[Giải đáp] Vành hậu môn có cục cứng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? 

Vành hậu môn có cục cứng không chỉ gây đau đớn, phiền toái mà còn tiềm ẩn một số bệnh lý nguy hiểm ở vùng hậu môn trực tràng. Việc thăm khám sớm, tìm ra nguyên nhân để có cách chữa dứt điểm, hiệu quả ngay từ đầu là vô cùng quan trọng và cần thiết. 

Câu hỏi: “Bác sĩ ơi, cách đây 1 tháng em phát hiện hậu môn nổi cục cứng đau. Đến nay cục cứng này không hết mà em thấy nó đã to hơn lúc trước, em còn thấy bị đau rát và chảy máu khi đi đại tiện nữa. Bác sĩ cho em hỏi trường hợp nổi cục cứng ở gần hậu môn có phải do bệnh lý không, có nguy hiểm không và em nên xử lý thế nào ạ? (Anh Nguyễn Văn Mạnh, Bắc Ninh)

Trả lời: Anh Mạnh thân mến! Thắc mắc của anh cũng là thắc mắc chung của rất nhiều người bệnh đã gửi đến Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng thời gian gần đây. Về hiện tượng vành hậu môn nổi cục cứng, Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng (Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương) hiện đang công tác tại Phòng khám giải đáp như sau. 

Vành hậu môn có cục cứng là biểu hiện bệnh gì?

Vành hậu môn có cục cứng không chỉ là dấu hiệu viêm nhiễm thông thường mà còn tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh Hậu môn trực tràng nguy hiểm. Tuy nhiên, tùy theo triệu chứng xuất hiện đi kèm mà người bệnh đã mắc phải các bệnh lý khác nhau. Theo đó, một số bệnh lý có thể gây tình trạng nổi cục cứng ở gần hậu môn phải kể đến. 

1. Hậu môn có cục cứng không đau do ung thư hậu môn trực tràng 

Ung thư hậu môn trực tràng

Ung thư hậu môn trực tràng

Thông một số thống kê Y tế tại Hoa Kỳ, ung thư hậu môn trực tràng là bệnh ung thư phổ biến thứ 3 với khoảng 8000 người mắc mỗi năm, trong đó 25% được chẩn đoán đã di căn và một nửa đối mặt nguy cơ tử vong. Bệnh là sự phát triển bất thường của tổ chức tế bào niêm mạc hậu môn đã hình thành nên khối u và có thể di căn nếu không chữa trị sớm. 

Ngoài triệu chứng nổi cục cứng ở vành hậu môn thì người bệnh còn có thể bị đại tiện ra máu nhưng không đau, ngứa hậu môn thường xuyên, đại tiện bất thường, chảy dịch mất kiểm soát, sức khỏe kém, sụt cân không rõ nguyên nhân…

2.  Vành hậu môn có cục cứng do apxe hậu môn 

Áp xe hậu môn là tình trạng xuất hiện các ổ mủ quanh hậu môn và dẫn đến nhiễm trùng. Một số triệu chứng áp xe hậu môn mà người bệnh có thể dễ dàng phát hiện bao gồm hậu môn nổi cục cứng đau nhức, sưng đau, hậu môn chảy mủ…

Các ổ mủ áp xe khi vỡ ra, chảy dịch mủ hôi thối khiến người bệnh ngứa ngáy khó chịu, hậu môn bị ẩm ướt gia tăng nguy cơ viêm nhiễm. Nguy hiểm hơn, áp xe hậu môn không sớm điều trị sẽ biến chứng thành rò hậu môn với những đường rò phức tạp, việc điều trị cũng trở nên khó khăn hơn. 

3. Hậu môn nổi cục cứng đau do bệnh trĩ 

Bệnh trĩ

Bệnh trĩ

Bệnh trĩ là bệnh lý hậu môn trực tràng có tỷ lệ người mắc cao nhất, là sự hình thành các búi trĩ ở trong hoặc ngoài vành hậu môn. Ở mức độ nhẹ, búi trĩ còn nhỏ chỉ gây triệu chứng khó chịu, nhưng bệnh để càng lâu các búi trĩ càng lớn gây cộm vướng, khó chịu nhất là khi đi đại tiện, vận động đi lại. 

Một số triệu chứng bệnh trĩ điển hình và thường gặp nhất bao gồm: sa búi trĩ, đại tiện ra máu tươi, ngứa và đau rát hậu môn, tiết dịch nhầy gây kích ứng hậu môn…

Bệnh trĩ không điều trị sớm sẽ dẫn đến sa nghẹt, tắc mạch trĩ, gia tăng nguy cơ ung thư hậu môn trực tràng, nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn…

4. Sờ thấy cục thịt ở hậu môn do sa trực tràng 

Sa trực tràng là tình trạng một phần hoặc toàn bộ thành trực tràng bị lộn lại và sa ra ngoài hậu môn. Sa trực tràng gây ra các triệu chứng đại tiện không kiểm soát, tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài, có cục thịt nhỏ ở vành hậu môn và tiết dịch nhầy, trực tràng chảy máu sau đại tiện…

5. Hậu môn có cục cứng đau nhức do rò hậu môn

Rò hậu môn

Rò hậu môn

Như đã chia sẻ, áp xe hậu môn không sớm điều trị sẽ dẫn đến rò hậu môn. Khi đó, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các khối mủ sưng cục ở hậu môn, tiết dịch mủ hôi thối từ một lỗ quanh hậu môn, đau và sưng hậu môn nhất là khi đại tiện, chảy máu hậu môn. Nếu tình trạng nhiễm trùng nặng, người bệnh còn bị sốt cao, ớn lạnh, cơ thể mệt mỏi.

>> Đọc thêm: Cắt trĩ có phải nằm viện không và bao lâu thì lành?

Vành hậu môn có cục cứng – khi nào cần đi khám chuyên khoa? 

Khi nào cần đi khám chuyên khoa?

Khi nào cần đi khám chuyên khoa?

Vành hậu môn có cục cứng cảnh báo những bệnh lý hậu môn trực tràng nguy hiểm. Ngoài ra, triệu chứng này còn là dấu hiệu cảnh báo u mỡ, u bã đậu ở hậu môn, ung thư biểu mô tuyến hay u nang ống hậu môn…Do vậy, tốt hơn hết khi phát hiện những triệu chứng đi kèm dưới đây, hãy nhanh chóng đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa. 

  • Hậu môn nổi u cục và có biểu hiện viêm cấp hoặc kèm theo tình trạng chảy mủ vàng hôi thối khó chịu.
  • Hậu môn nổi cục cứng với kích thước to nhỏ khác nhau, gây đau nhức, sưng tấy phù nề, thậm chí không thể đi lại được. 
  • Hậu môn bị ngứa ngáy do bị kích ứng hay chảy mủ.
  • Nổi hạch ở bẹn, hậu môn
  • Một số triệu chứng toàn thân như cơ thể mệt mỏi, sốt cao, ớn lạnh…
[Shortcode bác sĩ Tùng]
[Shortcode tư vấn 3]

Bị nổi cục cứng ở gần hậu môn phải làm sao?

Khi phát hiện vành hậu môn có cục cứng, người bệnh không nên chủ quan coi nhẹ. Tuyệt đối không tự chẩn đoán và mua thuốc về điều trị tại nhà hay điều trị bằng các bài thuốc dân gian vì bản chất tình trạng nổi cục sưng đau chứng tỏ hậu môn đang bị tổn thương. 

Nội soi hậu môn trực tràng

Nội soi hậu môn trực tràng

Điều cần phải làm đó là đi thăm khám, nội soi hậu môn trực tràng để xác định rõ nguyên nhân khiến vành hậu môn nổi cục cứng, có phải do khối u không hay tổn thương từ niêm mạc hậu môn. Từ đó bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định phương pháp điều trị hiệu quả và phù hợp nhất với từng trường hợp. 

Tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng, TS. BS chuyên khoa II Trịnh Tùng cùng các bác sĩ – chuyên gia hàng đầu khác tiến hành thăm khám, nội soi hậu môn nhanh chóng, an toàn với 3 tiêu chí: 

  • Không thụt tháo: Giúp tiết kiệm thời gian và hạn chế sự khó chịu khi nội soi hậu môn. Người bệnh đã ăn uống vẫn có thể nội soi nên có thể đặt lịch vf đến khám bất kỳ lúc nào, không bắt buộc phải đến vào sáng sớm. 
  • Không dây cao su: Phòng khám sử dụng máy nội soi không dây tiên tiến, hạn chế tối đa khó chịu như phương pháp cũ. 
  • Không cần chờ đợi: Người bệnh đã đặt lịch khám trước sẽ được vào thăm khám và nội soi luôn, tiết kiệm thời gian chờ đợi và công sức.
Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa trị phù hợp

Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa trị phù hợp

Sau khi đã xác định rõ nguyên nhân có cục cứng ở vành hậu môn, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa trị phù hợp.

  • Điều trị kết hợp thuốc Tây y chuyên khoa cùng thuốc Đông y giúp tăng hiệu quả hấp thu thuốc, tăng cường lưu thông máu giúp bệnh nhanh khỏi hơn. 
  • Tiến hành thủ thuật, phẫu thuật đối với bệnh trĩ, sa trực tràng hay ung thư trực tràng…
  • Kết hợp máy xông nhiệt tiêu viêm hậu môn giúp làm sạch dịch tiết hậu phẫu, tăng cường lưu thông máu đến vùng hậu môn, ngăn ngừa viêm nhiễm sau điều trị, đẩy nhanh hồi phục và hỗ trợ ngăn ngừa tái phát. 

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về chế độ chăm sóc hậu môn sau điều trị như tái khám đúng hẹn, giữ vệ sinh sạch sẽ và khô thoáng hậu môn, chú ý chế độ dinh dưỡng hàng ngày, bổ sung nhiều chất xơ tránh táo bón, sinh hoạt lành mạnh, không quan hệ qua đường hậu môn…

[Shortcode giới thiệu phòng khám]
[Shortcode tư vấn 3]

Trên đây là những giải đáp chi tiết về dấu hiệu vành hậu môn có cục cứng. Hy vọng rằng qua bài viết, người bệnh đã hiểu được sự nguy hiểm của triệu chứng từ đó chủ động có biện pháp thăm khám khắc phục kịp thời. Mọi thắc mắc chưa được bài viết giải đáp, người bệnh có thể liên hệ ngay đến số hotline 0243.9656.999 để được các bác sĩ hỗ trợ nhanh nhất. 

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.

Bài viết liên quan

Thuốc trị apxe hậu môn có hiệu quả và an toàn?
Apxe hậu mônHậu môn trực tràng
Thuốc trị apxe hậu môn có hiệu quả và an toàn?
Triệu chứng apxe hậu môn điển hình mà mọi người cần chú ý
Apxe hậu mônHậu môn trực tràng
Triệu chứng apxe hậu môn điển hình mà mọi người cần chú ý
Phương pháp điều trị apxe hậu môn nhanh chóng – dứt điểm
Apxe hậu mônHậu môn trực tràng
Phương pháp điều trị apxe hậu môn nhanh chóng – dứt điểm
Apxe hậu môn nên ăn gì giúp giảm bớt triệu chứng bệnh? 
Apxe hậu mônHậu môn trực tràng
Apxe hậu môn nên ăn gì giúp giảm bớt triệu chứng bệnh? 
[CHIA SẺ] Cách điều trị apxe hậu môn tốt nhất hiện nay!!
Apxe hậu mônHậu môn trực tràng
[CHIA SẺ] Cách điều trị apxe hậu môn tốt nhất hiện nay!!
Apxe hậu môn có nguy hiểm không? Phương pháp chữa dứt điểm
Apxe hậu mônHậu môn trực tràng
Apxe hậu môn có nguy hiểm không? Phương pháp chữa dứt điểm
[Tổng hợp] Những điều cần biết về bệnh apxe hậu môn và cách chữa
Apxe hậu mônHậu môn trực tràng
[Tổng hợp] Những điều cần biết về bệnh apxe hậu môn và cách chữa
Có nên cắt búi trĩ không? Nên cắt trĩ bằng cách nào là tốt nhất hiện nay?
Bệnh trĩHậu môn trực tràng
Có nên cắt búi trĩ không? Nên cắt trĩ bằng cách nào là tốt nhất hiện nay?
Chia sẻ phác đồ điều trị trĩ an toàn và dứt điểm 
Bệnh trĩHậu môn trực tràng
Chia sẻ phác đồ điều trị trĩ an toàn và dứt điểm 
Mọc cục thịt thừa ở gần hậu môn là bị gì? [5+ nguyên nhân phổ biến]
Bệnh trĩHậu môn trực tràng
Mọc cục thịt thừa ở gần hậu môn là bị gì? [5+ nguyên nhân phổ biến]
Tiêm xơ búi trĩ có đau không? Có trị dứt điểm bệnh trĩ?
Bệnh trĩHậu môn trực tràng
Tiêm xơ búi trĩ có đau không? Có trị dứt điểm bệnh trĩ?
Mổ trĩ xong nên ăn gì để cơ thể mau hồi phục, vết thương chóng lành?
Bệnh trĩHậu môn trực tràng
Mổ trĩ xong nên ăn gì để cơ thể mau hồi phục, vết thương chóng lành?