Hiện tượng nứt kẽ hậu môn không còn quá xa lạ, là bệnh lý hậu môn trực tràng phổ biến thứ 3 hiện nay. Bệnh không nguy hiểm tính mạng nhưng gây phiền toái trong đời sống hàng ngày, ám ảnh về tâm lý và các biến chứng viêm nhiễm, viêm loét hậu môn hay apxe hậu môn…Dưới đây, các bác sĩ Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng sẽ chia sẻ chi tiết về bệnh nứt kẽ hậu môn giúp người bệnh hiểu rõ hơn về bệnh lý này và sớm điều trị hiệu quả.
Danh mục bài viết
Hiện tượng nứt kẽ hậu môn là gì?
Hiện tượng nứt kẽ hậu môn là sự xuất hiện vết rách, ổ loét theo chiều dọc trên niêm mạc ống hậu môn. Hiện tượng này gây đau dữ dội, chảy máu tươi sau đại tiện do sự co thắt quá mức của cơ thắt hậu môn.
Nứt kẽ hậu môn có thể gặp ở mọi đối tượng, độ tuổi. Căn cứ vào tính chất vết loét, nứt kẽ hậu môn được phân chia thành 3 loại:
- Nứt kẽ cấp: Tình trạng phổ biến nhất, vết rách nứt nông màu đỏ tươi, sưng nề. Vết nứt hình tam giác hay hình bầu dục, thường xuất hiện ở vùng răng lược và rìa hậu môn.
- Nứt kẽ mãn: Vết loét sâu, màu xám hoặc nhợt nhạt, sưng nề, rỉ máu tươi. Vết nứt gồ lên, khi sờ vào thấy rắn, thường xuất hiện ở sát đường lược, vùng da thừa mép hậu môn.
- Nứt kẽ vi thể: Vết nứt rách có tổ chức hạt do thành mạch phì đại hình thành và sưng hóa bờ ổ loét. Do gặp viêm nhiễm lâu ngày nên gây hiện tượng viêm xơ bên trong cơ thắt, ảnh hưởng đến hoạt động đại tiện.
Nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn
Hiện tượng nứt kẽ hậu môn thường là hậu quả của việc hậu môn bị kéo căng quá mức, hình thành các vết rách, ổ loét hay da thừa. Các yếu tố nguy cơ thường gặp dẫn đến nứt kẽ hậu môn bao gồm:
- Viêm nhiễm hậu môn
Viêm nhiễm vùng hậu môn là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh. Khi đại tiện, có thể một lượng phân nhỏ bị mắc kẹt trong các nếp gấp, đây là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm hậu môn. Niêm mạc bị viêm khiến thành mạch giảm sức bền, gây căng giãn, rách niêm mạc khi đại tiện.
- Viêm cơ thắt trong
Các vết nứt hậu môn cơ bản có thể tự lành sau 2-3 tuần. Tuy nhiên, trường hợp bị viêm cơ thắt trong, vết nứt không thể lành lại do tính chất co thắt quá mức.
- Thiếu máu tại chỗ
Việc thiếu máu ở khu vực hậu môn khiến vết nứt không lành được. Lâu dần, vết rách phát triển thành các ổ loét, rỉ máu gây đau rát khó chịu.
- Chấn thương
Bị chấn thương ở vùng hậu môn cũng là một trong những nguyên nhân khá phổ biến gây ra hiện tượng nứt kẽ hậu môn. Những chấn thương này thường là hậu quả của việc rặn mạnh khi táo bón, rặn khi sinh nở, quan hệ qua đường hậu môn hay tiêu chảy mạn tính. Bên cạnh đó, các tổn thương tại niêm mạc cũng có thể là hậu quả do hẹp hậu môn và biến chứng sau phẫu thuật trĩ.
- U vùng hậu môn
Gây cản trở quá trình bài xuất chất thải, gia tăng áp lực lên vùng hậu môn khi đại tiện. Khi đó, niêm mạc hậu môn phải chịu áp lực lớn hình thành nên các vết loét, ổ loét.
- Biến chứng các bệnh vùng hậu môn
Nứt kẽ hậu môn cũng có thể là biến chứng của các bệnh hậu môn trực tràng như viêm trực tràng, viêm quanh hậu môn, ngứa hậu môn, bệnh trĩ (chiếm 9-10%).
Cách nhận biết hiện tượng nứt kẽ hậu môn
Hiện tượng nứt kẽ hậu môn khá dễ nhận biết, điển hình là tình trạng đau rát hậu môn và chảy máu đại tiện do vết nứt rách hậu môn.
- Đau rát hậu môn: Cảm giác đau dữ dội lúc đang và sau khi đại tiện. Cơn đau nhói này có thể kéo giờ vài giờ sau khi đại tiện, mức độ đau cũng phụ thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của bệnh.
- Xuất hiện vết nứt rách quanh hậu môn: Quan sát xung quanh hoặc rìa hậu môn sẽ thấy có vết nứt, loét da thường nằm ở vị trí 6 giờ (đường giữa phía sau), có thể ở phía trước (ở vị trí 12h) hoặc xuất hiện cả trước và sau.
- Chảy máu hậu môn: quan sát phân sau đại tiện, bệnh nhân sẽ thấy máu đỏ tươi dính trên phân hoặc giấy vệ sinh. Trường hợp vết nứt lớn có thể gây chảy máu nhiều dây vào quần lót.
- Cảm giác ngứa ngáy, kích thích ở vùng da xung quanh hậu môn.
Hiện tượng nứt kẽ hậu môn có nguy hiểm không?
Hiện tượng nứt kẽ hậu môn gây nhiều phiền toái khó chịu do cơn đau dai dẳng kéo dài không đỡ. Mức độ đau tăng lên trong và sau đại tiện, thậm chí có thể kéo dài nhiều giờ khiến bệnh nhân mệt mỏi, khó mà làm việc và sinh hoạt như bình thường.
Nứt kẽ hậu môn cần sớm được điều trị giúp nâng cao chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, nứt kẽ hậu môn không được điều trị sớm còn có thể dẫn đến các biến chứng như hẹp hậu môn, viêm hậu môn thứ phát, apxe hậu môn, viêm loét hoại tử…
Nứt kẽ hậu môn nói riêng và các bệnh lý hậu môn trực tràng nói chung hiếm khi đe dọa trực tiếp tính mạng. Tuy nhiên, nếu không tiến hành điều trị, các triệu chứng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, khuyến cáo bệnh nhân khi phát hiện triệu chứng nghi ngờ bệnh nên đến ngay cơ sở y tế để thăm khám sớm nhất.
Cách điều trị nứt kẽ hậu môn hiệu quả cùng chuyên gia đầu ngành
Hiện tượng nứt kẽ hậu môn nhẹ có thể tự khỏi sau 2-3 tuần, tuy nhiên trên cơ chế phục hồi niêm mạc, vết nứt tự lành nhưng sẽ dễ dàng bị nứt rách trở lại. Nguyên nhân thường do lối sống sinh hoạt, thói quen ăn uống hàng ngày của bệnh nhân.
Tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng, bệnh nhân được nghi ngờ mắc bệnh nứt kẽ hậu môn sẽ được thăm khám cụ thể, tiến hành nội soi hậu môn trực tràng nhằm xác định được tình trạng chi tiết:
1. Sử dụng thuốc
Được sử dụng giúp giảm đau, kháng viêm trong thời gian đợi vết nứt tự lành lại. Nếu vết nứt ở vị trí khó lành, bác sĩ có thể kê thêm thuốc giúp thúc đẩy tốc độ lành vết thương. Một số loại thuốc được chỉ định trong điều trị nứt kẽ hậu môn bao gồm:
- Thuốc giảm đau: hay dùng nhất là paracetamol, thuốc chống viêm không steroid (NSAID) dùng để giảm đau hậu môn sau đại tiện. Chỉ dùng thuốc khi cần thiết, nếu lạm dụng có thể giảm mức độ đáp ứng và gặp tác dụng phụ không mong muốn.
- Nitroglycerin: Thuốc dạng bôi, dạng đặt hậu môn có tác dụng giảm đau, thông dụng nhất là nitroglycerin có công dụng giãn cơ vòng hậu môn, giảm áp lực khi đại tiện.
- Thuốc gây tê dạng bôi: Lidocain giúp giảm đau do nứt kẽ hậu môn, phong bế thần kinh, giảm thụ cảm cơn đau rát hậu môn.
- Thuốc điều trị tăng huyết áp: Diltiazem, Nifedipine…cũng được dùng trong điều trị nứt kẽ hậu môn, thuốc đường uống hoặc bôi bên ngoài da.
Biện pháp chăm sóc hỗ trợ tại nhà
Hiện tượng nứt kẽ hậu môn có thể lành lại nhờ việc điều trị theo chỉ định kết hợp các biện pháp hỗ trợ giúp giảm đau, ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
- Ngâm hậu môn với nước ấm, nhất là sau đại tiện giúp làm dịu niêm mạc và giảm đau hiệu quả.
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau đại tiện, ngăn ngừa vi khuẩn tấn công qua vết rách gây viêm nhiễm.
- Uống đủ 2 lít nước/ ngày, hạn chế thức ăn cay nóng dầu mỡ – bia rượu; ăn nhiều rau xanh…giúp chống táo bón, làm mềm phân, hạn chế áp lực lên vết loét.
2. Phẫu thuật nứt kẽ hậu môn
Với các trường hợp nứt kẽ hậu môn mãn tính, không đáp ứng thuốc hay kèm theo biến chứng sẽ cần tiến hành phẫu thuật điều trị.
Tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng, bệnh nhân nứt kẽ hậu môn được tiến hành điều trị bằng phương pháp sóng cao tần HCPT II giúp nhanh chóng làm lành các tổn thương nứt rách mà không gây ảnh hưởng đến cơ thắt hậu môn. Quá trình điều trị nhẹ nhàng, không chảy máu hay đau đớn, hiệu quả đạt tới 99%, giảm tối đa tỷ lệ tái phát bệnh.
Trên đây, tất cả thông tin về hiện tượng nứt kẽ hậu môn đã được chia sẻ cụ thể. Nếu đang nghi ngờ mắc bệnh, liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa qua hotline 0243.9656.999 để được giải đáp thắc mắc.
Chúng tôi đang lắng nghe.
Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.