Tổng quan về nứt kẽ hậu môn và cách điều trị dứt điểm

Nứt kẽ hậu môn là hệ quả của chứng táo bón kéo dài hay bệnh lý liên quan tới đường ruột. Bệnh hậu môn – trực tràng này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính, trong đó phổ biến nhất là người lớn khoảng 20 – 40 tuổi. Bệnh không nguy hiểm tính mạng nhưng cản trở nhịp sinh hoạt. Khi bệnh chuyển mãn tính, chỉ có thể điều trị bằng can thiệp ngoại khoa.

Tìm hiểu nứt kẽ ở hậu môn là gì?

Theo chuyên gia hậu môn – trực tràng, nứt kẽ hậu môn hay rách hậu môn xảy ra khi nếp gấp tại ống hậu môn hay niêm mạc hậu môn nứt kẽ, dẫn tới chảy máu, đau đớn, khó chịu tại hậu môn của bệnh nhân. Nứt kẽ ở hậu môn được chia thành 2 loại là cấp tính và mãn tính. Cụ thể:

Tìm hiểu nứt kẽ ở hậu môn

Tìm hiểu nứt kẽ ở hậu môn

  • Nứt hậu môn cấp tính: Vết nứt nông, nhỏ, hơi viêm nhẹ, không kéo dài quá 6 tuần. Ở giai đoạn cấp tính, bệnh nhân có cảm giác đau, đe dọa cuộc sống, sinh hoạt. Tuy nhiên, giai đoạn này, tình trạng nứt kẽ vẫn có thể điều trị dứt điểm để ngăn nguy cơ mãn tính nếu phát hiện sớm và áp dụng đúng phương pháp. 
  • Nứt hậu môn mãn tính: Nếu tình trạng nứt kẽ ở hậu môn trên 6 tuần không được hỗ trợ điều trị sẽ chuyển thành mãn tính, tạo ra vết nứt sâu hơn, rộng hơn. Bệnh nhân cảm nhận được cơn đau thắt gây mệt mỏi, khó chịu kéo dài.

Có thể nói, tình trạng nứt kẽ ở hậu môn khá phổ biến. Theo khảo sát, khoảng 10 người sẽ có 1 người mắc bệnh. Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị nứt hậu môn, nhưng có một số đối tượng thuộc diện nguy cơ cao:

  • Những người trong độ tuổi 15 – 40
  • Những người từng trải qua phẫu thuật ở hậu môn
  • Những người mắc bệnh Crohn
  • Người bị suy dinh dưỡng, uống quá ít nước mỗi ngày và ăn quá ít rau xanh
  • Những người thường xuyên quan hệ đồng giới

Các nguyên nhân hình thành nứt kẽ hậu môn

Thực tế có rất nhiều bệnh nhân nứt kẽ hậu môn không thể xác định được chính xác nguyên nhân. Theo chuyên gia hậu môn – trực tràng, dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ khởi phát của bệnh. Cụ thể:

Các nguyên nhân hình thành nứt kẽ hậu môn

Các nguyên nhân hình thành nứt kẽ hậu môn

  • Táo bón: Thực tế có rất nhiều người bị táo bón sẽ bị nứt hậu môn. Nguyên nhân do phân to cứng, đại tiện khó khăn, bắt buộc phải rặn mạnh để thải phân ra ngoài. Từ đó khiến hậu môn rách, hình thành vết nứt kẽ. 
  • Hậu môn bị nhiễm trùng: Cách vệ sinh không đúng và không sạch sẽ khiến mầm bệnh có hại xâm nhập tuyến hậu môn. Khiến da hậu môn viêm nhiễm, hình thành ổ áp-xe, khi ổ áp-xe vỡ thì sẽ tạo vết nứt kẽ.
  • Chùi hậu môn bằng giấy cứng: Sử dụng giấy cứng để rửa, kì cọ, chà xát hậu môn quá mạnh sau mỗi lần đại tiện cũng là tác nhân khiến niêm mạc hậu môn tổn thương, nứt kẽ.
  • Cơ vòng hậu môn căng quá mức: Cơ vòng co thắt quá mức có thể do hậu môn viêm nhiễm, khiến cơ vòng căng và dễ rách.
  • Quan hệ đường hậu môn: Ống hậu môn nhỏ, chứa nhiều dây thần kinh xúc cảm và tĩnh mạch. Quan hệ tình dục đường hậu môn khiến bộ phận này viêm loét, tổn thương, rách nứt,…
  • Mắc bệnh Crohn: Đây là bệnh lý gây viêm loét hậu môn, viêm màng tiêu hóa, tiêu chảy, đau bụng,… Từ đó hậu môn tổn thương và viêm nhiễm hơn, hình thành vết nứt kẽ. 
  • Thói quen đại tiện xấu: Chơi game, lướt web, đọc sách báo khi đại tiện khiến thời gian đại tiện kéo dài, hình thành bệnh lý ở khu vực hậu môn – trực tràng, nguy cơ rách, nứt hậu môn.
  • Từng phẫu thuật hậu môn: Bệnh nhân có tiền sử cắt trĩ, thắt trĩ,… nguy cơ đối mặt biến chứng nứt hậu môn rất cao.
  • Tổn thương tại hậu môn: Hậu môn bị cọ xát mạnh với vật hoặc lực vào đó sẽ dẫn tới tổn thương, hình thành vết nứt kẽ.
  • Chế độ ăn uống: Bệnh nhân bị thiếu chất dinh dưỡng, thiếu chất xơ, uống ít nước,… khiến hệ tiêu hóa không được hoạt động một cách trơn tru, đại tiện khó khăn, tăng nguy cơ nứt kẽ.
[Shortcode tư vấn 1]

Nhận biết các triệu chứng của bệnh

Nứt kẽ hậu môn và bệnh trĩ mặc dù là hai bệnh lý khác nhau nhưng dễ nhầm lẫn với nhau vì đều gây chảy máu mỗi lần đại tiện. Vì vậy, nắm rõ những triệu chứng nứt kẽ giúp người bệnh chủ động điều trị hiệu quả, phù hợp, hạn chế biến chứng. Các dấu hiệu điển hình:

  • Xuất hiện vết nứt ở hậu môn: Bệnh nhân bị nứt kẽ ở hậu môn sẽ xuất hiện các vết nứt như con đường tại mép hậu môn, nhìn được bằng mắt thường
  • Hậu môn đau rát: Vết nứt tại hậu môn đau rát, cơn đau tăng lên mỗi lần đại tiện, cơn đau xuất hiện đột ngột, kéo dài vài giờ rồi tự hết.
  • Đại tiện ra máu: Bệnh nhân bị nứt kẽ ở hậu môn thường bị đại tiện ra máu. Máu có màu đỏ tươi, máu dính ở phân hoặc trên giấy vệ sinh.
  • Hậu môn ngứa: Các vết nứt kẽ tích tụ vi khuẩn tạo thành ổ viêm, kích ứng da gây ngứa hậu môn, bệnh nhân chỉ muốn gãi.
  • Viêm nhiễm vùng kín: Vi khuẩn tại khu vực hậu môn lây lan sang bộ phận khác, dẫn tới viêm nhiễm, nguy cơ viêm nhiễm vùng kín rất cao. 

Mức độ nguy hiểm khi bị nứt kẽ ở hậu môn

Bệnh nhân gặp tình trạng này nếu chủ quan không thăm khám, điều trị sớm, đúng phương pháp sẽ đối mặt nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Cụ thể:

Mức độ nguy hiểm khi bị nứt kẽ ở hậu môn

Mức độ nguy hiểm khi bị nứt kẽ ở hậu môn

  • Bệnh tái phát nhiều lần: Tình trạng nứt kẽ ở hậu môn bị tái phát lại quá nhiều lần trong năm mà không được điều trị triệt để khiến bệnh nhân lo lắng, bất an, sợ hãi, chán nản, mệt mỏi.
  • Thiếu máu: Người bệnh chảy máu mỗi lần đại tiện. Ban đầu máu dính trên phân hoặc giấy vệ sinh. Sau một thời gian, vết rách lớn hơn, máu chảy nhiều hơn, thậm chí không đại tiện cũng chảy máu. Từ đó nguy cơ thiếu máu, thiếu sắt, hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu, đe dọa tính mạng khi đang tham gia giao thông hoặc làm việc trên cao.
  • Hậu môn nhiễm trùng: Hậu môn đào thải chất cặn bã khỏi cơ thể nên chứa nhiều mầm bệnh có hại khác nhau. Khi hậu môn bị nứt kẽ, tạo môi trường thuận lợi cho mầm bệnh tấn công gây viêm. Thậm chí mầm bệnh còn tấn công ngược dòng gây viêm đường ruột, viêm niệu đạo, suy thận,…
  • Nhiễm trùng máu: Hậu môn tập trung nhiều hệ thống mạch máu. Khi bị nứt kẽ sẽ gây vỡ mạch máu và viêm nhiễm. Mầm bệnh gây hại có cơ hội xâm nhập tĩnh mạch bị vỡ dẫn tới nhiễm trùng máu. 
  • Hoại tử và ung thư hậu môn: Hậu môn nứt kẽ kéo dài khiến tế bào bị hoại tử, xâm lấn ra các khu vực lành tính lân cận và hình thành khối u hậu môn. Đây là biến chứng cực kỳ nguy hiểm, cần được điều trị nhanh chóng, kịp thời để tránh ảnh hưởng tính mạng. 

Các biện pháp chẩn đoán nứt kẽ ở hậu môn

Để chẩn đoán chính xác bệnh nứt kẽ hậu môn nhằm có biện pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả, an toàn, bác sĩ chủ yếu sử dụng biện pháp thăm khám lâm sàng và thực hiện xét nghiệm. 

Các biện pháp chẩn đoán bệnh

Các biện pháp chẩn đoán bệnh

Khám lâm sàng: Bác sĩ hỏi tiền sử bệnh, khám sức khỏe, kiểm tra bộ phận này. Nếu giai đoạn cấp tính, vết rách còn mới. Giai đoạn mãn tính, vết rách sâu hơn, kèm khối u thịt bên trong hoặc bên ngoài. 

Xét nghiệm: Để xác định chính xác mức độ nứt kẽ ở hậu môn, ngoài thăm khám lâm sàng, bác sĩ cần tiến hành một số xét nghiệm nhanh để kiểm tra vết rách:

  • Nội soi hậu môn: Sử dụng 1 dụng cụ hình ống đưa vào hậu môn để nhìn rõ trong hậu môn và trực tràng.
  • Nội soi đại tràng: Bác sĩ đưa ống mềm vào trực tràng để kiểm tra ruột kết. Xét nghiệm này được thực hiện với bệnh nhân trên 50 tuổi, nguy cơ cao ung thư ruột kết hoặc có triệu chứng của bệnh lý khác kèm triệu chứng đau bụng, tiêu chảy,…
  • Nội soi đại tràng sigma bằng ống dẻo: Đưa ống dẻo vào phần dưới cùng của ruột kết để chẩn đoán. Xét nghiệm này chỉ dành cho bệnh nhân dưới 50 tuổi, không có nguy cơ ung thư ruột kết hay bệnh đường ruột. 

Phương pháp điều trị nứt kẽ hậu môn hiệu quả, an toàn

Ngay khi phát hiện các triệu chứng của bệnh, bệnh nhân cần nhanh chóng đến địa chỉ y tế chuyên khoa uy tín, chất lượng để bác sĩ kiểm tra, thăm khám. Tùy thuộc mức độ nặng – nhẹ của bệnh mà bác sĩ có phương pháp hỗ trợ điều trị phù hợp.

Phương pháp HCPT II

Phương pháp HCPT II

Tại Hà Nội có một đơn vị y tế chuyên khoa hậu môn – trực tràng tại 193c1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng nhận được nhiều phản hồi, đánh giá tích cực từ phía bệnh nhân và giới chuyên môn là Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng. 

Sau kiểm tra, thăm khám, làm xét nghiệm nội soi hậu môn, bác sĩ chỉ định thủ thuật ngoại khoa HCPT II kết hợp thuốc đông y và tây y. 

HCPT II là công nghệ tân tiến, hiện đại, khắc phục được nhiều nhược điểm của thủ thuật truyền thống với những ưu điểm vượt trội như: Hạn chế những biến chứng như đại tiện không tự chủ, hẹp hậu môn,… thời gian diễn ra tiểu phẫu ngắn, người bệnh không cần nằm viện, hạn chế đau và chảy máu,… 

Thuốc đông y có tác dụng tăng cường độ bền chắc thành tĩnh mạch hậu môn, giúp nhuận tràng, hạn chế táo bón, hạn chế nguy cơ tái phát nứt kẽ ở hậu môn,…

Không chỉ được đánh giá là địa chỉ y tế có phương pháp chữa bệnh hiệu quả, Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng còn hội tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, điển hình là Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng… Trang thiết bị kỹ thuật tân tiến, thời gian làm việc ngoài giờ hành chính, chi phí nhiều ưu đãi với khám lâm sàng miễn phí 300K, thực hiện thủ thuật giảm 40 – 50% chi phí,…

[Shortcode bác sĩ Tùng]

Giải pháp phòng ngừa bệnh

Như đã nói, nứt kẽ hậu môn là bệnh lý có khả năng tái phát rất cao. Vì vậy, ngoài việc quan tâm phương pháp điều trị dứt điểm, người bệnh cần nắm rõ cách phòng ngừa hiệu quả như sau:

  • Tập thói quen đại tiện theo một khung giờ cố định trong ngày, không rặn mạnh khi đại tiện,…
  • Uống thật nhiều nước ấm, ít nhất 2 lít nước/ngày, ăn nhiều chất xơ, trái cây tươi,… để hạn chế táo bón, nhuận tràng
  • Sau khi đại tiện phải vệ sinh hậu môn sạch sẽ với nước rồi lau khô với khăn mềm để tránh hậu môn ẩm ướt gây viêm nhiễm
  • Hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán,…
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê,… 
  • Rèn luyện thể chất nhẹ nhàng bằng những bài tập như bơi lội, đi bộ, yoga,…
[Shortcode ưu đãi trĩ]
[Shortcode tư vấn 3]

Bài viết đã tổng hợp đầy đủ thông tin liên quan bệnh nứt kẽ hậu môn và phương pháp hỗ trợ điều trị an toàn, hiệu quả. Nếu còn câu hỏi nào thắc mắc về các bệnh lý ở khu vực hậu môn – trực tràng, vui lòng liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để được giải đáp. 

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.