Hẹp niệu đạo khiến ống niệu đạo bị thu nhỏ, từ đó gây cản trở dòng chảy của nước tiểu ra ngoài, có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe chung của bệnh nhân. Nguyên nhân gây hiện tượng này có thể do biến chứng của một chấn thương nào đó, do viêm nhiễm hay do bẩm sinh. Vậy niệu đạo bị hẹp là gì, triệu chứng nhận biết cũng như cách chữa trị như thế nào cùng tìm hiểu dưới đây.
Danh mục bài viết
Bệnh hẹp niệu đạo là gì?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, hẹp niệu đạo là tình trạng giảm khẩu kính 1 đoạn hay hoàn toàn ống niệu đạo của bệnh nhân. Hiện tượng này xảy ra do các tổ chức xơ hóa xung quanh hoặc ở bên trong niệu đạo gây cản trở sự đào thải dòng tiểu từ bàng quang ra ngoài.
Niệu đạo vốn là ống dẫn tiểu, vận chuyển nước tiểu từ bàng quang ra lỗ sáo dương vật để đào thải ra ngoài. Ở người khỏe mạnh, kích thước niệu đạo đủ rộng để dòng tiêu tự do chảy qua. Bệnh lý này cũng thường gặp ở nam giới nhiều hơn ở nữ giới.
Nguyên nhân hẹp niệu đạo ở nam giới thường gặp
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hẹp niệu đạo ở nam giới, trong đó những nguyên nhân thường gặp nhất phải kể đến:
- Biến chứng sau chấn thương, do tai nạn sinh hoạt, tai nạn lao động hay tai nạn giao thông gây đứt niệu đạo.
- Biến chứng sau viêm niệu đạo: Nam giới bị viêm niệu đạo không điều trị dứt điểm, bệnh tái phát nhiều lần hoặc viêm niệu đạo do lậu lâu ngày có thể hình thành tổ chức sẹo xơ gây chít hẹp niệu đạo.
- Tai biến sau điều trị: Niệu đạo bị hẹp cũng có thể xảy ra sau khi bệnh nhân mổ nội soi phì đại tuyến tiền liệt, đặt sonde niệu đạo, mổ lấy sỏi niệu đạo hay biến chứng do cắt bao quy đầu không an toàn.
- Do tổn thương từ thận và bàng quang: Nam giới có thể gặp phải tình trạng này do những tổn thương lớn từ bàng quang, thận lan vào tuyến tiền liệt và niệu đạo hành.
- Do viêm nhiễm bao quy đầu dẫn đến niệu đạo bị chít lại, bệnh thường lây truyền qua đường tình dục. Vi khuẩn thường xâm nhập từ bên ngoài vào, tấn công ngược dòng dẫn đến viêm nhiễm và chít hẹp ở niệu đạo.
Nhận biết triệu chứng bệnh ở nam giới
Bệnh hẹp niệu đạo có thể phát hiện thông qua những triệu chứng biểu hiện trên cơ thể bệnh nhân. Triệu chứng hẹp niệu đạo thường diễn biến từ nhẹ đến nặng bao gồm:
- Dòng tiểu yếu, nhỏ giọt, tiểu khó, bí tiểu
- Tiểu dắt, đau buốt khi đi tiểu, tiểu tiện không tự chủ.
- Nước tiểu đục màu, thậm chí có lẫn máu.
- Lực xuất tinh bị giảm, trong tinh dịch có thể lẫn máu.
- Bàng quang bị căng, chướng do nước tiểu bị tích tụ lại nhiều.
- Cảm giác đau nhức vùng chậu, đau vùng thắt lưng dưới.
Bệnh hẹp niệu đạo có nguy hiểm không?
Người bệnh khi gặp phải trường hợp này thường vẫn cố gắng đi tiểu qua đường niệu một thời gian, sau đó niệu đạo dần bị chít hẹp hoàn toàn và gặp phải những biến chứng nguy hiểm dưới đây:
- Nước tiểu không được đào thải hết ra ngoài mà bị ứ đọng ở bàng quang, gia tăng nguy cơ nhiễm trùng ngược dòng vào thận, niệu quản.
- Tình trạng ứ đọng cặn bẩn, nước tiểu lâu ngày có thể bị rò rỉ qua da bìu hoặc tầng sinh môn, hình thành ổ áp xe nhiễm trùng hay hình thành túi thừa bàng quang. Nếu để lâu không khắc phục có thể làm tăng nguy cơ suy thận.
- Nam giới gặp phải một số hiện tượng rối loạn chức năng tình dục như xuất tinh sớm, mất kiểm soát cương dương, vô sinh.
- Sự ứ đọng nước tiểu không khắc phục kéo dài còn có thể hình thành sỏi tiết niệu do sự kết tinh cặn bẩn, tinh thể khoáng trong nước tiểu.
Tìm hiểu cách chữa hiệu quả
Các bác sĩ khuyến cáo, bệnh nhân khi gặp phải các triệu chứng hẹp niệu đạo cần nhanh chóng đi thăm khám chuyên khoa. Thông qua thăm khám, chẩn đoán chuyên sâu các bác sĩ có thể xác định được mức độ bệnh cụ thể, từ đó tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả.
Làm thế nào để biết hẹp niệu đạo? Một số phương pháp được bác sĩ thực hiện khi khám bệnh phải kể đến khám lâm sàng, soi niệu đạo, chụp X-quang niệu đạo…
Ngoài ra, bệnh nhân cần cung cấp cho bác sĩ về thông tin các loại thuốc đang điều trị hoặc bệnh lý đang mắc phải để bác sĩ có thể chỉ định điều trị mang lại hiệu quả tốt nhất. Hiện nay, căn bệnh này được điều trị bằng 4 phương pháp chủ yếu dưới đây:
Cách điều trị bệnh – Nong niệu đạo nam
Phương pháp sử dụng các dụng cụ chuyên dụng như que nong, bóng trên ống thuốc có kích thước to dần giúp nong giãn rộng đoạn niệu đạo bị hẹp. Thủ thuật này cần được thực hiện tại cơ sở y tế uy tín để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhược điểm là hiệu quả thấp, không điều trị triệt để được bệnh nên bệnh nhân sẽ phải tiến hành điều trị nhiều lần.
Cách trị dứt điểm – Xẻ niệu đạo
Phương pháp sử dụng ống soi gắn dụng cụ chuyên dụng để cắt trực tiếp phần niệu đạo bị hẹp, laser hoặc ống soi được gắn vào lưỡi dao đi vào niệu đạo để định vị phần hẹp, sau đó tiến hành cắt bỏ và đặt ống thông vào vị trí đó để đào thải nước tiểu đến khi vết thương có thể lành lại.
Sau khi vết thương đã lành thì bác sĩ sẽ tiến hành lấy ống thông ra ngoài, thời gian hồi phục bao lâu sẽ phụ thuộc trực tiếp vào cơ địa, tình trạng bệnh và cách chăm sóc của bệnh nhân.
Cách chữa trị hẹp niệu đạo – Đặt Stent niệu đạo
Phương pháp xâm lấn tối thiểu với mức độ tác động thấp nhất trong các phương pháp điều trị bệnh niệu đạo hiện nay. Bằng cách đặt một stent kim loại thông qua ống soi vào niệu đạo, giúp khắc phục nhanh chóng tình trạng này cho bệnh nhân.
Phương pháp này tuy ít xâm lấn, hạn chế tác động nhưng chỉ áp dụng với một số trường hợp, không phải ai cũng có thể điều trị.
Cách điều trị bệnh- Tạo hình niệu đạo
Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật tạo hình lại đoạn niệu đạo bị hẹp bằng cách cắt bỏ đoạn bị hẹp, sau đó nối loại 2 đầu phần niệu đạo bình thường. Phương pháp này chỉ áp dụng với trường hợp bị hẹp niệu đạo ngắn.
Trường hợp bị hẹp niệu đạo dài, các bác sĩ sẽ không thể cắt nối, thay vào đó sẽ rạch đoạn hẹp, lấy tổ chức mô ghép mở rộng đoạn niệu đạo bị hẹp. Sau cùng, bác sĩ sẽ tiến hành đặt ống thông niệu đạo để đào thải tạm thời nước tiểu ra ngoài. Sau khi tình trạng bệnh đã ổn định, dòng tiểu được đào thải bình thường, dòng tiểu mạnh thì sẽ tiến hành rút ống thông.
Căn bệnh về niệu đạo này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, chức năng tiểu tiện mà còn khiến bệnh nhân gặp phiền toái, khó chịu trong đời sống hàng ngày. Hiện nay, cách trị tình trạng này bằng phương pháp tạo hình niệu đạo cho hiệu quả cao nhất, tuy nhiên đòi hỏi rất cao ở tay nghề bác sĩ và trang thiết bị máy móc y tế hiện đại chuyên ngành niệu khoa. Do đó, khi phát hiện những triệu chứng bất thường như bí tiểu, tiểu khó, dòng tiểu yếu, ứ nước, viêm bàng quang…hãy nhanh chóng tới cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám cụ thể và điều trị hiệu quả.
Nếu còn vấn đề băn khoăn liên quan đến tình trạng hẹp niệu đạo, nam giới có thể liên hệ bác sĩ chuyên khoa hoặc đến trực tiếp cơ sở y tế để được hỗ trợ giải đáp và điều trị sớm nhất.
Chúng tôi đang lắng nghe.
Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.