Gợi ý những loại thuốc bôi nứt kẽ hậu môn hiệu quả và an toàn

Thuốc bôi nứt kẽ hậu môn là sản phẩm đang ngày càng phổ biến trên thị trường. Lý do là bởi bệnh này mang tới nhiều phiền toái và đau đớn, khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh giảm sút. Vậy nứt kẽ hậu môn dùng thuốc bôi gì, vấn đề này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Người bị nứt kẽ hậu môn khi nào cần chữa trị?

Thuốc bôi nứt kẽ hậu môn được sử dụng để khắc phục tình trạng xuất hiện vết nứt ở niêm mạc hậu môn gây đau đớn, thường xảy ra nếu nếu người bệnh liên tục cố hết sức để rặn phân cứng. Các trường hợp nhẹ có thể khỏi trong vòng vài tuần nếu cải thiện tốt chế độ ăn uống và sinh hoạt, tuy nhiên khi nứt kẽ hậu môn trở thành mãn tính thì cần can thiệp điều trị ngay.

Nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn

Nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn khá đa dạng, cụ thể có thể kể đến như:

  • Viêm nhiễm hậu môn trực tràng làm giảm sức bền của mô, gây căng giãn và rách da hậu môn, nhất là khi phân rắn đi qua ống hậu môn.
  • Khi cơ thắt hậu môn bị viêm, trở nên xơ cứng, phì đại và co thắt rất mạnh khiến cho vết nứt không thể lành lại.
  • Hậu môn bị chấn thương gây nứt kẽ có thể do phân lớn, phân quá cứng, người bệnh từng cắt trĩ, sinh thường, bị hẹp hậu môn bẩm sinh,…
  • Một số đối tượng có nguy cơ bị nứt hậu môn cao hơn bình thường do mắc HIV, lao hậu môn trực tràng, giang mai, bệnh Crohn, viêm đại tràng, ung thư hậu môn – trực tràng…
  • Người bệnh bị táo bón và phải rặn mạnh khi đi ngoài, tiêu chảy kéo dài hoặc quan hệ tình dục thô bạo bằng đường hậu môn, dẫn đến nứt kẽ hậu môn.

Làm sao để nhận biết nứt kẽ hậu môn, người mắc bệnh này thường có biểu hiện ngứa ngáy, đau dữ dội, nóng rát hậu môn trong và sau khi đi đại tiện. Cơn đau có thể xuất hiện mọi lúc và kéo dài khiến người sợ đi đại tiện, mệt mỏi, kiệt sức. Bạn có thể thấy vết rách trên vùng da hậu môn, có da thừa và u nhú gần vết nứt, máu đỏ lẫn trong phân hoặc dính trên giấy vệ sinh.

[Shortcode tư vấn 1]

Sử dụng thuốc bôi nứt kẽ hậu môn có ưu điểm và hạn chế gì?

Thuốc bôi nứt kẽ hậu môn được nhiều người bệnh lựa chọn sử dụng do sở hữu các ưu điểm như:

Sử dụng thuốc bôi trị nứt hậu môn

Sử dụng thuốc bôi trị nứt hậu môn

  • Thuốc bôi thẩm thấu nhanh vào vùng da nứt giúp giảm đau và kháng viêm hiệu quả, được xem là giải pháp hỗ trợ điều trị nứt kẽ hậu môn nhanh chóng và an toàn.
  • Loại thuốc này tiện lợi, có thể dễ dàng tự sử dụng mà không cần nhờ người khác hỗ trợ.
  • Giá thành của thuốc bôi không quá đắt, người bệnh dễ dàng tìm mua tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.

Nhiều ưu điểm là vậy, tuy nhiên thuốc bôi chỉ phù hợp với những người bị nứt kẽ hậu môn dạng nhẹ, còn ở giai đoạn nặng hơn thì người bệnh cần tới cơ sở y tế uy tín để được khám và điều trị đúng cách. Nếu dùng thuốc bôi từ 4-6 tuần mà triệu chứng không thuyên giảm, người bệnh cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cách xử lý hiệu quả hơn.

Mách bạn các loại thuốc bôi nứt kẽ hậu môn an toàn và hiệu quả

Thuốc bôi nứt kẽ hậu môn có thể được chỉ định sử dụng nếu người bệnh đang ở giai đoạn đầu. Hiện nay, có một số loại thuốc bôi được dùng phổ biến để giảm đau tại chỗ cũng như hỗ trợ điều trị nứt hậu môn, cụ thể:

  • Thuốc bôi nứt kẽ hậu môn Diltiazem
Thuốc bôi nứt kẽ hậu môn Diltiazem

Thuốc bôi nứt kẽ hậu môn Diltiazem

Diltiazem là thuốc không kê đơn, được dùng để làm dịu các cơ hậu môn, cũng như làm lành vết nứt. Thuốc cũng có tác dụng giảm viêm, chống ngứa và ngăn ngừa tái phát. Người bệnh hãy bôi thuốc trực tiếp lên vết nứt khoảng 2-3 lần/ngày và dùng liên tục 2-3 tháng để thấy được hiệu quả. 

Tuy nhiên, thuốc này tiềm ẩn các tác dụng phụ như gây kích ứng, khó chịu ở hậu môn hoặc đau đầu. Hầu hết các tác dụng phụ không quá nghiêm trọng và không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu người bệnh sử dụng đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

  • Thuốc bôi Glyceryl Trinitrate trị nứt kẽ hậu môn

Glyceryl Trinitrate được sử dụng để hỗ trợ điều trị nứt kẽ hậu môn dành cho người đủ 18 tuổi trở lên. Thuốc có công dụng làm thư giãn cơ vòng hậu môn, tăng cường lưu lượng máu đến các vết nứt hậu môn, từ đó rút ngắn thời gian chữa lành tổn thương.

Thuốc này được chỉ định sử dụng liên tục trong vòng 8 tuần để hỗ trợ chấm dứt tình trạng nứt kẽ hậu môn. Tuy nhiên, loại thuốc này có một số tác dụng phụ như đau đầu dữ dội, do đó, Glyceryl Trinitrate thường được bác sĩ chỉ định sử dụng kết hợp với Paracetamol để ngăn ngừa ảnh hưởng của các tác dụng phụ không mong muốn.

Nếu người bệnh muốn dùng thuốc bôi Glyceryl Trinitrate cần được hướng dẫn sử dụng bởi bác sĩ có chuyên môn. Do đó, bạn không nên tự ý thay đổi liều lượng thuốc cũng như sử dụng cho sai đối tượng, đặc biệt là trẻ em.

Thuốc bôi Glyceryl Trinitrate

Thuốc bôi Glyceryl Trinitrate

  • Thuốc bôi nứt kẽ hậu môn Anusol-HC

Anusol-HC là loại thuốc bôi có tác dụng giảm bớt áp lực lên vùng hậu môn, giúp đẩy mạnh lưu thông máu và rút ngắn thời gian hồi phục của các vết nứt hậu môn.

Người bệnh có thể thoa thuốc trực tiếp lên vùng hậu môn bị nứt khoảng 5 lần/ngày hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ. Lưu ý, bạn không nên sử dụng loại thuốc này quá 2 tuần liên tục để tránh gặp phải những tác dụng phụ phiền toái.

Theo đó, thuốc này có thể dẫn đến một vài tác dụng phụ như phát ban, nổi mề đay, ngứa ngáy… Nếu các tác dụng phụ đó xuất hiện và trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn, người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có cách xử lý kịp thời.

  • Thuốc bôi trị nứt hậu môn Healit

Thuốc mỡ Healit được sử dụng nhằm ngăn chặn các gốc tế bào tự do gây tổn thương biểu bì, hỗ trợ giảm đau nhanh chóng, làm liền vết nứt hậu môn và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Bạn có thể sử dụng thuốc mỡ Healit thoa trực tiếp lên vùng tổn thương 2 lần/ngày để cải thiện các triệu chứng của bệnh nứt kẽ hậu môn, tuy nhiên, tránh sử dụng thuốc quá liều sẽ gây kích ứng hậu môn.

Thuốc bôi trị nứt hậu môn Healit

Thuốc bôi trị nứt hậu môn Healit

  • Thuốc bôi nứt kẽ hậu môn Cardizem

Cardizem là một loại thuốc bôi mang tác dụng làm giãn mạch máu, giúp thả lỏng cơ thắt hậu môn, đồng thời, hỗ trợ tăng cường lưu lượng máu di chuyển tới nuôi dưỡng niêm mạc ống hậu môn bị tổn thương. Người bệnh sau khi bôi thuốc Cardizem sẽ cảm thấy cơn đau được giảm bớt, vết nứt cũng liền lại nhanh hơn.

Đề xuất cho người bệnh phương pháp chữa nứt kẽ hậu môn an toàn, hiệu quả

Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng

Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng

Theo các chuyên gia, việc sử dụng thuốc bôi nứt kẽ hậu môn phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Người bệnh không được tự ý thay đổi liều lượng hoặc lạm dụng thuốc, bởi việc này có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm.

Để khắc phục mặt hạn chế của thuốc, các bác sĩ Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (số 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội) khuyên người bệnh nên điều trị ngoại khoa để loại bỏ vết nứt hiệu quả. Phương pháp tiên tiến được phòng khám áp dụng là công nghệ HCPT II xâm lấn tối thiểu.

Theo đó, sóng cao tần sẽ tác động trực tiếp vào các vết nứt kẽ hậu môn, đi sâu mọi ngóc ngách và lấy bỏ các tổ chức xơ, ngăn ngừa bệnh tái phát và hạn chế nguy cơ biến chứng sau khi điều trị. 

Có thể nói, hy vọng các thông tin về thuốc bôi nứt kẽ hậu môn và những vấn đề liên quan sẽ giúp người bệnh tìm ra cách giải quyết thích hợp cho bệnh lý này. Nếu bạn đọc còn thắc mắc khác, vui lòng liên hệ tới hotline 0243.9656.999 để được hỗ trợ giải đáp.

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.