
Có thể nhiều người khá sửng sốt khi biết rằng trẻ em cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ. Trên thực tế đã có nhiều trẻ em mắc căn bệnh này. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ở trẻ em có thể đến từ cách chăm sóc của cha mẹ hay chế độ dinh dưỡng không phù hợp, thiếu chất. Theo dõi bài viết để hiểu hơn về bệnh trĩ ở trẻ.
Nguyên nhân khiến trẻ bị trĩ là gì?
Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ở trẻ em có thể chia làm 3 nhóm chính sau: do cấu tạo cơ quan tiêu hóa; do thói quen sinh hoạt hoặc do những ảnh hưởng từ bệnh lý ở đường tiêu hóa.
1. Do cấu tạo cơ thể
Đây là một trong những tác nhân chính gây ra bệnh trĩ ở trẻ. Các nếp gấp góc nằm giữa trực tràng và hậu môn khiến cơ thắt hậu môn hoạt động kém hiệu quả dẫn tới tình trạng bị giãn, lòi dần ra ngoài. Khi trẻ lớn, cơ quan tiêu hóa có sự phát triển hơn, tình trạng sa trực tràng của trẻ sẽ dần được cải thiện.
Ngoài ra, bố mẹ nên xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp hơn cho trẻ, tăng cường bổ sung chất xơ, các thực phẩm lợi tiêu hóa để hạn chế táo bón, giảm tỷ lệ tái phát bệnh ở trẻ.

Nguyên nhân khiến trẻ bị trĩ là gì?
2. Những ảnh hưởng từ bệnh lý
Một số bệnh về tiêu hóa, bệnh lý ở hậu môn khiến thành tĩnh mạch hậu môn phải chịu áp lực lớn dẫn tới tổn thương và khiến các tĩnh mạch phình to, sa ra ngoài tạo thành búi trĩ.
Bệnh trĩ ở trẻ sẽ không thể cải thiện nếu các bệnh lý này không được điều trị dứt điểm. Vì thế cha mẹ nên chủ động cho trẻ đi thăm khám để biết chính xác nguyên nhân gây bệnh và điều trị.
Có thể kể đến một số bệnh lý điển hình gây ra tình trạng này như:
- Chứng táo bón kéo dài: phân cứng và khô khiến trẻ thường xuyên phải rặn mỗi lần đại tiện, từ đó dẫn tới niêm mạc trực tràng hậu môn bị tổn thương và sa ra ngoài.
- Bệnh tiêu chảy: trẻ đi đại tiện thường xuyên đã gây áp lực lên vùng cơ ở hậu môn. Lâu dần dẫn tới lớp niêm mạc bị sa ra ngoài.
- Chế độ dinh dưỡng không phù hợp (uống ít nước, ăn uống thiếu chất xơ) khiến trẻ bị thiếu chất, suy dinh dưỡng.
- Từng thực hiện phẫu thuật khu vực hậu môn.
- Bệnh viêm ruột, kiết lỵ, ho gà, xơ nang,… cũng khiến tầng sinh môn của trẻ bị tổn thương mỗi khi đi đại tiện.
3. Do thói quen chăm sóc trẻ
Bệnh cạnh 2 nguyên nhân chính kể trên, bệnh trĩ ở trẻ em có thể đến từ cách chăm sóc trẻ của ba mẹ hay do thói quen ăn uống, chế độ dinh dưỡng không phù hợp. Cụ thể như sau:
- Trẻ ngồi xổm, ngồi lâu khi đi vệ sinh
- Uống quá ít nước
- Trẻ ít vận động, ngồi nhiều, ngồi lâu trên bề mặt cứng.
- Trẻ thường xuyên quấy khóc, bị nôn trớ sau khi ăn.
Để tình trạng bệnh trĩ của trẻ được cải thiện, cha mẹ chú ý nên thay đổi những thói quen xấu ở trẻ, khuyến khích trẻ vận động.
Bệnh trĩ ở trẻ em biểu hiện ra sao?
Bệnh trĩ ở trẻ em là tình trạng 1 phần hoặc toàn bộ phần trực tràng bị sa ra ngoài hậu môn, thường xuất hiện ở các bé dưới 5 tuổi.

Bệnh trĩ ở trẻ em biểu hiện ra sao?
Có 3 loại sa trực tràng thường gặp ở trẻ:
- Sa lớp niêm mạc trực tràng.
- Sa vùng lồng ruột.
- Sa toàn bộ trực tràng.
Chứng bệnh này khiến trẻ gặp khó khăn khi đi đại tiện, nếu tình trạng sa trực tràng trở nên nghiêm trọng hơn, trẻ có nguy cơ bị tắc nghẽn ruột, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa.
Phụ huynh có thể nhận diện tình trạng bệnh trĩ ở trẻ thông qua các dấu hiệu sau:
- Chứng táo bón kéo dài (từ 5-7 ngày) hoặc xuất hiện thường xuyên.
- Thời gian đi ngoài kéo dài hơn so với thông thường.
- Hậu môn đỏ thẫm, tiết nhiều dịch nhầy.
- Niêm mạc hậu môn thường xuyên cảm thấy ngứa.
- Sau khi đi đại tiện, hậu môn sưng đỏ, đau rát nhiều hơn.
- Trẻ bị đại tiện không tự chỉ, có tình trạng rò rỉ phân.
- Quá trình đại tiện khó khăn khiến trẻ quấy khóc không ngừng.
Nếu trẻ xuất hiện các dấu hiệu nêu trên, phụ huynh nên sớm đưa con đến cơ sở y tế chuyên môn để bác sĩ kiểm tra, đánh giá tình trạng và xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, để từ đó đưa ra hướng điều trị đúng đắn.
Phương pháp nào để điều trị bệnh trĩ ở trẻ em?
Nên điều trị bệnh trĩ ở trẻ em bằng những cách nào? Là điều mà nhiều cha mẹ lo lắng, băn khoăn. Do trẻ mắc bệnh khi còn quá nhỏ, hệ thống miễn dịch chưa đủ vững vàng, vì thế nếu chữa sai cách, dùng sai thuốc còn có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe, tính mạng của trẻ.
Theo chia sẻ của bác sĩ, có 2 cách điều trị bệnh trĩ ở trẻ phổ biến hiện nay chính là: điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa (can thiệp phẫu thuật).
1. Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa
Điều trị nội khoa thường được chỉ định cho những trường hợp bệnh trĩ nhẹ, mới chớm bệnh, chưa ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và sinh hoạt của trẻ.
Để cải thiện tình trạng bệnh trĩ ở trẻ, cha mẹ nên xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp hơn cho trẻ bằng cách:
- Tăng cường bổ sung chất xơ và các thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa.
- Giảm thiểu việc cho trẻ ăn thức ăn nhanh, khó tiêu hóa và chứa nhiều dầu mỡ.
- Đảm bảo trẻ uống đủ lượng nước theo nhu cầu.
- Tạo lập cho trẻ thói quen đi đại tiện vào đúng 1 khung giờ nhất định trong ngày.
- Loại bỏ thói quen sinh hoạt không tốt: ngồi xổm, ngồi lâu trong nhà vệ sinh,…
Ngoài ra, để tình trạng bệnh trĩ được cải thiện hiệu quả hơn, bác sĩ chuyên khoa có thể kê thêm một số loại thuốc bôi hỗ trợ giảm đau, làm nhẹ triệu chứng cho trẻ.
- Kem bôi hậu môn (thành phần không bao gồm Corticosteroid)
- Kem gây tê hoặc giảm đau dùng để bôi trực tiếp vào búi trĩ
- Thuốc giảm đau, thường chỉ dùng cho những trường hợp trẻ có cơn đau nghiêm trọng.
Chú ý: Không tự ý sử dụng thuốc cho trẻ nếu chưa có hướng dẫn từ bác sĩ.
2. Điều trị ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa
Trong trường hợp trẻ bị sa trực tràng kéo dài, gây đau đớn, chảy máu hậu môn, đại tiện khó khăn thì buộc phải sử dụng phương pháp điều trị mạnh mẽ hơn. Cha mẹ có thể cân nhắc can thiệp phẫu thuật cho trẻ khi:
- Tình trạng bệnh vẫn tiếp diễn ở trẻ sau 4 tuổi
- Khối sa trực tràng dài trên 3cm gây đau đớn, chảy máu, chảy dịch nhầy, viêm quanh hậu môn của trẻ
- Sau phẫu thuật, trực tràng của trẻ vẫn có hiện tượng bị sa ra ngoài hậu môn.
Nếu tình trạng của trẻ buộc phải thực hiện phẫu thuật, cha mẹ nên lưu ý lựa chọn địa chỉ y tế uy tín, có đầy đủ trang thiết bị y tế, bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm để quá trình phẫu thuật đảm bảo an toàn, đạt hiệu quả tốt.
Bệnh trĩ ở trẻ em có phòng tránh được không?
Bệnh trĩ ở trẻ em vẫn có nguy cơ tái lại dù đã được can thiệp phẫu thuật để điều trị. Vì thế để ngăn ngừa tái phát chứng bệnh này ở trẻ, cha mẹ cần chú ý các vấn đề sau:

Bệnh trĩ ở trẻ em có phòng tránh được không?
- Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung các thực phẩm chứa chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa trong bữa ăn hàng ngày cho trẻ để tránh tình trạng bón.
- Thúc đẩy trẻ uống đủ nước.
- Hạn chế ngồi xổm hay rặn mạnh khi đi vệ sinh để tránh gây áp lực cho trực tràng.
- Tạo cho trẻ thói quen đi vệ sinh đúng giờ (đi vệ sinh vào 1 khung giờ cố định trong ngày).
- Hạn chế việc trẻ vận động mạnh vì có thể khiến búi trĩ lòi ra ngoài nhiều hơn.
- Làm sạch hậu môn kỹ lưỡng sau khi trẻ đi ngoài.
- Cho trẻ ngâm hậu môn với nước muối ấm mỗi tối trước khi đi ngủ để hỗ trợ tiêu viêm, kháng khuẩn và tăng cường sức mạnh của cơ thắt hậu môn, ngăn ngừa chứng lòi dom tái phát.
- Kiểm tra sức khỏe cho trẻ theo định kỳ.
Hy vọng những thông tin về bệnh trĩ ở trẻ em được chia sẻ trong bài viết sẽ giúp ích cho bạn. Nếu có thắc mắc cần được giải đáp, bạn thể liên hệ qua [Hệ thống tư vấn] hoặc qua 0243.9656.999 để bác sĩ chuyên khoa tiếp nhận và tư vấn cụ thể.
Chúng tôi đang lắng nghe.
Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.