
Bệnh trĩ là bệnh lý ở hậu môn tương đối nguy hiểm. Nếu không được điều trị đúng cách kịp thời, tác hại của trĩ có thể khiến sức khỏe người bệnh bị suy giảm nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tới tính mạng. Vì thế, khi xuất hiện dấu hiệu của trĩ, người bệnh nên chủ động thăm khám và điều trị từ sớm.
Bệnh trĩ xuất hiện do đâu?

Bệnh trĩ xuất hiện do đâu?
Tác hại của trĩ nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và thời điểm điều trị bệnh. Trĩ có thể xuất hiện do nhiều tác nhân khác nhau: tác nhân bệnh lý, sinh lý, thói quen sinh hoạt,… Cụ thể như sau:
- Bị táo bón, tiêu chảy kéo dài hoặc thường xuyên xảy ra.
- Mắc các bệnh như hội chứng ruột kích thích (IBS), viêm ruột (IBD), hoặc khối u ở vùng hậu môn trực tràng.
- Chế độ ăn uống không hợp lý gây thiếu hụt dinh dưỡng, đặc biệt là chất xơ.
- Thói quen nhịn đi vệ sinh, ngồi xổm hoặc rặn mạnh khi đi ngoài.
- Sự thay đổi nội tiết tố hoặc cơ thể ở phụ nữ khi mang thai hoặc sinh con.
- Thói quen sống lười di chuyển, hay đứng hoặc ngồi trong thời gian dài.
- Dùng đường hậu môn thực hiện quan hệ tình dục.
Đọc thêm: [Cảnh báo] Tác hại của xuất tinh sớm nam giới cần chú ý!
Cách nhận diện các loại bệnh trĩ: trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp
Để hạn chế tác hại của trĩ, người cần nhận diện, thăm khám và điều trị bệnh trĩ càng sớm càng tốt. Dựa trên vị trí búi trĩ được hình thành mà người ta chia bệnh thành 3 dạng: trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp với các triệu chứng cụ thể sau:

Cách nhận diện các loại bệnh trĩ
1. Bệnh trĩ nội
Trĩ nội là tình trạng các búi trĩ phát triển bên trong ống hậu môn, trên đường lược, khó nhận biết khi búi trĩ mới phát triển ở giai đoạn đầu. Khi bị trĩ nội, người bệnh có các triệu chứng sau:
- Cảm giác đau rát, chảy máu ở hậu môn sau khi đi đại tiện.
- Búi trĩ phát triển, sa ra ngoài hậu môn khi đi đại tiện nhưng tự co lại sau đó.
- Búi trĩ sa ra ngoài hoàn toàn, không tự co lại được, gây đau rát nhiều ở hậu môn ngay cả khi không đi đại tiện.
- Ở hậu môn tiết ra nhiều chất nhầy, dẫn đến người bệnh có cảm giác ngứa kéo dài.
- Búi trĩ sưng to, chèn ép lỗ hậu môn, gây đau đớn, chảy máu nhiều, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Bệnh trĩ nội tương đối nguy hiểm và khó nhận biết do búi trĩ chủ yếu hình thành phía trong hậu môn và chỉ sa ra ngoài khi bệnh đã chuyên nặng.
2. Bệnh trĩ ngoại
Trĩ ngoại là tình trạng các búi trĩ hình thành ở bên ngoài hậu môn, bắt nguồn từ phía dưới đường lược, có thể dễ dàng sờ hoặc nhìn thấy.
- Búi trĩ bắt đầu xuất hiện khiến bờ hậu môn sưng phồng, xoắn lại, gây đau rát và cảm giác cộm ở hậu môn.
- Nếu không can thiệp điều trị đúng lúc, búi trĩ sẽ càng ngày càng sa ra ngoài với kích thước to dần, dễ bị cọ xát, dẫn đến chảy máu và gây đau đớn khi đi lại, đứng hoặc ngồi.
- Búi trĩ quá lớn có thể gây viêm loét, tắc nghẽn hậu môn, khiến người bệnh gặp khó khăn hoặc không thể đi đại tiện.
3. Bệnh trĩ hỗn hợp
Trĩ hỗn hợp là sự kết hợp của cả trĩ nội và trĩ ngoại, do đó người bệnh sẽ có triệu chứng của cả hai loại trĩ này. Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết trĩ hỗn hợp:
- Búi trĩ ngoại luôn hiện diện ở bên ngoài hậu môn, trong khi búi trĩ nội chỉ sa ra ngoài khi đi đại tiện.
- Trĩ ngoại sưng viêm gây đau kéo dài; trĩ nội thường không đau hoặc chỉ đau khi bị tắc nghẽn ở hậu môn.
- Người bệnh gặp tình trạng đi đại tiện ra máu, lượng máu nhiều hay ít phụ thuộc vào mức độ bệnh, có thể thấm trên giấy vệ sinh, chảy thành giọt hoặc thành tia.
- Hậu môn tiết nhiều dịch nhầy, gây ngứa ngáy liên tục cho người bệnh.
- Cảm giác khó chịu và đau rát ở vùng hậu môn tăng dần theo mức độ phát triển của búi trĩ.
Tìm hiểu những tác hại của trĩ

Tác hại của trĩ
Khi xuất hiện các dấu hiệu bệnh trĩ, có thể nhiều người vẫn còn chủ quan, xem nhẹ vì không lường trước được tác hại của trĩ sẽ nghiêm trọng như thế nào. Nếu chậm trễ chữa trị bệnh trĩ trở nặng và có thể dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm như:
- Sa nghẹt hậu môn: Búi trĩ lồi ra ngoài với kích thước ngày một lớn, gây chèn ép các cơ quan khác và tắc nghẽn ống hậu môn.
- Nhiễm khuẩn búi trĩ: Búi trĩ sa ra ngoài thường xuyên cọ xát với quần áo, dẫn đến tổn thương, chảy máu, lở loét và nhiễm trùng.
- Nhiễm trùng máu: Biến chứng trĩ gây áp xe hậu môn, xuất huyết, mủ tích tụ xâm nhập vào máu, dẫn đến nhiễm trùng máu, có thể gây tử vong.
- Hoại tử búi trĩ – hậu môn: Búi trĩ ngày càng phát triển mạnh, gây ra tình trạng chèn ép các mạch máu, cản trở lưu thông máu, lâu dài gây tắc mạch và hoại tử hậu môn.
- Ung thư hậu môn – trực tràng: Búi trĩ bị lở loét dễ dẫn đến nhiễm trùng, hình thành tế bào ác tính, gây ung thư hậu môn hoặc trực tràng.
Bệnh nhân không nên tự ý điều trị trĩ tại nhà bằng thuốc (bôi hoặc uống) vì có thể làm tình trạng búi trĩ trở nên nặng hơn. Phương pháp hiệu quả nhất để điều trị trĩ là đi khám và tuân thủ phác đồ điều trị phù hợp dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa.
Người bệnh nên làm gì khi xuất hiện dấu hiệu bệnh trĩ?
Để hạn chế tác hại của trĩ tới sức khỏe, người bệnh có dấu hiệu bệnh trĩ nên sớm tới cơ sở y tế để thăm khám và nhận tư vấn điều trị từ bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt hàng ngày có thể hỗ trợ người bệnh cải thiện và giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh.

Người bệnh nên làm gì khi xuất hiện dấu hiệu bệnh trĩ?
1. Thăm khám chuyên khoa
Khám chuyên khoa là điều cần thiết đối với mọi loại bệnh, không chỉ riêng bệnh trĩ. Người mắc bệnh trĩ cần đi khám để xác định chính xác nguyên nhân và mức độ bệnh.
Trong quá trình điều trị bệnh nhân sẽ tuân theo quy trình thăm khám sau đây:
1.1 Bác sĩ chuyên khoa thực hiện kiểm tra lâm sàng
Dựa trên triệu chứng và thông tin người bệnh cung cấp, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán ban đầu và chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm, kiểm tra chuyên sâu.
1.2 Khám cận lâm sàng
Quá trình này bao gồm kiểm tra bên ngoài hậu môn (quan sát bằng mắt thường), kiểm tra trực tràng.
- Nội soi hậu môn trực tràng: Bác sĩ sử dụng ống nội soi đưa vào hậu môn để đánh giá tình trạng búi trĩ.
- Xét nghiệm máu: Giúp đánh giá lượng máu và phát hiện các bất thường, chẳng hạn như nhiễm trùng máu.
1.3 Tư vấn và điều trị
Sau khi nhận được kết quả kiểm tra ban đầu và chuyên sâu, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về tình trạng bệnh lý, nguyên nhân, và đề xuất phương pháp điều trị phù hợp. Đồng thời, người bệnh được tư vấn về chế độ ăn uống, sinh hoạt, và thói quen đi đại tiện lành mạnh để hỗ trợ điều trị hiệu quả hơn.
Lưu ý: Để đảm bảo tính an toàn và chính xác cũng như tính hiệu quả trong quá trình khám và điều trị, người bệnh nên chọn các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, được trang bị đầy đủ thiết bị y tế hiện đại và đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.
2. Điều chỉnh lại lối sống cũng như chế độ dinh dưỡng
Thói quen sống cũng như chế độ dinh dưỡng không khoa học, lành mạnh là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh trĩ và làm bệnh nặng thêm. Vì vậy, người bệnh cần thiết lập chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh hơn như sau:
- Uống đủ nước.
- Bổ sung các loại thực phẩm có nhiều chất xơ vào mỗi bữa ăn.
- Tăng cường vận động, đặc biệt với các bài tập dành riêng cho người bị trĩ.
- Bỏ thói quen thường xuyên nhịn đi đại tiện.
- Tránh ngồi xổm hoặc ngồi quá lâu khi đi vệ sinh.
- Luôn vệ sinh vùng hậu môn thật kỹ và sạch sẽ sau khi đi vệ sinh đặc biệt là sau khi đi đại tiện.
- Ngâm hậu môn trong nước muối ấm từ 10-15 phút mỗi ngày giúp sát khuẩn và cải thiện độ săn chắc của cơ vòng hậu môn.
Đọc thêm: Tác hại của bệnh lậu nguy hiểm như thế nào đối với sức khỏe?
Trên đây là những chia sẻ từ bác sĩ chuyên khoa về bệnh trĩ cũng như tác hại của trĩ, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng và tác hại. Hy vọng những thông tin đã được cung cấp trong bài viết này sẽ hữu ích cho bạn đọc. Mọi thắc mắc có thể được bác sĩ giải đáp chi tiết qua [Hệ thống tư vấn] hoặc số điện thoại 0243 9656 999.
Chúng tôi đang lắng nghe.
Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.