Sau quá trình chuyển phôi, các mẹ thường lo lắng rằng không biết cuộc chuyển phôi của mình đã thành công hay đã thất bại. Trên thực tế, tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo (IVF) đạt từ 35-50% nên xảy ra sự thất bại là điều không thể tránh khỏi. Vậy đâu là những dấu hiệu thất bại sau chuyển phôi, nguyên nhân nào gây ra sự thất bại này…? Hãy cùng theo dõi ngay những thông tin được chia sẻ dưới đây.
Danh mục bài viết
Tổng quan về quá trình chuyển phôi
Trước khi tìm hiểu về những dấu hiệu thất bại sau chuyển phôi thì chúng ta cần hiểu rõ hơn về quá trình chuyển phôi là gì. Theo đó, chuyển phôi là một giai đoạn quan trọng, quyết định lớn đến sự thành công của một quá trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Với giai đoạn này, các bác sĩ sử dụng ống thông nhằm đưa phôi thai đã được thụ tinh và nuôi cấy ở phòng thí nghiệm để đem cấy vào buồng tử cung của người phụ nữ.
Để đảm bảo được tỷ lệ thành công thì người phụ nữ sẽ được cấy vào tử cung từ 2-3 phôi. Quá trình chuyển phôi sẽ được thực hiện ngay sau giai đoạn rụng trứng của người phụ nữ, cũng là thời điểm mà niêm mạc tử cung đã có độ dày thích hợp nhất.
Sau khi phôi thai được cấy vào tử cung sẽ làm tổ và phát triển trực tiếp tại đây.
Để biết dấu hiệu thành công sau chuyển phôi thì cách tốt nhất là thực hiện xét nghiệm beta HCG và thông thường sẽ được chỉ định 14 ngày sau khi chuyển phôi. Tuy nhiên, nếu như sự chuyển phôi không thành công sẽ xuất hiện những dấu hiệu nhận biết sớm. Vậy dấu hiệu chuyển phôi thất bại là gì?
Những dấu hiệu thất bại sau chuyển phôi rõ ràng nhất
Vì một nguyên nhân nào đó mà quá trình chuyển phôi gặp thất bại. Khi đó, sẽ xuất hiện những dấu hiệu không thành công sau chuyển phôi mà chị em có thể nhận biết rõ ràng qua những thay đổi trên cơ thể. Những dấu hiệu thất bại sau chuyển phôi dễ nhận biết nhất bao gồm:
1. Không thấy xuất hiện dấu hiệu có thai
Sau chuyển phôi không có dấu hiệu gì có phải là thất bại không? Thông thường, sau khi chuyển phôi khoảng 2 tuần thì có thể phụ nữ sẽ xuất hiện những dấu hiệu mang thai sớm nếu quá trình chuyển phôi thành công. Tuy nhiên, nếu không thấy xuất hiện những dấu hiệu này thì cũng có khả năng là đã thất bại sau chuyển phôi.
Theo đó, những dấu hiệu mang thai sớm chị em có thể theo dõi bao gồm:
- Ngực căng tức, núm vú đau, phát triển về kích thước do nồng độ hCG tăng.
- Buồn nôn liên tục, thậm chí nôn nghén.
- Thay đổi vị giác, thèm ăn các món trước đó không thích ăn, một số đồ ăn lạ
- Thân nhiệt tăng, có cảm giác như bị nóng, sốt.
- Đau bụng dưới âm ỉ, cơ thể mệt mỏi, uể oải.
2. Chảy máu âm đạo nhiều, có màu nâu sẫm và đau bụng dưới
Ra máu sau chuyển phôi 15 ngày là đã thành công hay đã thất bại? Nếu quá trình chuyển phôi thành công sẽ có thể gây ra tình trạng chảy máu âm đạo. Máu báo thai thường có màu hồng, lượng ít, dạng vệt hồng dính ở quần lót. Tuy nhiên, với dấu hiệu chuyển phôi thất bại thì biểu hiện chảy máu âm đạo sẽ khác hoàn toàn.
Theo đó, âm đạo chảy máu nhiều, máu có màu nâu sẫm, đau bụng như đau bụng kinh sau chuyển phôi là những dấu hiệu thất bại sau khi chuyển phôi.
3. Nồng độ beta hCG không đạt mức
Một phương pháp chính xác nhất để biết quá trình chuyển phôi thành công hay thất bại đó là dựa trên kết quả beta hCG. Xét nghiệm này được bác sĩ chỉ định thực hiện vào khoảng tuần thứ 2 sau chuyển phôi. Dựa trên kết quả hCG, nếu kết quả không đạt mức thì đó chính là dấu hiệu thất bại sau chuyển phôi rõ ràng nhất.
Nguyên nhân thất bại sau chuyển phôi là do đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những dấu hiệu thất bại sau chuyển phôi nhưng chủ yếu vẫn phụ thuộc vào sức khỏe cũng như tâm lý của người mẹ. Như vậy, những nguyên nhân thất bại sau chuyển phôi có thể kể đến là:
1. Tâm lý – sức khỏe của người mẹ
Đa số phụ nữ thường sẽ lo lắng, thậm chí là stress sau khi chuyển phôi, lo lắng rằng không biết có thành công, hay lại thất bại. Căng thẳng, stress gây ra sự rối loạn nội tiết tố cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thụ thai.
Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng – nghỉ ngơi không khoa học cũng là yếu tố gây nên sự thất bại sau chuyển phôi.
2. Chất lượng tinh trùng và trứng
Khi cả bố và mẹ có sức khỏe tốt, trứng và tinh trùng đều ở trạng thái khỏe mạnh thì tỷ lệ chuyển phôi thành công sẽ cao hơn.
Ngược lại, nếu sức khỏe bố mẹ kém, trứng và tinh trùng đều yếu, đồng nghĩa với việc phôi thai sẽ không ổn định, khi được cấy vào tử cung sẽ khó phát triển và dẫn đến chuyển phôi thất bại.
3. Độ tuổi
Phụ nữ càng lớn tuổi thì chất lượng trứng sẽ càng giảm đi, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thụ thai. Thực tế, phụ nữ có độ tuổi từ 20-30 sẽ có tỷ lệ IVF thành công là khoảng 45%. Sau độ tuổi 30, nhất là từ 40 tuổi trở đi thì tỷ lệ làm IVF thành công chỉ còn khoảng 15%.
4. Khả năng tiếp nhận phôi
Khi thực hiện IVF, chắc chắn rằng bạn sẽ được thực hiện kiểm tra khả năng tiếp nhận phôi thai của tử cung.
Nếu niêm mạc tử cung có độ dày vừa phải, không dày, không mỏng và quan trọng là có đủ độ nhày thì đây sẽ là môi trường tốt nhất để phôi thai làm tổ và phát triển. Tuy nhiên, nếu niêm mạc tử cung quá dày hoặc quá mỏng thì cũng là yếu tố gây ra những dấu hiệu thất bại sau chuyển phôi.
Dấu hiệu thất bại sau chuyển phôi – Bao lâu thì có kinh?
14 ngày sau thất bại chuyển phôi, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra đủ các chỉ số để chắc chắn rằng những dấu hiệu thất bại sau chuyển phôi là chính xác. Sau đó, người mẹ sẽ được dừng uống thuốc hỗ trợ sau chuyển phôi, khoảng thời gian từ 3-5 ngày thì sẽ có kinh nguyệt trở lại.
Tuy nhiên, cũng có 1 vài trường hợp xảy ra tác dụng phụ của thuốc kích trứng nên phải vài tháng sau thì kinh nguyệt mới trở lại bình thường.
Sau chuyển phôi thất bại nên làm gì để cải thiện?
Sau những dấu hiệu thất bại sau chuyển phôi, chị em không nên quá lo lắng, căng thẳng để ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì thực tế, sau dấu hiệu chuyển phôi thất bại chị em sẽ được thực hiện quá trình chuyển phôi tiếp theo và đó là 1 hành trình dài và gian nan, không phải ai sau lần đầu tiên cũng sẽ thành công ngay được.
Vậy chuyển phôi thất bại sau bao lâu chuyển lại được? Thông thường, quá trình chuyển phôi tiếp theo có thể thực hiện luôn vào chu kỳ tiếp theo nếu sức khỏe của vợ chồng đều khỏe mạnh, tâm lý của người vợ hoàn toàn ổn định.
Ngoài ra, để cải thiện kết quả chuyển phôi lần về sau, chị em nên chú ý cải thiện về chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi để tăng cường sức khỏe.
- Không sử dụng chất kích thích, cafein vì rất có hại cho sức khỏe.
- Tập luyện các bài tập nhẹ nhàng, không nên vận động mạnh và làm những việc quá sức.
- Thư giãn tinh thần, luôn giữ được tâm trạng vui vẻ, thoải mái, lạc quan.
- Phải theo dõi định kỳ để nắm được tình trạng sức khỏe hiện tại, đã đủ khỏe mạnh để thực hiện chuyển phôi hay chưa.
Hy vọng rằng, với những chia sẻ về những dấu hiệu thất bại sau chuyển phôi được chia sẻ trên đây đã giúp các cặp vợ chồng nắm bắt được kiến thức về sự chuyển phôi cũng như cách nhận biết dấu hiệu không thành công sau chuyển phôi. Từ đó có hướng giải quyết và cải thiện kịp thời, tăng tỷ lệ thành công vào lần chuyển phôi về sau.
Tìm kiếm có liên quan đến dấu hiệu thất bại sau chuyển phôi
- Sau chuyển phôi không có dấu hiệu gì
- Dấu hiệu chuyển phôi thành công theo từng ngày
- Sau chuyển phôi bị đau bụng đi ngoài
- Chuyển phôi thất bại sau bao lâu chuyển lại được
- Dấu hiệu chuyển phôi that bại webtretho
- Ra máu sau chuyển phôi 15 ngày
- Tư thế đặt thuốc sau chuyển phôi
- Đau bụng như đau bụng kinh sau chuyển phôi
Chúng tôi đang lắng nghe.
Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.