Trứng gặp tinh trùng bao lâu thì làm tổ là thắc mắc của khá nhiều chị em hiện nay đặc biệt là với những người đang mong mỏi chờ con tới. Thực tế thì quá trình này diễn ra khá nhanh chóng, vậy nên để hiểu rõ hơn về quá trình này cũng như để giải đáp được chính xác thắc mắc mất bao lâu thì trứng gặp tinh trùng về làm tổ mời các chị em hãy cùng theo dõi qua những chia sẻ của các chuyên gia tại phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng qua bài viết dưới đây như sau.
Danh mục bài viết
Trứng gặp tinh trùng như thế nào?
Trước khi đi giải đáp về thắc mắc trứng gặp tinh trùng bao lâu thì làm tổ, chúng ta cùng đi tìm hiểu về quá trình tinh trùng và trứng gặp nhau như thế nào.
Theo các chuyên gia cho biết, sau khi nam giới xuất tinh sẽ có khoảng từ 300 đến 500 triệu tinh trùng đưa vào âm đạo nữ giới, và những tinh trùng có đủ điều kiện sẽ tự di chuyển tới gặp trứng qua âm đạo, tử cung, ống dẫn trứng. Dù số lượng tinh trùng khá nhiều nhưng về chất lượng thì không phải con nào cũng đạt tiêu chuẩn. Mặt khác, môi trường âm đạo lại có độ axit khá “ khắc nghiệt”, màng nhầy lại đóng kín cổ tử cung và chỉ giãn ra vào ngày trứng rụng thế nên nếu tinh trùng không tốt sẽ không thể tồn tại đực tới lúc gặp trứng, số lượng tinh tinh trùng cứ thế giảm dần.
Với những con tinh trùng khỏe mạnh, sẽ di chuyển từ cổ tử cung và tới ống dẫn trứng gặp trứng thời gian gặp được trứng có thể là 45 phút hoặc cũng có thể tới 12 tiếng. Trong khoảng thời gian này nếu trứng chưa rụng, tinh trùng có thể tồn tại trong khoảng từ 3 – 5 ngày, khả năng thụ thai sẽ không thể xảy ra nếu tinh trùng không sống được tới khi trứng rụng.
Trứng gặp tinh trùng bao lâu thì làm tổ?
Trứng gặp tinh trùng bao lâu thì làm tổ? Khi trứng và tinh trùng gặp nhau làm tổ ở tử cung có nghĩa là quá trình thụ thai đã diễn ra thành công. Theo như chuyên gia cho biết thì sau khoảng 3 – 4 ngày thụ tinh, trứng sẽ bắt đầu di chuyển khỏi ống dẫn trứng để tới tử cung và làm tổ. Hợp tử này trong quá trình di chuyển sẽ phân bào thành 3 lần bao gồm lần 1 sẽ thành 2 tế bào mầm còn lần 2 sẽ phân thành 4 tế bào mầm và lần 3 sẽ phân thành 8 tế bào mầm (4 tế bào mầm nhỏ hình thành lá nuôi và 4 tế bào mầm to phát triển thành lá thai).
Các tế bào mầm to sẽ được các tế bào mầm nhỏ bao bọc, tạo nên phôi dâu và hình thành phôi nang. Quá trình này cũng có thể sẽ mất tới vài ngày hoặc vài tuần.
Phôi nang tới tử cung sẽ tìm chỗ bám phù hợp và hình thành nhau thai. Lá thai chính là tiền đề để hình thành nên các cơ quan trên cơ thể thai nhi. Chúng sẽ mất khoảng từ 7 – 10 ngày để làm tổ. Vậy nên có thể thấy nếu từ lúc thụ tinh xong thì quá trình làm tổ, thụ thai sẽ mất khoảng từ 13 tới 14 ngày, còn tính từ thời điểm quan hệ có thể sẽ mất từ khoảng 14 cho tới 17 ngày.
Trong một số trường hợp, dù trứng đã thụ tinh nhưng khả năng thụ thai không thành công là do những bất thường về nhiễm sắc thể, phôi thai vỡ trước khi làm tổ.
Các dấu hiệu trứng gặp tinh trùng và làm tổ thành công
Trứng gặp tinh trùng bao lâu thì làm tổ? Để có thể nhận biết việc thụ thai đã thành công hay chưa, phôi thai đã làm tổ được chưa chị em có thể thông qua một số những dấu hiệu điển hình sau đây:
Xuất huyết
Xuất huyết âm đạo là một trong những dấu hiệu đầu tiên xuất hiện thông báo về khả năng mang thai. Tình trạng ra máu là do những mao mạch mạch máu bị vỡ khi phôi thai đã di chuyển xuống lớp nội mạc tử cung.
Tuy nhiên lượng máu báo thai ra thường khá ít, có thể có màu hồng nhạt hoặc nâu và ra trong khoảng từ 1 đến 2 ngày. Nhiều chị em có thể bị nhầm lẫn với máu kinh vì nó thường xuất hiện gần vào những ngày hành kinh.
Đau bụng
Trứng gặp tinh trùng bao lâu thì làm tổ? Ngoài xuất huyết âm đạo thì đau vùng bụng dưới cũng là dấu hiệu có thể gặp phải sau khi phôi thai đã làm tổ. Những cơn đau này thường khá nhẹ nhàng, không dữ dội, có thể diễn ra trong vài ngày. Và nếu chị em thấy dấu hiệu đau bụng không được thuyên giảm, ngày càng nghiêm trọng hơn thì nên tìm gặp bác sĩ ngay.
Căng tức ngực
Ngực đau, căng tức cũng có thể là dấu hiệu của việc mang thai thành công. Khi phôi thai làm tổ ở tử cung thành công sẽ làm cho nội tiết tố tăng và từ đó kích thích ống tuyến vú phát triển, giãn nở làm tiền đề cho việc tiết sữa về sau. Chính bởi vậy mà nhiều chị em mang bầu sẽ có biểu hiện đau bầu ngực ở 3 tháng đầu của thai kỳ
Chuột rút
Trong khoảng 2 – 3 ngày khi phôi thai đã làm tổ, mẹ bầu sẽ thường gặp phải những cơn chuột rút nhẹ tại vị trí vùng lưng và bụng.
Tiểu nhiều lần trong ngày
Khi phôi thai làm tổ bám vào tử cung sẽ khiến cơ thể có những sự thay đổi tích cực để giúp phôi thai phát triển tốt hơn như lượng máu lưu thông tới vùng xương chậu nhiều hơn, áp lực bàng quang từ đó cũng tăng lên làm cho mẹ bầu có cảm giác buồn đi tiểu nhiều lần hơn.
Thèm ăn
Một trong những dấu hiệu thai đã làm tổ vào tử cung mà chị em thường thấy đó chính là thèm ăn. Trong quá trình mang thai, hormone trong cơ thể có thể khiến mẹ bầu thay đổi về khẩu vị hay về sở thích ăn uống. Thậm chí có những người lại thèm ăn những loại đồ ăn trước kia không hề thích, không ăn những loại đồ ăn trước kia rất thích.
Bốc hỏa
Một số chị em khi mang thai có thể sẽ gặp phải những cơn bốc hỏa kéo dài chừng 15 phút, tuy nhiên biểu hiện này thường ít gặp hơn những biểu hiện trên đây, nguyên nhân được xác định là do sự thay đổi nhanh của hormone trong cơ thể.
Xuất hiện các dấu hiệu thai làm tổ, thai phụ cần làm gì?
Trứng gặp tinh trùng bao lâu thì làm tổ? Trứng và tinh trùng gặp nhau rồi về làm tổ tại tử cung sẽ gây ra một số những dấu hiệu nhận biết nhất định. Và khi nhận thấy các dấu hiệu đó, chị em nên lưu ý tới một số những vấn đề sau đây:
- Đi thăm khám bác sĩ ngay, xác định chính xác về khả năng mang thai, kiểm tra sức khỏe thai phụ, sự phát triển của thai nhi.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh đảm bảo sức khỏe cho thai phụ có thể nuôi dưỡng thai nhi phát triển tốt nhất nhất. Tăng cường ăn các loại thực phẩm có nhiều chất xơ, giúp hệ tiêu hóa được tốt hơn.
- Luôn giữ tâm trạng thoải mái nhất, hạn chế căng thẳng, lo lắng kéo dài.
- Cân bằng thời gian làm việc, ngủ nghỉ hợp lý, đảm bảo sức khỏe cho người mẹ, thai được phát triển an toàn, trọn vẹn.
- Tập luyện một số bài tập thể dục thể thao nhẹ nhàng, phù hợp.
- Khám thai theo định kỳ mà bác sĩ đã đưa ra.
Dựa trên những thông tin chia sẻ trên đây hy vọng đã giúp bạn đọc có được câu trả lời cụ thể cho thắc mắc trứng gặp tinh trùng bao lâu thì làm tổ. Mong rằng đó cũng sẽ là những kiến thức hữu ích để chúng ta có thể trang bị cho bản thân. Với mọi thắc mắc khác cần được giải đáp vui lòng liên hệ qua hotline 0243.9656.999 để được tư vấn.
Chúng tôi đang lắng nghe.
Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.