Viêm niệu đạo có thể xuất phát từ nguyên nhân do lậu hoặc không phải do lậu gây ra. Với mỗi nguyên nhân sẽ áp dụng phương pháp điều trị khác nhau. Bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng và khó chữa hơn nếu điều trị không đúng cách hoặc không được chữa trị gây ra những biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Cùng chúng tôi tham khảo các phương pháp điều trị viêm niệu đạo hiệu quả hiện nay trong bài viết dưới đây nhé!
Danh mục bài viết
Các nguyên nhân dẫn tới viêm niệu đạo
Trước khi tìm hiểu cách điều trị viêm niệu đạo chúng ta cần phải biết nguyên nhân gây bệnh là gì, từ đó mới áp dụng được phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Bệnh viêm niệu đạo thường do 2 nguyên chính sau đây:
Viêm niệu đạo do lậu
Viêm niệu đạo do lậu là bệnh lý đường sinh dục gây ra bởi vi khuẩn lậu Neisseria gonorrhoeae. Bệnh lây nhiễm qua aung hệ tình dục không an toàn với người bệnh hoặc quan hệ với nhiều người. Ở nữ giới bệnh có tính chất nghiêm trọng và phổ biến hơn ở nam giới.
Viêm niệu đạo không do lậu
Ngoài lậu thì nguyên nhân dẫn tới viêm niệu đạo là do nhiễm khuẩn, ký sinh trùng hay nguyên nhân cơ học. Các loại nấm và vi khuẩn thường gây bệnh viêm niệu đạo bao gồm: Chlamydia trachomatis, Mycoplasma genitalium,Trichomonas vaginalis, Candida albicans, Herpes simplex virus, Streptococcus, Staphylococcus saprophyticus, Escherichia coli.
Phương pháp điều trị viêm niệu đạo hiệu quả hiện nay
Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà phương pháp điều trị viêm niệu đạo khác nhau. Thông thường theo nguyên nhân phương pháp điều trị được chia thành 2 loại sau đây:
1. Điều trị viêm niệu đạo do lậu
Đặc trưng của các bệnh nhân viêm niệu đạo do lậu nếu không được điều trị sẽ gây ra các triệu chứng cấp tính. Tuy nhiên chúng sẽ gây ra các biến chứng tại chỗ như đái són, viêm túi tinh, viêm mào tinh, viêm tuyến tiền liệt cấp và mãn tính, viêm tuyến Cowper, viêm tuyến Tyson và có thể gây lây nhiễm cho cộng đồng.
Phương pháp điều trị viêm tiết niệu trong trường hợp này được bác sĩ chỉ định như sau: Sử dụng thuốc Cefixime 400mg, uống liều duy nhất để điều trị viêm niệu đạo do lậu với một liều duy nhất. Ngoài ra còn có thể sử dụng thuốc tiêm bắp Ceftriaxone 250 mg hoặc Spectinomycin 2 g cũng với 1 liều duy nhất. Tuy nhiên ở Việt Nam tại một số vùng, lậu cầu kháng lại các kháng sinh thuộc nhóm Quinolone, Penixilin và Kanamycin nên các bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc khánh sinh thay thế khác.
2. Điều trị viêm niệu đạo không do lậu
Đối với các nguyên nhân gây viêm niệu đạo không do lậu như: Chlamydia trachomatis, Mycoplasma genitalium, Trichomonas vaginalis, Candida albicans, Herpes simplex virus, Streptococcus, Staphylococcus saprophyticus, Escherichia coli. Vì vậy tùy vào từng tác nhân gây bệnh thuốc điều trị cũng sẽ khác nhau.
Điều trị viêm niệu đạo do Trichomonas gây ra
Đối với trường hợp viêm niệu đạo do Trichomonas các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc sử dụng là metronidazol: Metronidazol 500 mg/lần, uống 2 lần/ngày, khoảng cách giữa các lần đưa thuốc 12 giờ. Bạn phải uống liên tục trong 7 ngày. Trường hợp này thì người bệnh cần phải điều trị cho cả bạn tình để tránh trường hợp lây nhiễm chéo có thể xảy ra.
Điều trị viêm niệu đạo do bị nhiễm Chlamydia và Mycoplasma
Trường hợp viêm niệu đạo do nhiễm Chlamydia và Mycoplasma các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc sau:
- Azithromycin viên 1 gram. Uống liều cao nhất.
- Doxycyclin 100mg/lần, uống 2 lần/ngày, khoảng cách giữa các lần uống thuốc 12 giờ, dùng liên tục trong 7 ngày.
- Ofloxacin 300mg/lần, uống 2 lần/ngày, khoảng cách giữa các lần uống thuốc 12 giờ, dùng liên tục trong 7 ngày.
- Erythromycin 500mg/lần, uống 4 lần/ngày, khoảng cách giữa các lần uống thuốc 6 giờ, sử dụng liên tục trong 14 ngày.
- Cần lưu ý điều trị cho cả bạn tình bằng loại thuốc Doxycycline và Azithromycin để tránh tình trạng lây nhiễm ngược lại.
Viêm niệu đạo do vi khuẩn
Phương pháp điều trị khi bị nhiễm khuẩn thông thường cũng giống như phác đồ điều trị viêm bàng quang cấp tính. Thuốc sử dụng vẫn chủ yếu là thuốc kháng sinh như: fluoroquinolone, beta-lactam, trimethoprim-sulfamethoxazol với liệu trình từ 3 – 5 ngày.
Điều trị viêm niệu đạo do nấm
Loại nấm gây ra viêm niệu đạo thường gặp nhất là Candida albicans các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc sau đây:
- Fluconazol viên 50 mg, 150 mg uống một liều duy nhất 150mg, có thể sử dụng cho cả người bệnh lẫn người cùng quan hệ tình dục. Và cần uống điều trị dự phòng tái phát hoặc do các nguồn lây khác với 1 liều 150mg, sử dụng dự phòng từ 6 tới 7 tháng.
- Loại thước thứ 2 được sử dụng là Itraconazol viên 100mg, ngày uống 2 viên, 1 lần trong ngày sau bữa ăn và sử dụng liên tục trong 3 đến 5 ngày.
- Khi điều trị nên chú ý các loại thuốc điều trị do nấm này thường gây ra những tác dụng phụ cho gan, thận. Do đó người bệnh cần phải được theo dõi các chức năng gan, thận trong thời gian điều trị. Nếu bệnh nhân có tiền sử bệnh gan thận nên áp dụng các phương pháp khác.
Những lưu ý cho người điều trị viêm niệu đạo
Trong thời gian điều trị thì người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau đây để mang lại hiệu quả cao nhất, giúp bệnh không tái phát trở lại:
Vệ sinh chăm sóc vùng kín đúng cách
Trong quá trình điều trị thì việc đầu tiên và quan trọng hàng đầu là phải vệ sinh vùng kín sạch sẽ đúng cách để ngăn chặn vi khuẩn ẩn náu, sinh sôi tại khu vực viêm nhiễm. Đồng thời vệ sinh sạch sẽ và đúng cách cũng là biện pháp tránh lấy lan hiệu quả.
Không dùng xà phòng, các loại kem dưỡng ẩm hay dung dịch vệ sinh chứa nhiều hóa chất để vệ sinh vùng kín vì có thể gây ra kích ứng và đẩy tình trạng viêm nhiễm nặng hơn. Đặc biệt trong quá trình vệ sinh cần tiến hành nhẹ nhàng tránh làm xây xước hoặc tổn thương vùng kín, nhất là vùng niệu đạo đang bị viêm nhiễm.
Xây dựng lối sống lành mạnh
Bên cạnh việc phải tuân thủ nghiêm ngặt các phác đồ điều trị mà bác sĩ đã đưa ra thì người bệnh cần phải xây dựng một lối sống lạnh mạnh, hạn chế sử dụng các đồ uống có cồn, các chất kích thích, chất gây nghiện.
Bệnh nhân không tự ý cắt thuốc, thay đổi thời gian uống thuốc dù bệnh có thể đã thuyên giảm hay hết các dấu hiệu của bệnh. KHông tự ý mua thuốc điều trị để tránh các tình trạng kháng thuốc có thể xảy ra khiến bệnh nặng và khó chữa trị.
Người bệnh không được quan hệ tình dục trong thời gian điều trị để tranh lây bệnh và ảnh hưởng tới quá trình điều trị. Sau khi kết thúc 1 liệu trình 1 tháng có thể quan hệ nhưng phải sử dụng bao cao su để an toàn cho chính bản thân và bạn tình của mình.
Hạn chế các hoạt động thể dục thể thao mạnh, làm việc nặng nhọc có thể gây va chạm tới vùng kín. Thay đổi thói quen nhịn đi tiểu để tránh cho nước tiểu tích trữ quá lâu trong bàng quang tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Mặc quần áo, đồ lót rộng rãi để tránh gây cọ sát cho vùng kín, hoặc gây ra tình trạng bí nóng, mồ hôi tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Trong quá trình điều trị nên uống nhiều nước có tác dụng đào thải độc tố cùng vi khuẩn ra bên ngoài. Đồng thời tình trạng đái buốt cũng được xoa dịu khi bệnh nhân uống nhiều nước.
Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng
Người bệnh trong thời gian điều trị cơ thể có thể rất suy nhược và mệt mỏi. Do đó cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể để tăng sức đề kháng giúp cho cho quá trình điều trị được nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Lời kết
Trên đây là những phương pháp và lưu ý trong quá trình điều trị viêm niệu đạo cho bạn tham khảo. Khi có các dấu hiệu viêm niệu đạo hãy đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám, không nên tự ý mua thuốc điều trị có thể khiến cho tình trạng viêm nhiễm ngày càng nghiêm trọng hơn, các tác nhân gây bệnh có thể kháng thuốc, làm khó khăn cho quá trình điều trị. Nếu còn băn khoăn thắc mắc về các chữa trị viêm niệu hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được giải đáp.
Chúng tôi đang lắng nghe.
Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.