Cách chữa nước tiểu có mùi hôi như thế nào hiệu quả là thắc mắc được nhiều người bệnh quan tâm. Nước tiểu có mùi hôi xuất phát từ nguyên nhân sinh lý nhưng cũng có thể do các bệnh lý gây ra, với trường hợp này cần thăm khám để được bác sĩ tư vấn điều trị phù hợp. Vậy cách điều trị nước tiểu có mùi hôi như thế nào sẽ được các bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng giải đáp dưới đây.
Danh mục bài viết
Tìm hiểu về nguyên nhân nước tiểu có mùi hôi do đâu?
Để có cách chữa nước tiểu có mùi hôi hiệu quả, trước tiên cần xác định được chính xác nguyên nhân gây hiện tượng này do đâu. Theo bác sĩ chuyên khoa, bàng quang được làm trống liên tục và bổ sung nước cho cơ thể đều đặn, nước tiểu thường có màu trong hoặc hơi vàng mùi khai nhẹ. Tuy nhiên, khi nước tiểu có mùi hôi bất thường, cần chú ý đến một số nguyên nhân dưới đây:
- Mất nước
Cơ thể bị mất nước, không bổ sung đủ lượng nước có thể khiến nước tiểu đổi màu vàng đậm hoặc màu cam và mùi rất nồng như amoniac. Trường hợp này không cần điều trị, khi bổ sung nước đầy đủ cơ thể sẽ nhanh chóng trở về trạng thái ban đầu.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nước tiểu có mùi hôi kèm theo tiểu buốt, tiểu nhiều, tiểu nóng rát…thường là dấu hiệu điển hình cảnh báo viêm đường tiết niệu. Bệnh lý này thường do sự tấn công của vi khuẩn E.Coli, cần được điều trị sớm tránh viêm nhiễm ngược dòng vào bàng quang, thận, ngăn ngừa nguy cơ suy thận.
- Bệnh đái tháo đường
Người bệnh tiểu đường không sớm điều trị có thể làm lượng đường huyết tăng cao, khi đó nước tiểu sẽ chuyển màu vàng sẫm và có mùi rất hôi. Bệnh lý này cần sớm được điều trị tránh được biến chứng đe dọa đến tính mạng.
- Rò bàng quang
Xảy ra khi gặp chấn thương hay khiếm khuyết tạo điều kiện vi khuẩn đường ruột tấn công vào bàng quang. Những trường hợp mắc các bệnh đường ruột như viêm ruột, viêm đại tràng, bệnh Crohn, chấn thương hậu phẫu…sẽ có nguy cơ bị rò bàng quang cao hơn. Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng có mùi hôi trong nước tiểu.
- Bệnh gan
Nước tiểu có mùi nồng kèm theo bọt có thể là dấu hiệu bệnh gan. Các triệu chứng khác bao gồm buồn nôn và nôn, vàng da, đau bụng, chướng bụng, suy nhược cơ thể, nước tiểu sẫm màu mùi hôi, sụt cân nhanh…
- Bệnh sỏi thận
Người bệnh sỏi thận có thể bị đau bụng dữ dội thường xuyên, sự tích tụ cặn khoáng nước tiểu hình thành sỏi thận ma sát vào niêm mạc đường tiết niệu gây ra các triệu chứng rối loạn tiểu tiện. Các triệu chứng khác bao gồm đau vùng háng và vùng mông lưng, đi tiểu thường xuyên, tiểu đau buốt, tiểu ra máu, nôn nhiều…
Tổng hợp các cách chữa nước tiểu có mùi hôi hiện nay
Dưới đây, các bác sĩ chuyên khoa sẽ chia sẻ các cách chữa nước tiểu có mùi hôi mà người bệnh có thể tham khảo.
1. Cách chữa nước tiểu có mùi hôi theo chỉ định
Nước tiểu có mùi hôi nếu được chẩn đoán do bệnh lý gây ra sẽ cần điều trị y tế. Tùy vào bệnh lý, tùy vào tình trạng bệnh cụ thể mà các bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp.
- Điều trị nội khoa
Áp dụng với các trường hợp viêm đường tiết niệu nhẹ mới khởi phát. Thường là thuốc kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, loại bỏ nhanh chóng các triệu chứng viêm như tiểu buốt rắt, tiểu nhiều lần, nước tiểu chuyển màu đục mùi khai nồng…
Thuốc cần được sử dụng theo chỉ định, tuyệt đối không được tự ý sử dụng nếu chưa có hướng dẫn, nhất là thuốc kháng sinh. Việc tự ý sử dụng và lạm dụng kháng sinh có thể gây tình trạng lờn thuốc, kháng thuốc, vô tình khiến triệu chứng bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
- Điều trị ngoại khoa
Chỉ định với các trường hợp ung thư bàng quang, sỏi thận, sỏi tiết niệu…Phẫu thuật điều trị sẽ được thực hiện sớm theo nguyện vọng của người bệnh, nên thực hiện sớm để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.
2. Cách chữa nước tiểu có mùi hôi tại nhà
Bên cạnh cách chữa nước tiểu có mùi hôi theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể tham khảo ngay một số biện pháp khắc phục tại nhà dưới đây:
- Uống nhiều nước
Lượng nước cần bổ sung cho cơ thể hàng ngày từ 1,5-2 l, đảm bảo hoạt động sống, đào thải chất độc cũng như chất cặn bã ra ngoài. Nếu uống ít nước có thể khiến nước tiểu màu đục và mùi hôi nồng, do đó cần uống đủ lượng nước hàng ngày để pha loãng nước tiểu, giảm mùi hôi.
- Hạn chế thức ăn gây mùi
Ăn thực phẩm gây mùi có thể khiến nước tiểu có mùi hôi dù không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào đến sức khỏe. Do đó, nếu thấy nước tiểu có mùi hôi, hãy thử loại bỏ các thực phẩm gây mùi ra khỏi thực đơn để xem nước tiểu còn mùi hay không.
- Không nhịn tiểu
Người bệnh cần hạn chế nhịn tiểu vì nước tiểu bị ứ đọng trong bàng quang quá lâu có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường niệu, tăng nguy cơ suy thận. Mùi hôi nước tiểu có thể do sự xâm nhập của vi khuẩn, phát triển lây lan sang khu vực khác như bàng quang hay thận.
- Duy trì lối sống lành mạnh
Người bệnh cần duy trì lối sống sinh hoạt lành lạnh, kiểm soát các vấn đề sức khỏe nhất bệnh tiểu đường, đái tháo đường… nhằm hỗ trợ làm giảm các triệu chứng viêm nhiễm, giảm mùi hôi cho nước tiểu.
- Dùng vitamin C
Vitamin C giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, chống lại viêm nhiễm và các tác nhân có hại xâm nhập gây bệnh. Loại bỏ hiệu quả và nhanh chóng viêm nhiễm đường tiết niệu sẽ giúp ngăn ngừa và tiêu diệt tác nhân khiến nước tiểu có mùi hôi.
Người bệnh có thể bổ sung ăn nhiều trái cây họ cam quýt bưởi, nước ép từ nhóm trái cây này để bổ sung vitamin C cho cơ thể. Không được tự ý bổ sung các thực phẩm chức năng vitamin C. Cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi có ý định sử dụng viên uống bổ sung vitamin C.
- Làm mát không khí
Nhà vệ sinh hay nhà tắm thường là khu vực nặng mùi nước tiểu, nếu không xử lý sạch sẽ và kịp thời thì mùi hôi có thể lan ra khắp nhà. Do đó, hãy sử dụng sản phẩm mùi thơm dịu nhẹ như sáp thơm, nến thơm, đèn xông tinh dầu…trong nhà tắm/ nhà vệ sinh hoặc để vào những nơi nặng mùi nước tiểu.
- Vệ sinh vùng sinh dục sạch sẽ
Người bệnh cần chú ý vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nhất là vệ sinh sau khi tiểu tiện và cả trước – sau khi quan hệ tình dục. Việc vệ sinh sạch sẽ giúp ngăn ngừa sự tấn công của tác nhân có hại vào đường tiết niệu, vùng sinh dục từ đó ngăn ngừa mùi hôi hiệu quả.
Trên đây, các cách chữa nước tiểu có mùi hôi đã được bài viết chia sẻ và giải đáp chi tiết. Để được tư vấn cách khắc phục, chẩn đoán online vui lòng gọi đường dây nóng 0243.9656.999 hoặc nhấp chọn tư vấn online để được bác sĩ hỗ trợ.
Chúng tôi đang lắng nghe.
Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.