Chữa bệnh trĩ bằng tỏi có an toàn và hiệu quả không?

Chữa bệnh trĩ bằng tỏi là một trong những mẹo dân gian truyền miệng từ lâu đời. Tuy nhiên, không phải ai cũng áp dụng được phương pháp này, bệnh nhân bị tiêu chảy, viêm gan,… không được khuyến khích dùng tỏi chữa trĩ. Vậy thực hư bài thuốc dân gian truyền miệng trị trĩ với tỏi có đảm bảo hiệu quả và sự an toàn?

Sử dụng tỏi chữa bệnh trĩ có tốt không?

Trước khi giải đáp việc chữa bệnh trĩ bằng tỏi có thật sự an toàn, hiệu quả, mọi người cần nắm rõ về căn bệnh này. Trĩ thuộc bệnh lý ở khu vực hậu môn – trực tràng, hình thành do tĩnh mạch trực tràng và hậu môn sưng phồng, căng giãn quá mức. 

Sử dụng tỏi chữa bệnh trĩ

Sử dụng tỏi chữa bệnh trĩ

Triệu chứng điển hình của bệnh trĩ là đau nhức, sưng viêm hậu môn, búi trĩ lòi ra ngoài, đau dữ dội,… Khi búi trĩ nhỏ, triệu chứng chưa nghiêm trọng, vì vậy, mọi người thường tận dụng thảo dược có sẵn trong tự nhiên để hỗ trợ làm tiêu búi trĩ, chống viêm, kháng khuẩn,… trong đó phải kể đến cách chữa bằng tỏi.

Chữa trĩ bằng tỏi là một bài thuốc dân gian truyền miệng có từ lâu đời. Các thành phần có trong tỏi hỗ trợ kháng khuẩn, tiêu viêm, diệt trừ trực khuẩn mủ xanh – loại vi khuẩn khiến búi trĩ bị viêm nhiễm.

Ngoài ra, theo nghiên cứu, hoạt chất flavonoid và allicin có sẵn trong tỏi còn hỗ trợ làm giảm tình trạng căng giãn, sưng phồng tĩnh mạch hậu môn, bảo vệ thành mạch hậu môn.

Thêm nữa, tỏi còn chứa 7% lượng magie – Chất này có tác dụng nhuận tràng, hạn chế tình trạng táo bón, tăng cường nhu động ruột. Từ đó, giảm áp lực lên tĩnh mạch hậu môn, không để triệu chứng bệnh trĩ phát triển nặng hơn.

Tuy nhiên, dù có nhiều ưu điểm nhưng cũng cần phải nói, chữa trĩ bằng tỏi chỉ phù hợp triệu chứng trĩ mức độ nhẹ, giai đoạn đầu, chưa xuất hiện biến chứng. Trường hợp bệnh nặng, mức độ đại tiện ra máu nhiều, búi trĩ sưng to, lòi ra ngoài kèm chảy mủ vàng, chảy nhiều dịch,… bệnh nhân cần nhanh chóng khám chữa bác sĩ tại địa chỉ chuyên khoa hậu môn – trực tràng chất lượng.

[Shortcode tư vấn 1]

7 cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi tại nhà dễ thực hiện

Dân gian truyền miệng rất nhiều cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi khác nhau cho bệnh nhân lựa chọn. Mặc dù phương pháp này được nhiều người bệnh áp dụng. Tuy nhiên, cần phải nhắc lại cho bệnh nhân là trị bệnh trĩ với tỏi không thể triệt tiêu được búi trĩ.

1. Bệnh nhân trĩ ăn trực tiếp tỏi

Bệnh nhân trĩ ăn trực tiếp tỏi

Bệnh nhân trĩ ăn trực tiếp tỏi

Ăn tỏi trực tiếp là cách phổ biến nhất và đơn giản nhất cho bệnh nhân trĩ nhằm hấp thụ đủ dưỡng chất của loại thảo dược tự nhiên này. Một số cách được sử dụng: 

  • Bệnh nhân ăn sống vài tép tỏi tươi/ngày
  • Đập dập tỏi pha với nước chấm sử dụng trong bữa ăn hàng ngày
  • Bệnh nhân ướp tỏi với thịt hoặc cá,… Xào tỏi với thịt bò, thịt trâu, rau,…

2. Dùng nước cốt tỏi tươi trị búi trĩ

Bệnh nhân trĩ có thể sử dụng nước cốt tỏi tươi để uống hoặc bôi lên búi trĩ. Tuy nhiên, cần lưu ý sử dụng liều lượng phù hợp để tránh gây hại cho sức khỏe vì tỏi rất nóng, uống nhiều có thể gây rát cổ họng.

Nguyên liệu: Chuẩn bị 1 củ tỏi tươi

Cách thực hiện:

  • Bóc sạch vỏ tỏi, giã nát, cho tỏi vào máy xay và xay nhuyễn.
  • Nghiền nát tỏi với ly nước ấm, khuấy đều. Sau đó lọc qua vải mỏng, bỏ bã.
  • Mỗi ngày uống 1 ly, áp dụng đều đặn vài tuần.

3. Chữa bệnh trĩ bằng tỏi – Dùng tỏi để ngâm rượu

Dùng tỏi để ngâm rượu

Dùng tỏi để ngâm rượu

Tính sát khuẩn của tỏi cực mạnh. Ngâm tỏi trong rượu cũng là một lựa chọn được nhiều bệnh nhân trĩ quan tâm, hỗ trợ giảm sưng viêm hậu môn do búi trĩ gây ra. 

Nguyên liệu: 500g tỏi tươi, 200ml rượu trắng, 1 bình thủy tinh.

Cách thực hiện: 

  • Bóc sạch vỏ tỏi, rửa sạch, để ráo nước rồi đập dập.
  • Sau đó cho tỏi vào bình thủy tinh, đổ rượu vào ngập tỏi. Đậy kín nắp.
  • Ngâm 2 tuần là người bệnh có thể lấy ra sử dụng

4. Chữa bệnh trĩ bằng cách sử dụng tỏi nướng

Nếu không sử dụng được tỏi tươi vì mùi cay nồng thì bệnh nhân trĩ có thể nướng tỏi, mùi vị sẽ dễ ngửi và dễ chịu hơn rất nhiều. 

Nguyên liệu: 1 củ tỏi tươi

Cách thực hiện:

  • Nướng tỏi trên bếp than hồng, sau đó lột sạch lớp vỏ cháy bên ngoài.
  • Đem tép tỏi vàng giã nát, bọc lớp vải rồi đắp lên hậu môn. Giữ nguyên 30 phút. 

Lưu ý, trước khi đắp tỏi lên hậu môn, cần vệ sinh hậu môn thật sạch sẽ. 

5. Sử dụng tỏi tươi kết hợp hoàng liên chữa trĩ

Theo y học cổ truyền, hoàng liên kháng viêm, tiêu độc, nhanh lành mô bị tổn thương. Vì vậy, kết hợp tỏi và hoàng liên là phương pháp chữa bệnh trĩ đem lại kết quả khả quan.

Nguyên liệu: 2 củ tỏi tươi, 15g hoàng liên

Cách thực hiện:

  • Đem nướng 2 củ tỏi. Lột lớp vỏ cháy rồi giã nát
  • Hoàng liên tán bột mịn
  • Trộn chung 2 nguyên liệu với nhau, vo thành viên nhỏ như hạt ngô
  • Nên bảo quản viên thuốc bằng cách đặt trong bình thủy tinh
  • Mỗi ngày sau ăn uống 5 viên
Sử dụng tỏi tươi kết hợp hoàng liên chữa trĩ

Sử dụng tỏi tươi kết hợp hoàng liên chữa trĩ

6. Chữa bệnh trĩ bằng tỏi – Sử dụng thuốc đặt

Chế biến tỏi làm thuốc đặt hậu môn là một trong những phương pháp được nhiều bệnh nhân quan tâm. Mỗi tuần bệnh nhân có thể áp dụng 3 lần, thực hiện trước giờ đi ngủ.

Nguyên liệu: 1 tép tỏi, 2 ml dầu dừa hoặc oliu

Cách thực hiện:

  • Bỏ vỏ tỏi, rửa sạch, nhúng tỏi vào dầu dừa hoặc dầu oliu. 
  • Sau đó bệnh nhân nằm tư thế sao cho phù hợp việc nhét tỏi vào hậu môn. 

7. Chữa trĩ với tỏi tươi, tiêu đen, bạch chỉ đen

Theo y học cổ truyền, bạch chỉ hỗ trợ giảm viêm, chống sưng hậu môn, thu nhỏ búi trĩ. Tiêu đen giúp sát trùng, bảo vệ mô và thành mạch tại hậu môn. 

Nguyên liệu: 1 củ tỏi tươi, 4g bạch chỉ, 1 thìa tiêu đen.

Cách thực hiện: 

  • Tỏi tươi, tiêu đen, bạch chỉ đen giã nát, cho vào chảo sao vàng.
  • Sau đó đổ tất cả nguyên liệu vào miếng vải sạch và đắp lên hậu môn 20 phút.
  • Khi thuốc nguội thì mang đi sao vàng rồi tiếp tục đắp lên hậu môn. Áp dụng ngày 2 lần.

Lưu ý, trước khi đắp thuốc lên hậu môn, cần vệ sinh hậu môn thật sạch sẽ. 

Khuyến cáo: Như đã nói, cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi hỗ trợ giảm sưng, kháng viêm từ từ, bệnh nhân phải kiên trì thời gian dài. Tuy nhiên, bài thuốc dân gian này chỉ là giải pháp tạm thời, không có tác dụng trị dứt điểm bệnh. Do đó, bệnh nhân nên cân nhắc phương pháp chữa trĩ tốt hơn để tránh mất thời gian, công sức lại không hiệu quả.

Những lưu ý khi chữa bệnh trĩ bằng tỏi

Trong những bài thuốc dân gian điều trị bệnh trĩ, cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi là phương pháp nhận được nhiều quan tâm của bệnh nhân. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả, an toàn trong quá trình sử dụng, bệnh nhân cần lưu ý những điều dưới đây:

1. Tỏi có nhiều tác dụng phụ

Tỏi có nhiều tác dụng phụ

Tỏi có nhiều tác dụng phụ

Chữa trĩ với tỏi nếu áp dụng đúng cách, đúng liều lượng thì hiệu quả và an toàn. Ngược lại, thực hiện không đúng cách, bệnh nhân có thể đối mặt tác dụng phụ:

  • Tỏi gây hôi nách, hôi miệng, cơ thể nặng mùi rất khó chịu
  • Uống nước tỏi tươi không đúng liều lượng và đúng cách gây bỏng rát miệng, gây kích ứng niêm mạc dạ dày, thực quản. Bệnh nhân có thể ợ nóng, nôn, buồn nôn.
  • Tỏi gây vã mồ hôi, tiêu chảy
  • Không sử dụng tỏi cho bệnh nhân hen suyễn vì khiến cơ hen nặng hơn

2. Tỏi tương tác với một số thuốc tây y

Nếu đang sử dụng một số loại thuốc tây y dưới đây, bệnh nhân nên hạn chế áp dụng cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi. Vì khi sử dụng tỏi có thể sẽ làm giảm tác dụng của những loại thuốc này.

  • Thuốc Cyclosporine, thuốc Isoniazid, thuốc Warfarin,…
  • Thuốc điều trị bệnh HIV – AIDS
  • Thuốc tránh thai
  • Thuốc kháng tiểu cầu
Tỏi tương tác với một số thuốc tây y

Tỏi tương tác với một số thuốc tây y

3. Chống chỉ định tỏi với đối tượng nào? 

Mặc dù là thảo dược thiên nhiên lành tính nhưng không phải ai cũng sử dụng được tỏi. Nếu đang mắc bệnh trĩ nhưng thuộc đối tượng dưới đây, bệnh nhân không được dùng tỏi chữa bệnh.

  • Có vấn đề về mắt không được dùng tỏi
  • Người bệnh huyết áp thấp, rối loạn máu
  • Người bệnh bị nhiễm trùng đường ruột, tiêu chảy do vi khuẩn
  • Phụ nữ đang mang bầu không được sử dụng tỏi

>>> Đọc thêm: Bất ngờ hiệu quả chữa bệnh trĩ bằng mật ong

[Shortcode bác sĩ Tùng]
[Shortcode tư vấn 3]

Đâu là phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả?

Cần phải khẳng định một lần nữa, chữa bệnh trĩ bằng tỏi không thể đem lại hiệu quả như mong muốn. Do đó, người bệnh nên áp dụng phương pháp ngoại khoa tại một đơn vị hậu môn – trực tràng chất lượng và đảm bảo uy tín.

Phương pháp HCPT II - chữa bệnh trĩ

Phương pháp HCPT II – chữa bệnh trĩ

Nếu băn khoăn chưa chọn được địa chỉ nào, bệnh nhân hãy đến Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng. Phòng khám có địa chỉ tại số 193c1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Sau khi thăm khám, nội soi, bác sĩ của phòng khám chỉ định công nghệ đông – tây y kết hợp kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II.

Những ưu điểm nổi trội của phương pháp HCPT II:

  • Bệnh nhân hạn chế cảm giác đau đớn và chảy máu trong và sau thủ thuật cắt trĩ so với phương pháp truyền thống.
  • Kỹ thuật HCPT II nên vết thương nhỏ, vết thương có thời gian hồi phục nhanh, hạn chế sẹo xấu.
  • Kỹ thuật HCPT II hạn chế nguy cơ bệnh tái phát sau điều trị, hạn chế biến chứng viêm nhiễm trùng hậu môn.
  • Thuốc đông y giúp kháng khuẩn, thanh lọc cơ thể, thuận tràng, hạn chế nguy cơ táo bón,…

Bài viết đã tổng hợp những cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi vừa an toàn, vừa hiệu quả để mọi người tham khảo. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ hotline 0243.9656.999 để được giải đáp miễn phí.

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.

Bài viết liên quan

Phân biệt polyp hậu môn và trĩ – Bác sĩ chuyên khoa chia sẻ cách điều trị
Bệnh trĩPolyp hậu môn
Phân biệt polyp hậu môn và trĩ – Bác sĩ chuyên khoa chia sẻ cách điều trị
Thuốc trị apxe hậu môn có hiệu quả và an toàn?
Apxe hậu mônHậu môn trực tràng
Thuốc trị apxe hậu môn có hiệu quả và an toàn?
Triệu chứng apxe hậu môn điển hình mà mọi người cần chú ý
Apxe hậu mônHậu môn trực tràng
Triệu chứng apxe hậu môn điển hình mà mọi người cần chú ý
Phương pháp điều trị apxe hậu môn nhanh chóng – dứt điểm
Apxe hậu mônHậu môn trực tràng
Phương pháp điều trị apxe hậu môn nhanh chóng – dứt điểm
Apxe hậu môn nên ăn gì giúp giảm bớt triệu chứng bệnh? 
Apxe hậu mônHậu môn trực tràng
Apxe hậu môn nên ăn gì giúp giảm bớt triệu chứng bệnh? 
[CHIA SẺ] Cách điều trị apxe hậu môn tốt nhất hiện nay!!
Apxe hậu mônHậu môn trực tràng
[CHIA SẺ] Cách điều trị apxe hậu môn tốt nhất hiện nay!!
Apxe hậu môn có nguy hiểm không? Phương pháp chữa dứt điểm
Apxe hậu mônHậu môn trực tràng
Apxe hậu môn có nguy hiểm không? Phương pháp chữa dứt điểm
[Tổng hợp] Những điều cần biết về bệnh apxe hậu môn và cách chữa
Apxe hậu mônHậu môn trực tràng
[Tổng hợp] Những điều cần biết về bệnh apxe hậu môn và cách chữa
Có nên cắt búi trĩ không? Nên cắt trĩ bằng cách nào là tốt nhất hiện nay?
Bệnh trĩHậu môn trực tràng
Có nên cắt búi trĩ không? Nên cắt trĩ bằng cách nào là tốt nhất hiện nay?
Chia sẻ phác đồ điều trị trĩ an toàn và dứt điểm 
Bệnh trĩHậu môn trực tràng
Chia sẻ phác đồ điều trị trĩ an toàn và dứt điểm 
Mọc cục thịt thừa ở gần hậu môn là bị gì? [5+ nguyên nhân phổ biến]
Bệnh trĩHậu môn trực tràng
Mọc cục thịt thừa ở gần hậu môn là bị gì? [5+ nguyên nhân phổ biến]
Tiêm xơ búi trĩ có đau không? Có trị dứt điểm bệnh trĩ?
Bệnh trĩHậu môn trực tràng
Tiêm xơ búi trĩ có đau không? Có trị dứt điểm bệnh trĩ?