng cần thiết có thể làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể. Trẻ thường xuyên bị ốm vặt, thường xuyên khóc quấy khiến cha mẹ và những người chăm sóc mệt mỏi.
Những người mắc bệnh tim mạch, tắc nghẽn phổi, xơ gan cổ trướng,… nếu bị táo bón kéo dài sẽ có nguy cơ cao phát sinh biến chứng, nhất là những người cao tuổi sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn đường ruột và phát sinh các bệnh hậu môn trực tràng nhiều hơn.
Người trẻ khi bị táo bón kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, nguy cơ bị trĩ và các bệnh như polyp hậu môn, áp xe hậu môn tăng cao. Nếu phải rặn nhiều khi đại tiện cơ sàn chậu của người bệnh bị ảnh hưởng khiến khó kiểm soát tiểu tiện gây ra tiểu tiện không kiểm soát.
Thay đổi sinh hoạt để cải thiện táo bón
Táo bón không hề khó để khắc phục bởi chỉ cần thay đổi chế độ ăn bằng cách tăng cường chất xơ, tăng lượng nước lọc uống hàng ngày, tăng ăn rau xanh và hoa quả, giảm lượng đạm từ hải sản có vỏ, thịt đỏ như thịt bò, dê.
Cùng với chế độ ăn người bệnh cũng nên thể dục thể thao đều đặn, tránh ngồi một chỗ thời gian dài. Sử dụng đồ lót có chất liệu thoáng mát và dễ chịu để hạn chế gây ra tổn thương tại hậu môn.
Cuối cùng, khi bị táo bón kéo dài cũng như bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và công việc, trẻ nhỏ quấy khóc bạn cần liên hệ bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. Tránh để lâu các bệnh lý khác bắt đầu xuất hiện và khiến cho quá trình cải thiện và chữa trị phức tạp hơn.
Những thông tin về táo bón biểu hiện là gì, nguyên nhân và những ảnh hưởng của bệnh lý này đã được cung cấp trong bài viết trên. Liên hệ 0243 9656 999 để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn cụ thể về các dấu hiệu triệu chứng của bạn.
Chúng tôi đang lắng nghe.
Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.