Tìm hiểu nguyên do nước tiểu có bọt và mùi hôi, đâu là cách điều trị?

Nước tiểu có bọt và mùi hôi xuất hiện có thể khiến cho nhiều người cảm thấy hoang mang. Thật vậy, nếu tình trạng này kéo dài thì bạn không nên chủ quan, bởi đó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý bất thường trong cơ thể. Thông qua bài viết dưới đây, hãy cùng khám phá những nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng nước tiểu sủi bọt mùi hôi.

Nước tiểu có bọt và mùi hôi có bình thường không?

Để biết nước tiểu có bọt và mùi hôi là hiện tượng như thế nào, bạn cần hiểu rằng, nước tiểu bình thường có màu vàng nhạt hoặc hổ phách, trong suốt và có mùi hơi khai. Tùy vào lượng chất chuyển hóa trong cơ thể mà thành phần và tính chất của nước tiểu có thể thay đổi theo.

Nước tiểu sủi nhiều bọt có bình thường không?

Nước tiểu sủi nhiều bọt có bình thường không?

Đối với hiện tượng nước tiểu có bọt, khi bàng quang quá đầy mà không được bài tiết kịp thời, nước tiểu sẽ được đào thải dưới áp lực mạnh nên có thể tạo thành bọt khí, nhưng các bọt này thường biến mất chỉ sau vài giây.

Ngoài ra, nếu uống quá ít nước hoặc cơ thể mất nhiều nước mà không được bổ sung đầy đủ, nước tiểu sẽ trở nên đậm đặc hơn, cũng như có thể xuất hiện bọt kèm theo. Lúc này, bạn cần nhanh chóng uống cho đủ lượng nước cần thiết thì tình trạng nước tiểu có bọt sẽ giảm dần.

Tuy nhiên, hãy cẩn trọng nếu tình trạng này kéo dài từ 1 tuần trở lên, khi đó, nước tiểu sủi bọt có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý dưới đây:

Viêm đường tiết niệu

Nước tiểu có bọt và mùi hôi có thể là bệnh viêm đường tiết niệu. Đây là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào một hoặc nhiều cơ quan đường tiết niệu bao gồm thận, bàng quang, niệu quản và niệu đạo. Tùy mức độ nhiễm trùng mà tình trạng nước tiểu có bọt xuất hiện, có thể kèm theo các triệu chứng khác như:

  • Mót tiểu liên tục nhưng lượng nước tiểu ra rất ít;
  • Són tiểu thường xuyên;
  • Thỉnh thoảng xuất hiện điểm bất thường trong nước tiểu như có lẫn máu hoặc dịch mủ.

Tiểu đường

Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường

Đái tháo đường là tình trạng lượng đường trong máu tăng đột biến, khiến thận gặp khó khăn cho việc lọc máu. Từ đó, thận để sót glucose và protein dư thừa thải ra ngoài qua nước tiểu, điều này gây ra tình trạng xuất hiện nhiều bọt trong nước tiểu. Ngoài ra, người bệnh đái tháo đường còn gặp các dấu hiệu khác như tiểu nhiều, mờ mắt, khô miệng, ngứa ngoài da, …

Các bệnh về thận

Thận là cơ quan lọc máu và đào thải cặn bã khỏi qua cơ thể qua đường tiểu, do đó bất cứ vấn đề nào xảy ra tại đây cũng sẽ ảnh hưởng đáng kể đến chức năng lọc của thận, dẫn đến hiện tượng nước tiểu kèm bọt. Bên cạnh đó, khi mắc các bệnh như viêm bể thận, suy thận, sỏi thận thì bạn có thể nhận thấy các biểu hiện:

  • Luôn cảm thấy mệt mỏi;
  • Chân tay phù nề;
  • Choáng do thiếu máu lên não;
  • Đau lưng hoặc cạnh sườn…
[Shortcode tư vấn 1]

Nước tiểu có bọt và mùi hôi là do nguyên nhân nào?

Khi nước tiểu có bọt và mùi hôi cũng xuất hiện, nhiều người đặt ra nghi vấn về tình trạng sức khoẻ của bản thân. 

Thông thường, hiện tượng này chủ yếu xảy ra đối với nữ giới đang ở những tháng đầu thai kỳ. Trong quá trình mang thai, cơ thể bà bầu tăng tiết ra nội tiết tố hCG nên nếu nước tiểu có mùi hôi thì các chị em cũng không cần quá lo lắng. Ngoài ra, các nguyên liệu vị nồng như tỏi, hành, măng thì có khả năng gây mùi nước tiểu có mùi hôi.  

Nước tiểu vừa có bọt lại có mùi hôi là do nguyên nhân nào?

Nước tiểu vừa có bọt lại có mùi hôi là do nguyên nhân nào?

Tình trạng nước tiểu hôi do nguyên nhân sinh lý có thể tự biến mất sau 12 giờ, tuy nhiên nếu mùi hôi trong nước tiểu cứ xuất hiện liên tục, bạn nên đi khám để tìm ra chính xác nguyên nhân. Bởi, trong một số trường hợp, đây có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý, nhất là vấn đề tại đường tiết niệu:

Viêm đường tiết niệu

Như đã nói ở trên, tình trạng nhiễm khuẩn đường tiểu có thể gây ra các biểu hiện như tiểu ra bọt, tiểu đau buốt. Nước tiểu có màu đậm, đôi khi lẫn máu, cũng như người bệnh có thể ngửi thấy mùi hôi rất khó chịu.

Viêm bàng quang là một dạng nhiễm trùng đường tiết phổ biến, bệnh lý này xảy ra khiến các dấu hiệu thường gặp xuất hiện như đau tức phần bụng dưới, nước tiểu có mùi hôi nồng nặc và đôi khi tiểu tiện ra máu.

Viêm niệu đạo

Viêm niệu đạo

Viêm niệu đạo

Nước tiểu có bọt và mùi hôi là do đâu? So với nam giới, chị em phái đẹp thường có tỷ lệ mắc bệnh lý này cao hơn do niệu đạo của nữ giới ngắn, hơn nữa vị trí gần với hậu môn và âm đạo nên dễ bị các vi khuẩn, trùng roi có hại tấn công và gây viêm nhiễm. Bên cạnh tình trạng nước tiểu có mùi hôi và sủi bọt, viêm niệu đạo còn khiến một số triệu chứng khác xuất hiện kèm theo như sau:

  • Xuất hiện tình trạng rối loạn bài tiết như khó tiểu, tiểu rắt, tiểu buốt;
  • Nước tiểu màu vàng đục;
  • Đi tiểu thấy kèm theo cảm giác đau bụng dưới;
  • Lỗ niệu đạo bị sưng đỏ và tiết dịch mủ.

Bệnh đường tình dục

Nếu không cẩn thận trong việc áp dụng các biện pháp bảo hộ khi quan hệ tình dục, bất cứ ai cũng đều có nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường sinh dục. Trong đó, phổ biến nhất phải kể đến như bệnh lậu hoặc viêm âm đạo, viêm niệu đạo do trùng roi hoặc Chlamydia, đi cùng với các triệu chứng như tiểu ra mủ, tiểu máu, có mùi hôi trong nước tiểu.

[Shortcode bác sĩ Vân]

Kiến nghị về cách khắc phục nước tiểu có bọt và mùi hôi

Tùy vào những nguyên nhân khác nhau khiến nước tiểu có bọt và mùi hôi mà bác sĩ sẽ có chẩn đoán chính xác vấn đề cơ thể đang gặp phải, từ đó đề xuất những cách xử lý thích hợp cho từng người.

Chẳng hạn, đối với tình trạng viêm nhiễm, người bệnh có thể sẽ được chỉ định sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, còn nếu mắc bệnh tiểu đường thì cần dùng loại thuốc phù hợp. Bạn tuyệt đối đừng nên tự ý mua thuốc về sử dụng khi chưa được bác sĩ chuyên khoa tư vấn hay chỉ định.

Cách khắc phục nước tiểu có bọt và mùi hôi

Cách khắc phục nước tiểu có bọt và mùi hôi

Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng các biện pháp dưới đây, vừa có thể phòng bệnh, vừa để kết hợp hỗ trợ điều trị các bệnh lý gây ra tình trạng nước tiểu sủi bọt và có mùi hôi, cụ thể:

  • Xây dựng cho bản thân một lối sinh hoạt lành mạnh, bao gồm chế độ dinh dưỡng, tập luyện vận động thể chất, vệ sinh cá nhân và đời sống quan hệ tình dục.
  • Nhằm tránh bị thiếu nước trong cơ thể, bất cứ ai cũng cần đảm bảo lượng nước tiêu thụ mỗi ngày, ít nhất 1,5-2 lít. Bạn có thể kết hợp uống nước lọc và các loại nước ép rau, củ, quả nhằm bổ sung vitamin và nâng cao sức đề kháng.
  • Kiểm soát tốt lượng đường huyết trong cơ thể thông qua chế độ ăn uống phù hợp và theo dõi thường xuyên chỉ số lượng đường trong máu.
  • Duy trì huyết áp ở mức bình thường để tránh gặp phải các vấn đề nghiêm trọng như bệnh lý về thận.
  • Thực hiện nghiêm chỉnh liệu trình điều trị đã được bác sĩ tư vấn chỉ định trước đó.

Các bác sĩ Ngoại tiết niệu từ Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (số 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội) có lời khuyên: Nếu tình trạng tiểu ra bọt mùi hôi tiếp diễn dài ngày, kèm theo các biểu hiện dưới đây, hãy đi khám ngay để tìm ra căn nguyên và có hướng điều trị kịp thời:

  • Người lúc nào cũng mệt mỏi, chán ăn, đôi khi buồn nôn hoặc nôn mửa;
  • Nước tiểu có màu lạ;
  • Lượng nước tiểu thay đổi, ít hoặc nhiều hơn mọi khi;
  • Sưng, phù nề ở chân, tay hoặc mặt.
[Shortcode giới thiệu phòng khám]
[Shortcode tư vấn 3]

Cuối cùng, hy vọng những thông tin về nước tiểu có bọt và mùi hôi có thể giúp ích cho bạn. Nếu còn thắc mắc khác cần được hỗ trợ giải đáp, xin vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn 0243.9656.999.

Giới thiệu về tác giả

Bác sĩ Ngô Việt Thành là bác sĩ Ngoại khoa giỏi, giàu kinh nghiệm chuyên môn với tấm lòng y đức hết mình mang lại sức khỏe cho mọi người...là những gì mà đa số người bệnh cảm nhận được.

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.

Bài viết liên quan

Màu nước tiểu bình thường và một số thông tin quan trọng cần biết!
Tiểu nhiều tiểu buốt
Màu nước tiểu bình thường và một số thông tin quan trọng cần biết!
Tìm hiểu chi tiết từ A – Z về bệnh nhiễm trùng đường tiểu
Tiểu nhiều tiểu buốt
Tìm hiểu chi tiết từ A – Z về bệnh nhiễm trùng đường tiểu
Tại sao đi tiểu ra máu? Lý giải cụ thể từ chuyên gia
Tiểu nhiều tiểu buốt
Tại sao đi tiểu ra máu? Lý giải cụ thể từ chuyên gia
Tổng hợp một số vấn đề cần biết về chứng bí tiểu ở nam giới 
Tiểu nhiều tiểu buốt
Tổng hợp một số vấn đề cần biết về chứng bí tiểu ở nam giới 
Mắc tiểu không nín được nguyên nhân do đâu? Cải thiện bằng cách nào?
Tiểu nhiều tiểu buốt
Mắc tiểu không nín được nguyên nhân do đâu? Cải thiện bằng cách nào?
Góc chia sẻ: Đi tiểu xong bị buốt ở nữ uống thuốc gì để điều trị?
Tiểu nhiều tiểu buốt
Góc chia sẻ: Đi tiểu xong bị buốt ở nữ uống thuốc gì để điều trị?
Ăn gì để hết đi tiểu đêm: Tham khảo ngay +5 loại thực phẩm tốt cho bạn
Tiểu nhiều tiểu buốt
Ăn gì để hết đi tiểu đêm: Tham khảo ngay +5 loại thực phẩm tốt cho bạn
Cách chữa nước tiểu có mùi hôi hiệu quả theo đúng nguyên nhân
Tiểu nhiều tiểu buốt
Cách chữa nước tiểu có mùi hôi hiệu quả theo đúng nguyên nhân
Mắc tiểu liên tục ở nữ là bị làm sao & cách khắc phục hiệu quả
Tiểu nhiều tiểu buốt
Mắc tiểu liên tục ở nữ là bị làm sao & cách khắc phục hiệu quả
7 Nguyên nhân tiểu buốt ở nữ & Cách điều trị cụ thể
Tiểu nhiều tiểu buốt
7 Nguyên nhân tiểu buốt ở nữ & Cách điều trị cụ thể
Nguyên nhân đi tiểu bị buốt sau khi quan hệ ở nữ – cần làm gì?
Tiểu nhiều tiểu buốt
Nguyên nhân đi tiểu bị buốt sau khi quan hệ ở nữ – cần làm gì?
Tiểu rắt tiểu buốt ra máu – Có nguy hiểm không và cách khắc phục ra sao?
Tiểu nhiều tiểu buốt
Tiểu rắt tiểu buốt ra máu – Có nguy hiểm không và cách khắc phục ra sao?