Tác dụng của lá lốt là gì, cách sử dụng như thế nào thì tốt nhất, hiệu quả nhất? Là một trong những thắc mắc của không ít người. Thực tế, lá lốt là một loại rau thơm phổ biến trong các món ăn Việt Nam, ngoài ra còn có tác dụng điều trị hiệu quả các bệnh như xương khớp, bệnh tổ đỉa, mụn nhọt, một số bệnh nam khoa/ phụ khoa…Vậy công dụng của lá lốt và cách dùng như thế nào là tốt? Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp được thắc mắc của mình.
Danh mục bài viết
Đặc điểm của cây lá lốt
Cây lá lốt (hay còn gọi là lá nốt) thuộc họ hồ tiêu, có tên khoa học là Piper lolot C.DC. Đây là loại cây thân mềm, mọc ở nơi ẩm thấp. Tại Việt Nam, cây lá lốt là một loại rau thơm trong ẩm thực và cũng là loại thảo dược trong chữa bệnh. Vậy tác dụng của lá lốt dựa trên đặc điểm nào của cây lá lốt?
Theo Y học cổ truyền, lá lốt có vị cay, tính ấm, có tác dụng giúp làm ấm bụng, hạ khí, kháng viêm và giảm đau hiệu quả. Trong dân gian, cây lá lốt thường được mọi người sử dụng làm thuốc sắc để chữa bệnh xương khớp, tê thấp, bệnh nam khoa/ phụ khoa, bệnh đổ mồ hôi hay bệnh đi ngoài phân lỏng.
Tác dụng của lá lốt chữa bệnh
Với những đặc điểm nêu trên, dưới đây là những tác dụng của lá lốt được tổng hợp theo kinh nghiệm trong dân gian. Cụ thể bao gồm:
1. Công dụng của lá lốt chữa đau khớp
Theo nhiều nghiên cứu, trong lá lốt có chứa tinh dầu và nhiều loại chất chống oxy hóa, trong đó có alcaloid và flavonoid. Các chất này giúp tác động trực tiếp vào cơ chế gây đau xương khớp, tê thấp, nhức khớp đồng thời kháng viêm, loại bỏ dần dần triệu chứng bệnh.
Cách thực hiện:
Lấy khoảng 30g lá lốt tươi, nấu cùng 2 bát nước, đem đun đến khi lượng nước cạn dần còn khoảng nửa bát thì tắt bếp. Đây là cách nấu nước lá lốt uống giúp trị đau nhức xương khớp, uống sau bữa tối và dùng liên tục khoảng 10 lần sẽ thấy bệnh đỡ dần.
2. Tác dụng của lá lốt và ngải cứu
Khi kết hợp lá lốt và ngải cứu có thể đem lại công dụng hỗ trợ điều trị sưng đau ở đầu gối. Cách thực hiện khá đơn giản:
- Chuẩn bị khoảng 20g lá lốt, 20g ngải cứu
- Đem rửa sạch rồi giã nát
- Lấy hỗn hợp đã nghiền nát lên bếp chưng với giấm.
- Dùng hỗn hợp đã chưng để đắp lên vùng đầu gối sưng đau
- Sử dụng trong 10 ngày liên tục để thấy triệu chứng sưng đau giảm hẳn.
3. Tác dụng của lá lốt chữa bệnh phụ khoa
Các chị em đang bị viêm nhiễm phụ khoa, nhất là những ai bị viêm âm đạo, ngứa ngáy, khí hư bất thường có thể dùng lá lốt để hỗ trợ điều trị. Lá lốt có tính chống viêm, kháng khuẩn tốt, giúp hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn, nấm gây viêm, giảm các triệu chứng sưng đau, viêm nhiễm hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 50g lá lốt, 20g phèn chua cùng 40g nghệ
- Cho các nguyên liệu vào nồi và đổ ngập nước, đem đun khoảng 20 phút để các tinh chất tan hòa tan trong nước.
- Dùng hỗn hợp này để ngâm rửa âm đạo. Lưu ý không nên dùng lúc nước quá nóng để ngâm rửa vì có thể gây bỏng vùng kín và chỉ nên sử dụng khi nước còn ấm. Nếu muốn xông thì nên sử dụng khi nước còn nóng sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn.
4. Tác dụng của lá lốt giúp giải cảm
- Chuẩn bị khoảng 20 lá lốt tươi, 5 nhánh hành hương, nửa củ hành tây, 1 tép tỏi, 2g gừng cùng 1 nắm gạo với gia vị.
- Cho gạo vào nấu cháo, khi gạo nở thì cho đồng thời các nguyên liệu còn lại vào.
- Ăn cháo lá lốt khi còn nóng sẽ giúp mồ hôi thoát ra nhanh chóng, từ đó giúp giải cảm hiệu quả.
5. Tác dụng của lá lốt với da mặt
Có thể bạn không biết? Trong lá lốt vốn chứa nhiều vitamin C cùng các chất chống oxy hóa giúp làm chậm quá trình lão hóa da cho cả nữ giới và nam giới. Từ đó, giúp kích thích sản sinh collagen tự nhiên, làn da trở nên đầy sức sống, mịn màng và sáng hơn.
Bên cạnh đó, lá lốt còn giúp làm mờ các vết nám, tàn nhang hay các vết chân chim ở nữ giới.
6. Tác dụng của lá lốt với đàn ông
Lá lốt còn có công dụng hỗ trợ điều trị yếu sinh lý ở nam giới hiệu quả. Bởi lá lốt có tác dụng kháng viêm, giảm đau, kích thích tuần hoàn máu đến dương vật rất tốt. Nhờ vậy, lá lốt có thể giúp tăng khả năng sinh lý, cải thiện chức năng cương cứng cho dương vật, hỗ trợ điều trị yếu sinh lý, rối loạn cương dương hiệu quả.
Ngoài ra, lá lốt còn chứa nhiều hoạt chất như alcaloid, beta caryophylen, benzyl axetat…giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm bộ phận sinh dục ở nam giới như viêm tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt,…và đây cũng là những bệnh lý hàng đầu gây tình trạng yếu sinh lý ở nam giới.
7. Lá lốt giúp chữa bệnh tổ đỉa ở tay
- Chuẩn bị nguyên liệu: 30g lá lốt tươi, rửa sạch
- Giã nát lá lốt, chiết lấy phần nước cốt để uống
- Phần bã đổ cùng 3 bát nước rồi đun sôi. Lấy phần nước này ngâm rửa vùng da bị tổ đỉa, phần bã thì đắp lên vùng tổn thương.
- Thực hiện cứ 2 lần/ ngày, sau khoảng 1 tuần sẽ thấy triệu chứng được cải thiện.
8. Tác dụng của lá lốt chữa viêm xoang
- Chuẩn bị 1 lượng lá lốt vừa phải, rửa sạch và đem vò nát.
- Dùng lá lốt đã vò nát đưa vào mũi, lúc này các tinh chất có thể tác động sâu vào các xoang mũi giúp cải thiện triệu chứng hiệu quả.
- Thực hiện hàng ngày đến khi thấy được triệu chứng được giảm bớt.
9. Công dụng của lá lốt chữa mụn nhọt
- Chuẩn bị nguyên liệu: 15g lá lốt, 15g lá chanh, 15g lá tía tô, 15g lá ráy cùng 15g thân cây chanh.
- Cây chanh: bỏ vỏ bên ngoài, phơi khô và giã nhỏ để rắc lên vùng tổn thương.
- Các loại nguyên liệu còn lại: Rửa sạch, giã nhỏ rồi đắp lên vùng bị mụn.
- Kết hợp điều trị, mỗi ngày 1 lần, tùy cơ địa sau khoảng 3 ngày sẽ thấy các triệu chứng được giảm nhẹ dần.
Lưu ý khi sử dụng để tránh những tác hại của lá lốt
Những tác dụng của lá lốt tuy rất đa dạng, đã được dân gian áp dụng và chứng thực hiệu quả. Tuy nhiên, người dùng cũng cần lưu ý về công dụng của lá lốt và cách dùng. Bởi việc lạm dụng, sử dụng quá liều lượng có thể dẫn đến những tác hại của lá lốt khôn lường. Vậy khi sử dụng lá lốt cần lưu ý điều gì?
- Chú ý về liều lượng sử dụng, trung bình chỉ nên dùng từ 50 đến 100g lá lốt.
- Việc sử dụng quá liều có thể khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, uể oải, tinh thần kém…
- Những người mắc táo bón, nóng trong, nhiệt miệng thì không nên sử dụng.
Với những tác dụng của lá lốt được chia sẻ trong bài, mong rằng sẽ giúp mọi người hiểu hơn về cây lá lốt cũng như công dụng mà loại cây này đem lại. Không những giúp món ăn trở nên hấp dẫn hơn mà lá lốt còn giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, người dùng cũng cần lưu ý về cách sử dụng để đảm bảo an toàn, tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Tìm kiếm có liên quan đến tác dụng của lá lốt
- Tác dụng của La lốt với da mặt
- Tác hại của La lốt
- Cách nấu nước La lốt uống
- Công dụng của la lốt chữa đau khớp
- Tác dụng của la lốt với đàn ông
- Ăn La lốt sống có tác dụng gì
- Tác dụng của lá lốt và ngải cứu
- Tác dụng của La lốt với trẻ nhỏ
Chúng tôi đang lắng nghe.
Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.