Chữa bệnh trĩ bằng thuốc tây – Dùng loại nào tốt nhất?

Chữa bệnh trĩ bằng thuốc tây là biện pháp được nhiều người ưa chuộng bởi tính tiện lợi, dễ dùng với công dụng nhanh chóng. Tuy nhiên, thị trường bày bán các loại thuốc chữa trĩ hiện nay khá sôi động, việc tìm ra sản phẩm tốt không phải dễ dàng. Nhằm giúp bạn đọc có sự lựa chọn sáng suốt, bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ vấn đề này.

Chữa bệnh trĩ bằng thuốc tây nên dùng khi nào?

Khi nào nên dùng thuốc tây chữa bệnh trĩ?

Khi nào nên dùng thuốc tây chữa bệnh trĩ?

Chữa bệnh trĩ bằng thuốc tây khi muốn sử dụng còn phải phụ thuộc vào mức độ tiến triển của bệnh. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp dùng thuốc cho những trường hợp bị trĩ nhẹ, cấp độ 1 – 2 và chưa xảy ra bất kỳ biến chứng nào ảnh hưởng tới sức khỏe.

Còn khi bệnh đã chuyển biến sang giai đoạn 3 – 4, việc điều trị bằng thuốc không còn mang lại hiệu quả thì bắt buộc phải can thiệp điều trị bằng ngoại khoa. Có như vậy mới dễ dàng loại bỏ được búi trĩ đã phát triển kích thước lớn và xử lý nhanh các biến chứng đang gặp phải như nhiễm trùng, tắc mạch, thiếu máu cấp tính,…

[Shortcode tư vấn 1]

Chữa bệnh trĩ bằng thuốc tây dùng loại nào tốt nhất hiện nay?

Chữa bệnh trĩ bằng thuốc tây trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại, được điều chế với đa dạng cách dùng như uống, bôi, đặt hậu môn. Dưới đây là một số loại thuốc tây dùng trong điều trị bệnh trĩ hiệu quả thường được bác sĩ kê đơn sử dụng.

1. Thuốc chữa trĩ ở dạng bôi

Các loại thuốc bôi thường có tác dụng tại chỗ, hỗ trợ làm giảm tình trạng sưng viêm, đau rát hậu môn do bệnh trĩ gây ra. Một số loại thuốc bôi trĩ tốt bạn có thể tham khảo như:

Thuốc bôi chữa bệnh trĩ Proctolog

Thuốc bôi chữa bệnh trĩ Proctolog

Thuốc bôi chữa bệnh trĩ Proctolog

Chứa 2 thành phần chính là Ruscogénines và Trimébutine mang lại công dụng:

  • Giải quyết triệu chứng ngứa và đau rát hậu môn.
  • Làm giảm nhanh các triệu chứng bệnh trĩ cấp: sưng hậu môn, chảy máu mỗi khi đi ngoài, sa búi trĩ,….
  • Chống co thắt cơ hậu môn, cải thiện các tổn thương do tình trạng nứt hậu môn.
  • Tăng trương tĩnh mạch và sức cản các mạch nhỏ tại vùng hậu môn.

Cách dùng:

  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ và nhớ dùng khăn khô thấm sạch nước.
  • Lấy lượng thuốc vừa đủ bôi lên vùng hậu môn và nằm nghỉ ngơi khoảng 15 – 20 phút để thuốc thẩn thuốc.
  • Thực hiện mỗi ngày 1 – 2 lần vào buổi sáng và tối.

Thuốc bôi Proctolog có thể gây ra một số tác dụng phụ như chóng mặt, ngất xỉu, rối loạn da gây nổi phát ban.

Kem bôi Titanoreine

Chữa bệnh trĩ bằng thuốc tây dạng bôi như thuốc Titanoreine. Trong tuýp 20g kem bôi trĩ Titanoreine có chứa các thành phần gồm: 2.5g Carraghenates, 2g Titanium dioxide, 2g Zn oxide, 2g Lidocaine, tá dược vừa đủ.

Loại thuốc chữa bệnh trĩ này có khả năng:

  • Giảm bớt cơn đau và nóng rát hậu môn.
  • Hỗ trợ làm co mô trĩ tạm thời.
  • Kháng viêm hiệu quả, ngăn chặn biến chứng viêm loét hậu môn.

Cách dùng:

  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ rồi lấy lượng kem vừa đủ bôi lên vùng bị trĩ.
  • Bôi thuốc sau khi đi vệ sinh để mang lại hiệu quả tốt.
  • Không nên dùng quá 4 lần/ngày.

Thuốc bôi trĩ chữ A của Nhật Bản

Thuốc bôi trĩ chữ A của Nhật Bản

Thuốc bôi trĩ chữ A của Nhật Bản

Thuốc bôi trĩ chữ A có chứa các thành phần bao gồm: Prednissolone, Lidokaine, Allantoin, Vitamin E. Các thành phần dược tính này có khả năng:

  • Giảm đau rát, ngứa ngáy khó chịu do búi trĩ gây ra.
  • Hỗ trợ làm co mô trĩ tạm thời và phục hồi các tổ chức mô cơ trực tràng bị tổn thương.

Cách dùng:

  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ rồi bôi thuốc theo đúng liều lượng chỉ định có trên bao bì hoặc của bác sĩ.
  • Kiên trì thực hiện từ 3 – 5 ngày sẽ thấy các búi trĩ tự động mềm ra và co lại.

Thuốc bôi bệnh trĩ Hemorrhostop

Thuốc bôi Hemorrhostop có chứa các thành phần chiết xuất từ tự nhiên như keo ong, sáp ong, dầu hạt nho, bơ hạt mỡ, dầu cây hoa khói, tinh dầu bạc hà, hạt dẻ ngựa, lô hội.

Công dụng:

  • Giảm bớt các triệu chứng như đau rát, ngứa ngáy, đi ngoài ra máu của bệnh trĩ.
  • Hỗ trợ làm bền thành mạch, chống co thắt mạch búi trĩ.
  • Chống nhiễm khuẩn và thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào niêm mạc hậu môn.

Cách dùng:

  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ rồi bôi lên lượng vừa đủ.
  • Tùy theo mức độ nặng hay nhẹ của bệnh mà có thể bôi 1 – 2 lần/ngày.
[Shortcode bác sĩ Tùng]
[Shortcode tư vấn 3]

2. Chữa bệnh trĩ bằng thuốc tây y dạng uống

Các loại thuốc uống chữa bệnh trĩ thường được chia thành các loại như sau:

  • Thuốc co mạch
Thuốc co mạch

Thuốc co mạch

Thuốc co mạch chủ yếu có công dụng thắt chặt các mạch máu, khiến các mạch máu nuôi dưỡng tới các búi trĩ bị thu nhỏ lại. Khiến các búi trĩ theo đó dần tiêu biến.

Các loại thuốc tây y có tác dụng co mạch kể đến có Phenylephrine, Epinephrin, Norephinephrin,… Tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ kê các loại thuốc co mạch phù hợp. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng đơn kê và chỉ định của bác sĩ để tránh những ảnh hưởng không mong muốn.

Ngoài ra, thuốc co mạch có thể gây ra một số tác dụng phụ như: tăng huyết áp, căng thẳng, run, mất ngủ,… Vì thế, nếu bạn có tiền sử gặp phải tình trạng này thì cần cung cấp thông tin tới bác sĩ để tránh ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.

  • Thuốc Hydrocortisone chữa bệnh trĩ

Chữa bệnh trĩ bằng thuốc tây: Thuốc Hydrocortisone – loại thuốc này có công dụng hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ như ngứa ngáy, đau sưng và khó chịu ngoài da.

Thuốc được chỉ định sử dụng hạn chế từ 1 – 4 liều mỗi ngày. Thời gian sử dụng thuốc cũng ngắn và có điều chỉnh giảm liều lượng càng về cuối đợt điều trị.

Người bệnh khi dùng có thể gặp phải một số tác dụng phụ như giảm cân, đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt, đau cơ,…

  • Thuốc tê giảm đau (Trimebutin (proctolog), Dibucain, Medicone, Lanacane, Nupercainal)
Thuốc tê giảm đau

Thuốc tê giảm đau

Thuốc tê giảm đau về bản chất không phải là thuốc chuyên dùng để chữa bệnh trĩ mà thường được dùng chỉ định phối hợp với các loại thuốc khác hoặc khi thực hiện thủ thuật. Có tác dụng giảm đau trĩ cấp, giảm cảm giác đau do cơ vòng hậu môn bị thắt chặt hoặc do viêm nhiễm.

Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối về liều lượng sử dụng và thận trọng với những trường hợp quá mẫn cảm với thuốc.

  • Thuốc kháng sinh giảm đau, tiêu sưng (Penicilin, Cephalosporin, Carbapenem, Aspirin, Acetaminophen)

Tùy vào từng trường hợp viêm nhiễm mà bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn các loại kháng sinh phù hợp. Loại thuốc này có công dụng chống lại các vi khuẩn xâm nhập do quá trình viêm nhiễm xảy ra ở hậu môn.

Trong thời gian sử dụng, người bệnh có thể gặp phải các tác dụng phụ như nổi mề đay, mẩn ngứa, ban đỏ, dị ứng, sốc phản vệ, phù Quincke, …

3. Thuốc đặt hậu môn điều trị bệnh trĩ

Chữa bệnh trĩ bằng thuốc tây dạng đặt cũng được sử dụng phổ biến hiện nay. Thích hợp dùng với những trường hợp bị trĩ kèm theo bệnh tiêu hóa, mẫn cảm với thuốc uống,…

Một số loại thuốc đặt được tin dùng kể đến có:

  • Thuốc đặt hậu môn Avenoc
Thuốc đặt hậu môn Avenoc

Thuốc đặt hậu môn Avenoc

Thuốc có thành phần chiết xuất từ cây phỉ, cây cacao, cây dẻ ngựa,… Có công dụng điều trị bệnh trĩ từ bên trong, làm giảm triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ và ngăn chặn bệnh tiến triển nặng.

Thuốc thường được chỉ định dành cho người lớn, thận trọng với người bệnh tiểu đường. Khi sử dụng có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn như táo bón, buồn nôn, nôn, khó chịu dạ dày.

  • Thuốc chữa trĩ dạng đặt Witch Hazel

Thành phần chủ yếu từ cây phỉ có khả năng tăng cường mạch máu, giảm tình trạng sưng phồng tĩnh mạch tại hậu môn. Đồng thời thuốc còn có khả năng chống viêm và giảm sưng đau do bệnh trĩ.

Tác dụng phụ của thuốc: ngứa và sưng mô hậu môn, viêm da, mề đay,…

  • Thuốc đặt Calmol
Thuốc đặt Calmol

Thuốc đặt Calmol

Có thành phần chính là kẽm oxide, acetaminophen và cocoa bơ. Thuốc khi dùng có khả năng giảm kích ứng do viêm trĩ và hạn chế tình trạng đau ngứa quanh khu vực búi trĩ phát triển.

Chống chỉ định với người bị quá mẫn cảm với thành phần acetaminophen, thiểu năng tế bào gan, có tương tác với rượu và một số loại thuốc khác.

  • Thuốc trĩ Neo Haelar

Thành phần chiết xuất từ tinh dầu Lupin và một số hợp chất khác có khả năng chống viêm nhiễm, thúc đẩy quá trình làm lành những tổn thương  do trĩ gây ra.

Ưu và nhược điểm khi chữa bệnh trĩ bằng thuốc tây

Chữa bệnh trĩ bằng thuốc tây nói chung đều không thể phủ nhận hiệu quả mang lại rất nhanh, sử dụng thuận tiện. 

Ưu và nhược điểm khi chữa bệnh trĩ bằng thuốc tây

Ưu và nhược điểm khi chữa bệnh trĩ bằng thuốc tây

Tuy nhiên chúng cũng có những mặt hạn chế nhất định người bệnh cần biết để lựa chọn cho thích hợp:

  • Hiệu quả chỉ mang tính tạm thời nên triệu chứng có thể phát tác ngay sau khi ngừng thuốc một thời gian ngắn.
  • Có thể gây ra tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, nổi mẩn đỏ,…
  • Không tùy tiện sử dụng cho trường hợp phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, người già, trẻ em và thận trọng với đối tượng bị mẫn cảm với thành phần thuốc.
[Shortcode ưu đãi trĩ]
[Shortcode tư vấn 3]

Qua bài viết có thể thấy chữa bệnh trĩ bằng thuốc tây y là giải pháp giải quyết phần ngọn, không thể chữa bệnh tận gốc. Nếu việc dùng thuốc tây y trong thời gian dài không mang lại hiệu quả như mong muốn hay thậm chí khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược thì hãy nên dùng và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về phương pháp điều trị khác toàn diện hơn.

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.

Bài viết liên quan

Thuốc trị apxe hậu môn có hiệu quả và an toàn?
Apxe hậu mônHậu môn trực tràng
Thuốc trị apxe hậu môn có hiệu quả và an toàn?
Triệu chứng apxe hậu môn điển hình mà mọi người cần chú ý
Apxe hậu mônHậu môn trực tràng
Triệu chứng apxe hậu môn điển hình mà mọi người cần chú ý
Phương pháp điều trị apxe hậu môn nhanh chóng – dứt điểm
Apxe hậu mônHậu môn trực tràng
Phương pháp điều trị apxe hậu môn nhanh chóng – dứt điểm
Apxe hậu môn nên ăn gì giúp giảm bớt triệu chứng bệnh? 
Apxe hậu mônHậu môn trực tràng
Apxe hậu môn nên ăn gì giúp giảm bớt triệu chứng bệnh? 
[CHIA SẺ] Cách điều trị apxe hậu môn tốt nhất hiện nay!!
Apxe hậu mônHậu môn trực tràng
[CHIA SẺ] Cách điều trị apxe hậu môn tốt nhất hiện nay!!
Apxe hậu môn có nguy hiểm không? Phương pháp chữa dứt điểm
Apxe hậu mônHậu môn trực tràng
Apxe hậu môn có nguy hiểm không? Phương pháp chữa dứt điểm
[Tổng hợp] Những điều cần biết về bệnh apxe hậu môn và cách chữa
Apxe hậu mônHậu môn trực tràng
[Tổng hợp] Những điều cần biết về bệnh apxe hậu môn và cách chữa
Có nên cắt búi trĩ không? Nên cắt trĩ bằng cách nào là tốt nhất hiện nay?
Bệnh trĩHậu môn trực tràng
Có nên cắt búi trĩ không? Nên cắt trĩ bằng cách nào là tốt nhất hiện nay?
Chia sẻ phác đồ điều trị trĩ an toàn và dứt điểm 
Bệnh trĩHậu môn trực tràng
Chia sẻ phác đồ điều trị trĩ an toàn và dứt điểm 
Mọc cục thịt thừa ở gần hậu môn là bị gì? [5+ nguyên nhân phổ biến]
Bệnh trĩHậu môn trực tràng
Mọc cục thịt thừa ở gần hậu môn là bị gì? [5+ nguyên nhân phổ biến]
Tiêm xơ búi trĩ có đau không? Có trị dứt điểm bệnh trĩ?
Bệnh trĩHậu môn trực tràng
Tiêm xơ búi trĩ có đau không? Có trị dứt điểm bệnh trĩ?
Mổ trĩ xong nên ăn gì để cơ thể mau hồi phục, vết thương chóng lành?
Bệnh trĩHậu môn trực tràng
Mổ trĩ xong nên ăn gì để cơ thể mau hồi phục, vết thương chóng lành?