Niệu đạo chính là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài, ở nam giới niệu đạo còn là ống dẫn tinh dịch ra ngoài. Khi bộ niệu đạo bị viêm nếu không được phát hiện kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cùng chúng tôi tham khảo bài viết sau đây để tìm hiểu viêm niệu đạo có nguy hiểm không, cách điều trị và biện pháp phòng tránh ra sao nhé!
Danh mục bài viết
Người bị viêm niệu đạo có nguy hiểm không?
Viêm niệu đạo là một bệnh viêm nhiễm nhiễm nguy hiểm xảy ra cả ở nam và nữ giới. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều tác hại nguy hiểm cho người bệnh. Chúng ta sẽ đi tìm hiểu cụ thể viêm niệu đạo có nguy hiểm không ở nam giới và nữ giới.
Nam giới bị viêm niệu đạo có nguy hiểm không
Đối với nam giới khi bị viêm niệu đạo, các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, nấm, virus… sẽ xâm nhập và phát triển sâu hơn gây lây lan cho các bộ phận khác ở đường tiết niệu như: Bàng quang, thận hoặc gây viêm toàn bộ đường tiết niệu.
Tiếp đến chúng sẽ lây lan sang các cơ quan khác như tình hoàn, mào tinh hoàn, ống dẫn tinh, túi dẫn tinh. Từ đó gây ảnh hưởng lớn tới khả năng sinh sản như vô sinh hiếm muộn. Ngoài ra chúng còn làm ảnh hưởng tới khả năng cương dương, xuất tinh sớm, rối loạn chức năng sinh lý.
Viêm niệu đạo còn gây ra những bất tiện trong sinh hoạt như: khiến nam giới đi tiểu nhiều, tiểu về đêm ảnh hưởng tới giấc ngủ gây suy nhược cơ thể. Bệnh còn khiến nam giới đau buốt khi quan hệ nhất là lúc xuất tinh. Do đó làm mất đi hứng thú trong quan hệ tình dục.
Nữ giới bị viêm niệu đạo có nguy hiểm không?
Do cấu tạo cơ quan sinh dục phức tạp nên nữ giới có tỷ lệ mắc viêm niệu đạo cao hơn nam giới rất nhiều, chiếm tới 70% số ca bệnh. Khi bị viêm niệu đạo sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm cho nữ giới như sau:
- Gây bí tiểu, hẹp niệu đạo: Niệu đạo viêm nhiễm sau khi chữa khỏi vẫn có nguy cơ để lại sẹo khiến cho lòng niệu đạo bị thu hẹp dẫn tới khó khăn trong việc đi tiểu.
- Gây ra viêm nhiễm cục bộ: Các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, nấm có thể phát triển mạnh tấn công cục bộ vào các bộ phận lân cận khác gây ra viêm bàng quang, viêm tử cung, viêm tuyến tiền liệt, viêm cổ tử cung, viêm buồng trứng, vòi dẫn trứng.
- Gây vô sinh: viêm niệu đạo có thể gây ra biến chứng nặng nề đó là gây vô sinh cho nữ giới khi viêm nhiễm ảnh hưởng tới buồng trứng, ống dẫn trứng, cổ tử cung và tử cung.
- Gây áp xe hoặc rò niệu đạo: khi tình trạng viêm nhiễm nặng, kéo dài dẫn tới áp xe niệu đạo, rò lỗ niệu đạo, nặng hơn nữa là vỡ niệu đạo rất nguy hiểm với người bệnh.
- Ảnh hưởng tới đời sống tình dục: Viêm niệu đạo còn làm đau rát khi quan hệ khiến người bệnh lãnh cảm với chuyện tình dục. Làm cho tần suất quan hệ thưa dần, nữ giới không còn mặn mà với chuyện tình dục. Ảnh hưởng gián tiếp tới quan hệ vợ chồng và hạnh phúc gia đình.
- Gây suy thận mãn tính: Viêm niệu đạo sẽ ảnh hưởng tới thận, khi tình trạng viêm nhiễm tái diễn nhiều lần có thể dẫn tới suy thận mãn tính. Theo thống kê từ các bệnh viện thì 25% ca bệnh suy thận mãn tính đều có liên quan tới viêm niệu đạo.
- Đặc biệt đối với phụ nữ đang mang thai còn có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi trong bụng như sinh non, đau mắt, viêm mắt, viêm da do bi lây nhiễm vi khuẩn.
Các dấu hiệu của viêm niệu đạo
Sau khi đã tìm hiểu viêm niệu đạo có nguy hiểm không thì việc tiếp theo bạn cần biết đó là dấu hiệu của viêm niệu đạo:
Dấu hiệu viêm niệu đạo ở nam giới
Dấu nhận biết viêm niệu đạo ở nam giới đó là:
- Đi tiểu thất thường: Đó là buồn tiểu nhiều, muốn đi tiểu nhưng lượng nước tiểu rất ít, đi tiểu kèm cảm giác buốt, nước tiểu có màu đục hoặc kèm máu tươi, có mùi khai nồng
- Lỗ sáo xuất hiện dịch nhầy màu trắng đục, xanh hoặc vàng xanh, thậm chí là kèm mủ hoặc máu.
- Dương vật đau nhức mỗi khi quan hệ hay cương cứng nhất là khi xuất tinh. Một số trường hợp còn đau ở vùng bụng dưới, đau vùng xương mu.
- Niêm mạc ở lỗ sáo và lân cận bị sưng đỏ, dương vật có cảm giác căng tức, ngứa ngáy, đau ở vùng bìu.
- Ngoài ra người bệnh còn có biểu hiện mệt mỏi, sốt, buồn nôn, nổi hạch, nóng ran ở vùng niệu đạo, sưng khớp, cơ thể suy nhược.
Dấu hiệu viêm niệu đạo ở nữ giới
Do niệu đạo ở nữ giới ngắn và rộng, nhất là gần âm đạo và hậu môn nên rất dễ bị nhiễm khuẩn dẫn tới viêm niệu đạo. Các dấu hiệu viêm niệu đạo thường thấy ở nữ giới đó là:
- Lỗ niệu đạo gặp phải tình trạng sưng đỏ, ngứa ngáy và đau rát. Đặc biệt khi người bệnh mặc đồ lót quá chật gây ra cọ sát với âm đạo.
- Âm đạo ra nhiều khí hư bất thường và loãng như nước, có thể là dịch mủ.
- Đi tiểu nhiều nhưng lượng nước tiểu ít, tiểu buốt, khó tiểu. Nước tiểu đục, mùi khai nồng có mùi tanh. Nước tiểu có thể kem mủ hoặc lẫn máu.
- Cơ thể mệt mỏi, sốt, chán ăn hoặc buồn nôn.
Các phương pháp điều trị viêm niệu đạo
Sau khi biết được viêm niệu đạo có nguy hiểm không thì khi thấy xuất hiện các dấu hiệu của viêm niệu đạo người bệnh cần đến ngay các trung tâm y tế chuyên khoa để thăm khám và tìm phương pháp điều trị phù hợp nhất. Hiện nay có 3 phương pháp điều trị viêm niệu đạo được bác sĩ chỉ định đó là:
Sử dụng thuốc kháng sinh
Phương pháp uống thuốc kháng sinh điều trị viêm niệu đạo chỉ áp dụng cho những bệnh nhân có tình trạng viêm nhẹ. Lúc này các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc kháng sinh đặc hiệu có tác dụng giảm đau, kháng viêm và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Đặc biệt đối với các trường hợp viêm niệu đạo do lậu sẽ phải dùng thêm thuốc điều trị lậu.
Sử dụng phương pháp kết hợp giữa thuốc kháng sinh và thuốc đông y
Sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài sẽ khiến cho người bệnh gặp nhiều tác dụng phụ. Do vậy bác sĩ thường chỉ định thêm các bài thuốc đông y có tác dụng mát gan, giải độc, bồi bổ và tăng cường sức khỏe giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Phương pháp điều trị ngoại khoa
Viêm niệu đạo có nguy hiểm không? Đối với các trường hợp nặng hoặc khi sử dụng thuốc mà không mang lại hiệu quả, bệnh ngày càng có dấu hiệu nghiêm trọng, có nguy cơ hoại tử hoặc gây ra những biến chứng nặng thì bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị bằng phương pháp can thiệp ngoại khoa.
- Thủ thuật ngoại khoa dành cho các đối tượng nặng nhưng chưa gây ra tình trạng mưng mủ hay hoại tử nghiêm trọng. Các bác sĩ có thể sử dụng chiếu tia laser, bước sóng ngắn, chiếu nhiệt hoặc tia hồng ngoại. Phương pháp này có ưu điểm tiêu diệt mầm bệnh, vết thương mau chóng phục hồi.
- Phương pháp can thiệp phẫu thuật dẫn lưu mủ: Khi tình trạng viêm nhiễm có xuất hiện mưng mủ, xuất hiện các ổ áp xe có nguy cơ hoại tử các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật ngoại khoa để dẫn lưu mủ, nạo vét và loại bỏ vùng hoại tử.
- Đặt ống thông tiểu: Nếu viêm nhiễm gây bí tiểu hoàn toàn gây tắc ống dẫn tiểu, phù nề, chảy máu niệu đạo, các bác sĩ tiến hành nội soi đặt ống dẫn tiểu, mở niệu đạo để thông tiểu và tiến hành cầm máu.
- Cắt bỏ niệu đạo: Đây là biện pháp cuối cùng nếu các phương pháp khác thất bại, niệu đạo bị viêm nhiễm và hoại tử không còn khả năng phục hồi, bác sĩ tiến hành cắt bỏ niệu đạo và tiến hành đặt ống niệu đạo nhân tạo. Trường hợp này rất hiếm gặp nhưng vẫn có khả năng xảy ra.
Kết luận
Qua bài viết trên đã giúp bạn trả lời được câu hỏi viêm niệu đạo có nguy hiểm không. Bệnh gây ra nhiều biến chứng rất nguy hiểm tới sức khỏe sinh sản cũng như sức khỏe người bệnh nếu không được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị dứt điểm. Nếu còn băn khoăn hay thắc mắc về những tác hại của viêm niệu đạo có thể gây ra hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhé!
Chúng tôi đang lắng nghe.
Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.