Dùng bột sắn dây trị bệnh trĩ là một trong những mẹo dân gian khá phổ biến. Vốn có tác dụng cải thiện hoạt động tiêu hóa, giảm táo bón và chống viêm hữu hiệu nên bột sắn dây thường dùng trong các bài thuốc dân gian chữa bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Mặc dù vậy, cách chữa bệnh này chỉ mang tính chất hỗ trợ và cần chu ý thực hiện đúng cách.
Danh mục bài viết
Tìm hiểu về tác dụng của bột sắn dây trị bệnh trĩ
Bột sắn dây trị bệnh trĩ là giải pháp đã được áp dụng phổ biến và truyền miệng từ lâu đời. Theo ghi chép đông y, bột sắn dây mang vị ngọt, tính mát có khả năng thanh nhiệt, giải độc, sinh tân chỉ khát.
Bệnh trĩ theo y học cổ truyền là căn bệnh xảy ra do thấp nhiệt ứ trệ tại trực tràng. Muốn kiểm soát triệu chứng bệnh thì cần chú ý tới vấn đề giải độc, hoạt huyết và trừ tà cho cơ thể. Theo đó, dùng bột sắn dây là giải pháp phù hợp trong trường hợp này.
Ngoài ra, khoa học hiện đại cũng đã chứng minh trong sắn dây chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe như: Arachidic acid, Puerarin, Daidzein, Genistein, b-Sitosterol, Daidzin, 7-Diglucoside, Formononetin,… Những thành phần chất này có thể phát huy tác dụng tiêu viêm, co mạch. Từ đó cải thiện tình trạng sưng viêm, nóng rát ở hậu môn và hỗ trợ làm teo búi trĩ tự nhiên.
Bên cạnh đó, bột sắn dây còn là nguyên liệu thực phẩm tốt cho hoạt động của cơ quan tiêu hóa, đặc biệt hỗ trợ trợ làm giảm táo bón. Nhờ vậy giúp làm giảm áp lực lên trực tràng hậu môn khi đại tiện, giảm nguy cơ khiến bệnh trĩ tiến triển nặng.
Bột sắn dây trị bệnh trĩ có thực sự hiệu quả?
Bột sắn dây trị bệnh trĩ được xem là một cách thức chữa bệnh dễ thực hiện với nguyên liệu lành tính, dễ tìm và giá thành rẻ. Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng biện pháp này chỉ có tính chất hỗ trợ, không có tác dụng thay thế hoàn toàn cho các phác đồ điều trị y tế hiện đại.
Mặt khác, hiệu quả uống bột sắn dây chữa bệnh trĩ còn phụ thuộc vào vấn đề cơ địa của từng đối tượng. Tốt nhất không nên quá lạm dụng hoặc kỳ vọng quá nhiều mà cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng kết hợp với việc điều trị.
Bột sắn dây tuy quen thuộc nhưng vẫn còn nhiều người chưa biết cách sử dụng. Với nguyên liệu này thường được dùng chủ yếu bằng đường ăn uống, được thực hiện bằng những cách sau:
1. Uống bột sắn dây hỗ trợ điều trị bệnh trĩ
Bột sắn dây trị bệnh trĩ có hiệu quả không? Dùng bột sắn dây bằng cách uống là cách được áp dụng phổ biến nhất. Chỉ cần dùng 2 – 3 thìa cà phê bột sắn dây pha cùng với 1 ly nước sôi, có thể thêm ít đường cho dễ uống rồi mang đi thưởng thức.
Thức uống này sẽ mang đến công dụng giúp thanh nhiệt, giải độc và sinh tân dịch. Từ đó cải thiện tình trạng nóng trong, đồng thời hỗ trợ làm giảm triệu chứng sưng đỏ và ngứa ngáy ở vùng hậu môn trực tràng.
Mỗi ngày uống 1 lý và dùng liên tục 7 – 10 ngày sẽ cải thiện đáng kể chứng bệnh khó chịu này.
Trong quá trình sử dụng, người bệnh cũng cần đảm bảo ăn uống lành mạnh. Cũng như hạn chế các loại thực phẩm có tính nóng và tránh tiêu thụ các loại đồ uống có cồn, chất kích thích.
2. Cải thiện bệnh trĩ bằng cách kết hợp dùng bột sắn dây và nước chanh
Bột sắn dây trị bệnh trĩ có hiệu quả không? Nước chanh với hàm lượng vitamin C dồi dào cũng có khả năng thanh nhiệt và giải độc cực tốt. Kết hợp bột sắn dây với nước chanh sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc khắc phục chứng sưng nóng và khó chịu ở khu vực hậu môn. Đồng thời giảm thiểu tình trạng táo bón một cách an toàn.
- Pha 2 thìa cà phê bột sắn dây với 150ml nước sôi đã để nguội.
- Thêm nước cốt chanh của ½ quả chanh và nửa thìa đường vào pha cùng.
- Khuấy đều hỗn hợp cho đến khi đường tan hết rồi dùng uống mỗi ngày 1 ly.
Bên cạnh công dụng hỗ trợ làm giảm triệu chứng bệnh trĩ thì hỗn hợp nước chanh với bột sắn dây còn có thể dùng trong các trường hợp bị viêm họng, sốt, đau họng do cảm nắng,…
3. Canh sắn dây – Món ngon hỗ trợ điều trị bệnh trĩ
Canh sắn dây là món ăn rất dễ nấu, không chỉ có khả năng thanh nhiệt giải độc mà còn có tác dụng khắc phục tình trạng thiếu máu trong trường hợp xuất huyết búi trĩ kéo dài.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 củ sắn dây, cà rốt và xương heo với lượng vừa đủ.
- Sắn dây và cà rốt rửa sạch, gọt vỏ rồi cắt thành từng miếng vừa ăn.
- Xương heo cũng sơ chế sạch sẽ và chặt thành các khúc vừa ăn.
- Tất cả nguyên liệu cho vào nồi và hâm nhừ trong khoảng 1 giờ đồng hồ.
- Đến khi ăn thì nêm nếm gia vị cho vừa miệng và dùng luôn trong bữa ăn chính.
1 tuần bạn có thể ăn 2 bữa canh sắn dây, vừa bổ bổ sức khỏe lại còn cải thiện tốt chứng bệnh trĩ.
Lưu ý khi dùng bột sắn dây trị bệnh trĩ
Bột sắn dây trị bệnh trĩ là một giải pháp đơn giản, lành tính và dễ thực hiện tại nhà. Để nhận được kết quả tốt và đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng, bạn cần chú ý đến một số vấn đề sau:
- Dùng bột sắn dây có thể đáp ứng tốt với những trường hợp bệnh nhẹ, khi búi trĩ mới chỉ xuất hiện. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần chú ý kết hợp với các biện pháp y tế theo chỉ định của bác sĩ để nhận được kết quả tốt nhất.
- Bột sắn dây có tính hàn nên nếu dùng quá nhiều có thể khiến dạ dày bị tổn thương và gây ra chứng tiêu chảy. Vậy nên cần dùng với liều lượng vừa đủ để tránh phát sinh các vấn đề ngoài ý muốn.
- Người có thể hàn thấp khí tuyệt đối không nên áp dụng chữa bệnh trĩ bằng bột sắn dây. Nếu sử dụng có thể khiến hàn khí kết tập trong cơ thể và làm cho bệnh tình chuyển biến nghiêm trọng hơn.
- Nên mua bột sắn dây tại những cơ sở có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng nhằm tránh tình trạng bị ngộ độc thực phẩm khi dùng phải.
- Cần kết hợp với lối sống lành mạnh và ăn uống điều độ sẽ giúp cơ thể nâng cao thể lực tốt hơn, hỗ trợ cải thiện bệnh một cách tích cực.
- Trường hợp bệnh trĩ chuyển nặng, búi trĩ đã sa trễ hẳn ra ngoài và có dấu hiệu nhiễm trùng, chảy máu nặng thì hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế can thiệp điều trị ngoại khoa.
Có thế thấy, dùng bột sắn dây trị bệnh trĩ có khả năng hỗ trợ kiểm soát tốt triệu chứng của bệnh. Nhưng khẳng định lại một lần nữa thì cách này không thể thay thế hoàn toàn với các biện pháp y khoa do bác sĩ chỉ định. Nếu bạn vẫn còn những băn khoăn về bệnh trĩ, hãy liên hệ với các chuyên gia sức khỏe của chúng tôi qua số điện thoại 0243 9656 999 để được hỗ trợ kịp thời và hoàn toàn miễn phí.
Chúng tôi đang lắng nghe.
Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.