Viêm niệu đạo khi mang thai khiến nhiều chị em rất lo lắng bởi những biến chứng của bệnh có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Việc điều trị viêm niệu đạo khi mang thai sớm sẽ giúp cho mẹ và thai nhi phát triển
toàn diện, Vậy điều trị viêm niệu đạo khi mang thai như thế nào, mời chị em theo dõi bài viết sau
Danh mục bài viết
Tại sao phụ nữ bị viêm niệu đạo khi mang thai?
Viêm niệu đạo là bệnh lý khá phổ biến ở nữ giới, đây là tình trạng ống niệu đạo bị vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm hay bị kích ứng. Viêm niệu đạo xảy ra đối với cả nam giới và nữ giới, tuy nhiên tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao hơn so với nam giới, do cơ quan niệu đạo ở nữ giới chỉ dài 1,5 inch, khá gần hậu môn nên vi khuẩn dễ xâm nhập và phát bệnh.
Viêm niệu đạo khi mang thai tác động không nhỏ đến thai nhi và mẹ bầu, vì vậy bênh khiến rất nhiều chị em lo lắng. Về nguyên nhân khiến bà bầu bị viêm niệu đạo có rất nhiều, có thể kể đến như:
- Nồng độ hormone thay đổi
Khi mang thai những tháng đầu hay giai đoạn cho con bú, nồng độ hormone có sự thay đổi bất thường, khối lượng của thai nhi càng lớn gây áp lực lên bàng quang…khiến cho ống niệu đạo bị giãn nở và chức năng hoạt động bị chậm đi, khiến nước tiểu bị ứ đọng trong bàng quang chảy ngược lên ống niệu đạo và làm viêm niệu đạo khi mang thai
- Mẹ bầu vệ sinh không sạch sẽ
Việc vệ sinh không sạch sẽ tạo môi trường thuận lợi khiến cho vi khuẩn, virus gây bệnh tấn công vùng kín, bàng quang, đường tiết niệu gây viêm niệu đạo
- Do thói quen nhìn tiểu
Bước vào chu kỳ thai sản, chị em có dấu hiệu đi vệ sinh rất nhiều, việc đi vệ sinh quá nhiều khiến chị em mệt mỏi, nên thường nhịn tiểu, nước tiểu sẽ tạo áp lực lên ống dẫn niệu đạo gây viêm niệu đạo khi mang thai do vi khuẩn xâm nhập và phát triển.
- Quan hệ tình dục không an toàn
Nguyên nhân gây phụ nữ mang thai bị viêm niệu đạo có thể là do quan hệ tình dục không an toàn. Việc quan hệ tình dục bừa bãi không sử dụng biện pháp an toàn có nguy cơ cao mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, bệnh xã hội tăng nguy cơ mắc viêm niệu đạo do vi khuẩn tấn công
- Tử cung rộng mở
Sau khi thụ thai và hình thành phôi ở âm đạo, tử cung sẽ mở rộng dần để thai nhi được phát triển. Tử cung rộng mở gây chèn ép bàng quang, ống niệu đạo, khiến các cơ quan này bị hạn chế chức năng, tạo cơ hội cho vi khuẩn gây bệnh phát triển dẫn đến viêm niệu đạo khi mang thai
- Lạm dụng thuốc
Các sản phẩm thuốc hỗ trợ chức năng, thuốc điều trị trầm cảm….đều để lại những tác dụng phụ, chủ yếu gây rối loạn kinh nguyệt, khiến nồng độ hormone thay đổi, vi khuẩn nhân cơ hội sinh sôi và khiến phụ nữ mang thai bị viêm niệu đạo. Vì vậy khi mang thai, chị em tuyệt đối cần thăm hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào
- Do bệnh lý
Chị em mắc các bệnh lý vùng kín, bệnh xã hội sẽ có nguy cơ cao mắc viêm niệu đạo khi mang thai, bởi lúc này cơ thể phụ nữ rất yếu, sức đề kháng giảm sút mắc nguy cơ viêm niệu đạo có hơn so với người bình thường.
Mỗi nguyên nhân sẽ có cách điều trị khác nhau, xác định được nguyên nhân việc điều trị sẽ diễn ra nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó, chị em nên chú ý điều trị càng sớm càng tốt, để tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Dấu hiệu viêm niệu đạo khi mang thai dễ nhận biết
Các dấu hiệu viêm niệu đạo khi mang thai sẽ tùy trường hợp do nguyên nhân gây bệnh là nấm hay vi khuẩn, một số triệu chứng thường gặp khi mắc viêm niệu đạo ở phụ nữ có thai:
- Dịch nhầy âm đạo tiết ra nhiều hơn, có màu trắng kèm theo mủ, mùi rất khó chịu
- Đau bụng và vùng bụng dưới
- Ngứa rát âm hộ
- Tiểu nhiều, tiểu són, tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra mủ kèm theo máu
- Xuất huyết âm đạo bất thường
- Có hạch ở bẹn
Các dấu hiệu khác như: khí hư có màu vàng, cơ thể mệt mỏi có thể xảy ra tùy theo cơ địa mỗi người. Sau khi nhận thấy các dấu hiệu nữ giới nên đến các cơ sở Y tế thăm khám và lên liệu trình điều trị phù hợp
Các biến chứng viêm niệu đạo nguy hiểm như thế nào?
Phụ nữ mang thai cơ thể rất nhạy cảm, dấu hiệu bệnh lý nào đều gây ảnh hưởng đến mẹ và bé. Việc điều trị với mẹ bầu cũng tương đối khó khăn và có thể phát sinh các rủi ro như:
- Ảnh hưởng đến sức khỏe
Theo các chuyên gia, viêm niệu đạo khi mang thai khiến chị em luôn trong trạng thái mệt mỏi, kém ăn, stress khiến thể trạng mẹ bầu suy yếu nhanh chóng, thai nhi sẽ không được bổ sung các dưỡng chất cần thiết. Hậu quả dẫn đến thai nhi bị chết lưu, dị tật bẩm sinh, sinh non, sảy thai…Nhiều trường hợp mẹ bầu và thai nhi khó lòng qua khỏi.
- Nguy cơ cao mắc các bệnh phụ khoa
Viêm niệu đạo ở phụ nữ có thai khiến chị xem có thể gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý phụ khoa. Việc mắc các bệnh phụ khoa khiến cho mẹ bầu và thai nhi gặp nhiều nguy hiểm hơn, khiến sức đề kháng của mẹ bầu giảm sút nhanh chóng, thai nhi dễ mắc các bệnh tật bẩm sinh…
- Ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ
Nhiều trường hợp, bà bầu bị viêm niệu đạo gây biến chứng như: viêm bể thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, những trùng máu… các bác sĩ sẽ tiến hành mổ đẻ ngay cả khi thai nhi chưa đủ 9 tháng 10 ngày, trường hợp xấu hơn các bác sĩ sẽ hi sinh thai nhi để bảo vệ tính mạng cho mẹ bầu.
Các biến chứng của viêm niệu đạo khi mang thai vô cùng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của nữ giới. Chính vì vậy, chị em cần chú ý để điều trị bệnh kịp thời.
Điều trị viêm niệu đạo khi mang thai như thế nào?
Việc điều trị viêm niệu đạo khi mang thai gặp nhiều khó khăn hơn, bởi khi mang thai cơ thể phụ nữ rất nhạy cảm, việc điều trị không đúng cách sẽ để lại nhiều hậu quả không lường. Thăm khám và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ: Mẹ bầu không nên chủ quan ngay cả khi bệnh đang ở mức độ nhẹ, bởi bệnh có những chuyển biến rất bất ngờ ảnh hưởng đến thai nhi và mẹ bầu.
Thông thường điều trị viêm niệu đạo sẽ được các bác sĩ chỉ định thuốc kháng sinh, tuy nhiên viêm niệu đạo khi mang thai, các bác sĩ không khuyến khích sử dụng, bởi thuốc kháng sinh sẽ gây ra các tác dụng phụ. Phương pháp điều trị viêm niệu đạo ở phụ nữ đang mang thai thường được áp dụng là:
- Sử dụng sữa chua: bổ sung dưỡng chất, vitamin, vi khuẩn có lợi nhằm nâng cao sức đề kháng. Mẹ bầu có thể ăn hàng ngày và kết hợp sử dụng gạc sạch thấm sữa chua không đường đắp lên lỗ niệu đạo khoảng 30 phút sau đó rửa sạch
- Sử dụng các loại thuốc Đông y để điều trị viêm âm đạo, có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, thanh lọc cơ thể, giảm đau hiệu quả.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thay quần lót thường xuyên, không mặc loại quá bó, khô cứng tạo ma sát khiến cho cơn đau nặng hơn
- Uống đủ nước, ăn khoa học, bổ sung các dưỡng chất cần thiết, nghỉ ngơi hợp lý, tránh suy nghĩ linh tinh, kiểm soát cân nặng
- Tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng, nâng cao sức đề kháng
- Kiêng quan hệ tình dục, nếu có nên quan hệ nhẹ nhàng và sử dụng các biện pháp an toàn
- Thăm khám sức khỏe định kỳ, nếu thấy bất kỳ dấu hiệu khác thường đến ngay cơ sở Y tế để thăm khám và điều trị kịp thời
Cuối cùng, hy vọng những chia sẻ về “Viêm niệu đạo khi mang thai” sẽ giúp chị em hiểu biết hơn về mức độ nguy hiểm của bệnh, lên phương án điều trị kịp thời. Tuyệt đối tuân thủ theo lời khuyên và chỉ định của bác sĩ có chuyên môn. Chúc mẹ bầu sức khỏe và điều trị bệnh thành công.
Chúng tôi đang lắng nghe.
Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.