Chữa viêm niệu đạo bằng đông y đang là một phương pháp được áp dụng rộng rãi hiện nay bên cạnh phương pháp điều trị bằng Tây y. Việc sử dụng thuốc đông y vốn được đánh giá cao về sự an toàn, lành tính cũng như hiệu quả mang lại. Ngoài ra, thuốc Đông y còn giúp hạn chế nguy cơ dị ứng thuốc hay kháng thuốc, đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát. Dưới đây là thông tin tổng hợp về 7 bài thuốc Đông y trị viêm niệu đạo mà người bệnh có thể tham khảo điều trị.
Danh mục bài viết
Tổng quan về bệnh viêm niệu đạo
Để tìm hiểu về việc chữa viêm niệu đạo bằng Đông y, trước tiên người bệnh cần phải hiểu rõ được bệnh viêm niệu đạo là gì. Theo các bác sĩ chuyên khoa, viêm niệu đạo là tình trạng nhiễm trùng tại ống dẫn tiểu. Bệnh gây ra những cơn đau buốt khi đi tiểu và các triệu chứng rối loạn tiểu tiện.
Ở nam giới, niệu đạo nằm trong dương vật, cũng chính là đường ra của tinh dịch, còn ở nữ giới thì niệu đạo sẽ nằm song song với âm đạo. Khi đã thăm khám và xác định đúng mức độ – nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Thông thường, viêm niệu đạo được chỉ định điều trị bằng thuốc kháng sinh để tiêu diệt hiệu quả tác nhân gây viêm. Tuy nhiên, trong 1 số trường hợp người có cơ địa dị ứng thuốc, sức khỏe kém thì không được khuyến cáo điều trị bằng Tây y. Thay vào đó, bác sĩ sẽ xem xét và đề nghị người bệnh điều trị viêm niệu đạo bằng Đông y.
Các bài thuốc chữa viêm niệu đạo bằng đông y
Các bài thuốc chữa viêm niệu đạo bằng Đông y có thể dùng trong thời gian dài mà không gây tác dụng phụ, hạn chế lờn thuốc, kháng thuốc. Ngoài ra, khi chữa viêm niệu đạo tại nhà bằng Đông y còn giúp thanh nhiệt, hoạt huyết, giải độc, lợi tiểu và tăng cường sức đề kháng. Theo đó, người bệnh có thể áp dụng chữa viêm niệu đạo bằng thuốc bằng dân gian như sau:
Chữa viêm niệu đạo bằng cây dứa dại
Trong đông y, cây dứa dại vốn là một vị thuốc quý được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh, nhất là là bệnh về thận, viêm niệu đạo…
Rễ cây dứa dại có vị hơi ngọt và mát, giúp giảm sưng viêm, lợi tiểu, tăng cường tuyến bài tiết đồng thời giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 16g rễ dứa dại, 12g trạch tả, 2g cam thảo, 16g kim ngân hoa và 16g ý dĩ.
- Đem các vị thuốc trên đi sắc cùng 500ml nước. Sắc thuốc đến khi còn khoảng 300ml thì mang ra uống.
- Chia thuốc thành 2 lần và chỉ nên uống trong ngày.
Chữa viêm niệu đạo bằng đông y – Bài thuốc trị viêm niệu đạo từ cây kim ngân hoa
Kim ngân hoa có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn, nấm và chất chất cặn bã trong nước tiểu, giúp hỗ trợ điều trị viêm niệu đạo hiệu quả. Thông thường, kim ngân hoa sẽ được kết hợp thêm nhiều vị thuốc khác để tạo nên bài thuốc chữa viêm niệu đạo. Cụ thể chuẩn bị:
- 20g kim ngân hoa
- 30g kim tiền thảo
- 30g râu ngô
- 15g bạch mao căn
- 12g đan sâm
- 10g đại phúc bì
- 6g hương phụ
Cách thực hiện bài thuốc:
- Các nguyên liệu đem đi rửa sạch và sắc cùng 500ml nước.
- Đun với lửa vừa, sắc đến khi nước thuốc còn khoảng ⅔ ấm thì tắt bếp, để nguội bớt.
- Chia thuốc thành 4 phần tương ứng uống 4 lần/ ngày. Kiên trì sử dụng trong 1 tháng để cảm nhận hiệu quả.
Chữa viêm niệu đạo bằng đông y – cây mã đề
Trong đông y, bông mã đề có tính hàn, vị ngọt dễ chịu, được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh lý đường tiết niệu. Ngoài ra, hạt mã đề (xa tiền thảo) còn có công dụng lợi tiểu, tốt cho thận, hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu hiệu quả. Trong dân gian, 3 bài thuốc từ cây mã đề được áp dụng phổ biến nhất bao gồm:
- Bài thuốc 1: Chuẩn bị khoảng 400g hạt ý dĩ, 500g hạt mã đề, đem sao vàng và nghiền thành bột mịn. Pha bột với nước nóng, uống 3 lần/ ngày và nên uống trước khi ăn.
- Bài thuốc 2: Được áp dụng điều trị chủ yếu cho trường hợp viêm niệu đạo mãn tính. Chuẩn bị 1 năm lá mã đề, đem xay và vắt thành nước cốt để uống. Nên pha nước mã đề cùng mật ong, uống mỗi ngày 3 lần để đạt được hiệu quả mong muốn.
- Cách 3: Chuẩn bị mã đề tươi, cỏ nhọ nồi, cỏ mực với 100g mỗi loại. Đem hỗn hợp đi vắt nước và uống trước khi ăn để điều trị chứng tiểu ra máu.
Chữa viêm niệu đạo tại nhà bằng râu ngô
Chữa viêm niệu đạo bằng đông y sử dụng nước râu ngô. Nước râu ngô có tác dụng điều trị các triệu chứng rối loạn tiểu tiện như tiểu buốt, tiểu rắt, bí tiểu – các triệu chứng điển hình của bệnh viêm niệu đạo. Trong đông y, râu ngô vốn có đặc tính lợi tiểu tự nhiên, từ đó giúp ổn định chức năng bài tiết nước tiểu, đồng thời giúp đào thải vi khuẩn ra ngoài cơ thể, ngăn chặn bệnh tiến triển nặng.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 100g râu ngô, đem rửa sạch và đem nấu cùng 200ml nước.
- Khi nước đã sôi thì vặn nhỏ lửa, đun thêm khoảng 10 phút thì tắt.
- Gạn nước râu ngô, chia thành nhiều phần, mỗi lần khoảng 50ml.
- Nước râu ngô nên sử dụng khi bụng đang đói, lúc đó hiệu quả sẽ được phát huy tối đa.
Vị thuốc đông y trị viêm niệu đạo – hoàng kỳ
Hoàng kỳ được sử dụng trong điều trị viêm niệu đạo cho cả nam giới và nữ giới. Trong đông y, hoàng kỳ được biết đến là 1 vị thuốc tốt, có tác dụng thanh nhiệt – giải độc, đặc trị các bệnh lý viêm nhiễm, mụn nhọt..
Cách thực hiện bài thuốc:
- Chuẩn bị 24g hoàng kỳ, 18g đảng sâm, 12g thỏ ty tử, 10g bồ công anh.
- Các vị thuốc đem rửa sạch, sắc đến khi cạn còn ⅔ hỗn hợp thì tắt bếp.
- Chia nước thuốc thành 2 lần uống trong ngày, duy trì sử dụng trong 10 ngày để thấy được hiệu quả.
Bài thuốc đông y trị viêm niệu đạo từ lá diếp cá
Trong đông y, cây diếp cá có vị tanh, hàn tính, quy vào kinh phế, từ đó có khả năng kháng viêm, thông tiểu hiệu quả.
Trong y học hiện đại, nhiều nghiên cứu đã cho thấy diếp cá chứa nhiều thành phần kháng sinh, từ đó hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả cao. Các thành phần này giúp tiêu diệt các tổ chức vi khuẩn trong niệu đạo, giảm tình trạng sưng viêm, phù nề do bệnh gây ra.
Cách thực hiện bài thuốc:
- Chuẩn bị 1 nắm rau diếp cá, dùng mỗi lần uống.
- Xay rau diếp cá cùng 200ml nước sôi để nguội, đem lọc hỗn hợp để có được nước nguyên chất.
- Nếu thấy khó uống, hãy thêm 1 ít đường. Ngoài ra, người bệnh có thể thay diếp cá tươi bằng diếp cá khô để sắc nước uống.
Chữa viêm niệu đạo bằng kim tiền thảo
Trong dân gian, kim tiền thảo cũng thường được sử dụng trong điều trị viêm niệu đạo. Đây là cây thuốc nam đã được sử dụng điều trị các bệnh đường tiết niệu từ lâu, nhất là các bệnh sỏi thận, sỏi mật hay nhiễm trùng thận…Tuy nhiên, hiệu quả của bài thuốc mang lại chỉ ở mức nhất định, còn muốn điều trị dứt điểm bệnh thì cần phác đồ mạnh hơn.
Kim tiền thảo có vị ngọt, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, thông tiểu, trị chứng nóng trong tán thấp. Mặt khác, kim tiền thảo còn có khả năng cải thiện hiệu quả chứng tiểu rắt, tiểu buốt, bí tiểu, tiểu nhiều…
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 30g kim tiền thảo, 15g kim ngân hoa, 15g hạt mã đề, 15g dừa nước.
- Rửa sạch dược liệu và cho vào ấm sắc và dùng nước thuốc uống thay trà.
- Sử dụng đều đặn hàng ngày đến khi nhận thấy các triệu chứng viêm niệu đạo đã được cải thiện đáng kể.
Lưu ý chữa viêm niệu đạo bằng đông y
Các bài thuốc chữa viêm niệu đạo bằng đông y thường chỉ thích hợp điều trị cho người bị viêm niệu đạo nhẹ, triệu chứng mới khởi phát. Hơn nữa, thuốc đông y thường có hiệu quả chậm, nếu trường hợp viêm nặng sẽ khó mà kiểm soát được. Do đó, trước khi sử dụng bài thuốc đông y trị viêm niệu đạo, người bệnh cần lưu ý 1 số vấn đề dưới đây:
- Ưu tiên thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc điều trị viêm niệu bằng đông y.
- Chỉ sử dụng khi có chỉ định từ bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng hay tự ý ngưng thuốc khi đang điều trị dở liệu trình.
- Thuốc đông y chỉ nên sử dụng như 1 biện pháp kết hợp điều trị, không nên thay thế hoàn toàn cho thuốc kháng sinh.
- Chỉ sử dụng các loại thuốc đông y có thành phần, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng, cơ sở được cấp phép.
- Nếu việc điều trị viêm niệu đạo bằng đông y không hiệu quả, thậm chí bệnh còn phát triển nặng hơn thì hãy nhanh chóng nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ điều trị kịp thời.
Bài viết đã chia sẻ về 7 bài thuốc chữa viêm niệu đạo bằng Đông y hiệu quả, được nhiều người đánh giá lựa chọn. Nếu nhận thấy các triệu chứng bất thường, đã điều trị nhưng không khỏi thì nên đến gặp bác sĩ sớm. Tránh trường hợp chủ quan, tự ý dùng thuốc dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Chúng tôi đang lắng nghe.
Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.