Đau bụng dưới sau khi bơm tinh trùng IUI có sao không? [Giải đáp]

Đau bụng dưới sau khi bơm tinh trùng là bị làm sao, có nguy hiểm không? IUI bơm tinh trùng là một phương pháp hỗ trợ sinh sản với tỷ lệ thành công nhưng vẫn có thể gây ra một số biến chứng sau khi bơm tinh trùng vào tử cung, trong số đó có hiện tượng đau bụng dưới. Vậy sau khi bơm tinh trùng bị đau bụng dưới nguyên nhân do đâu và đau bụng sau khi bơm tinh trùng có nguy hiểm không sẽ được giải đáp ngay dưới đây.

Triệu chứng sau khi bơm tinh trùng cần biết 

Bơm tinh trùng là phương pháp điều trị hiếm muộn, tinh trùng được chọn lọc và đưa vào tử cung trong thời điểm rụng trứng. Theo đó, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc hỗ trợ sinh sản để kích trứng và có thể gây ra hiện tượng đau bụng dưới sau khi bơm tinh trùng. 

Thông thường sau 7-10 ngày IUI, chị em đã có thể biết được quá trình bơm tinh trùng thành công hay không nhờ những biểu hiện dưới đây: 

  • Chảy máu tử cung
Chảy máu tử cung

Chảy máu tử cung

Nhiều chị em lo lắng tình trạng chảy máu là do kinh nguyệt, đồng nghĩa với việc bơm tinh trùng thất bại. Tuy nhiên, nếu máu chảy ít (1-2 giọt) thì đây là dấu hiệu đáng mừng, trứng đã thụ tinh bắt đầu bám vào niêm mạc tử cung để làm tổ, kèm theo đó là dấu hiệu chuột rút. 

  • Bị chuột rút

Dấu hiệu phổ biến nhất cho thấy chị em đã đậu thai sau khi bơm tinh trùng, khoảng 30-35% chị em sau khi IUI có hiện tượng này. Triệu chứng này hoàn toàn bình thường, cho biết phôi thai đang bắt đầu hình thành. 

Tuy nhiên, ở một số chị em dấu hiệu chuột rút gây chèn ép hoặc gây đau khó chịu thì nên đến cơ sở y tế thăm khám cụ thể và khắc phục kịp thời. 

  • Chậm kinh 

Chậm kinh là dấu hiệu sớm và điển hình của việc mang thai. Tuy nhiên, để chắc chắn hơn, chị em có thể dùng que thử thai hoặc đi khám để đánh giá nhanh nhất. 

  • Bị đau bụng dưới sau khi bơm tinh trùng 
Bị đau bụng dưới sau khi bơm tinh trùng

Bị đau bụng dưới sau khi bơm tinh trùng

Sau bơm IUI bị đau bụng dưới là hiện tượng khá thường gặp. Bởi khi buồng trứng được kích thích hoặc dụng cụ bơm IUI chạm vào thành tử cung dẫn đến cảm giác đau. Tuy nhiên, chị em cần hiểu rõ đây không phải là dấu hiệu cho thấy bơm tinh trùng thành công. 

  • Bầu ngực căng tức

Ngoài dấu hiệu sau IUI bụng đau lâm râm, nếu chị em gặp phải dấu hiệu sưng, hơi đau, nặng nề và nhạy cảm ở bầu ngực thì có thể việc thụ thai đã thành công. Nếu kèm theo biểu hiện chậm kinh, thân nhiệt tăng trong hơn 20 ngày thì càng khẳng định chắc chắn.

  • Ốm nghén, mệt mỏi, buồn nôn 

Nồng độ Progesterone tăng cao trong thai kỳ khiến phụ nữ có xu hướng mệt mỏi, buồn ngủ. Bên cạnh đó, đường huyết và huyết áp giảm cũng kích thích gia tăng sản xuất máu, cần tiêu tốn năng lượng nhiều hơn, càng gây cảm giác mệt mỏi. 

Bơm IUI sau 7 ngày có gì khác không? Sau 7-10 ngày nếu thụ thai thành công chị em có thể gặp hiện tượng buồn nôn, ốm nghén mà nguyên nhân có thể do mùi đồ ăn, nồng độ estrogen trong cơ thể. 

Ngoài ra, chị em còn có cảm giác thèm ăn mãnh liệt, thậm chí với những đồ ăn trước đây không thích, và không thể chịu được một số mùi nhất định. 

[Shortcode tư vấn 1]

Bị đau bụng dưới sau khi bơm tinh trùng là bị làm sao?

Theo lý giải của chuyên gia, hiện tượng đau bụng dưới sau khi bơm tinh trùng có thể do tác dụng phụ của thuốc kích trứng gây ra. Trong nhiều trường hợp, buồng trứng bị kích thích quá mức gây đau bụng dưới, khó chịu, bụng chướng và buồn nôn. 

Bị đau bụng dưới sau khi bơm tinh trùng là bị làm sao?

Bị đau bụng dưới sau khi bơm tinh trùng là bị làm sao?

Đối với hiện tượng bơm tinh trùng xong bị đau bụng dưới, chị em không cần quá lo lắng vì một phần là tác dụng phụ của thuốc hoặc do va chạm dụng cụ bơm tinh trùng. Thay vào đó, nên ăn uống thoải mái và đầy đủ dinh dưỡng, vận động thể thao thích hơn. Uống nhiều nước 4-5l mỗi ngày, nghỉ ngơi điều độ thì hiện tượng này sẽ tự hết và hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. 

Nếu bơm tinh trùng IUI thành công và trứng được thụ tinh thì tình trạng quá kích buồng trứng càng tăng lên và kéo dài. Tuy nhiên, nếu hiện tượng đau bụng dưới càng nghiêm trọng kèm theo khó thở, nôn và buồn nôn, tiểu ít thì chị em nên đến ngay cơ sở y tế để theo dõi và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm. 

[Shortcode bác sĩ Vân]
[Shortcode tư vấn 3]

Bị đau bụng dưới sau khi bơm tinh trùng phải làm sao? 

Tuy rằng hiện tượng đau bụng dưới sau khi bơm tinh trùng không quá nguy hiểm nhưng lại khiến chị em trở nên lo lắng, bất an ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình bơm tinh trùng. Để ngăn ngừa tình trạng sau khi bơm tinh trùng bị đau bụng cũng như tăng hiệu quả bơm tinh trùng, chị em cần lưu ý:

  • Nghỉ ngơi thư giãn, hạn chế áp lực căng thẳng 
Nghỉ ngơi thư giãn, hạn chế áp lực căng thẳng 

Nghỉ ngơi thư giãn, hạn chế áp lực căng thẳng

Quá trình nghỉ ngơi thư giãn tại nhà tác động tích cực hay tiêu cực đến kết quả IUI phụ thuộc vào chị em. Bơm tinh trùng có thể khiến chị em gặp phải tâm lý lo lắng, bất an…nhưng nếu người thân, người chồng tích cực trò chuyện, cùng chia sẻ thì tâm trạng người vợ sẽ tốt hơn, hạn chế ảnh hưởng đến kết quả. 

Tuy nhiên, nếu người bệnh mang tâm trạng tiêu cực, cả ngày lo lắng bất an, stress có thể khiến quá trình bơm tinh trùng “đổ sông đổ bể”.

  • Sinh hoạt nhẹ nhàng, vận động điều độ 

Sau khi tiến hành bơm tinh trùng, chị em có thể tiếp tục cuộc sống sinh hoạt ngày thường nhưng cần chú ý nghỉ ngơi đúng cách, vận động nhẹ nhàng bằng cách đi bộ hoặc tập yoga. 

Nhiều chị em truyền tai nhau nen gác chân trên giường sau khi làm IUI. Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng việc này không mang lại tác dụng gì nên không cần thiết. 

  • Quan hệ tình dục bình thường 
Quan hệ tình dục bình thường

Quan hệ tình dục bình thường

Sau khi thực hiện IUI có thể quan hệ vợ chồng bình thường để tăng khả năng thụ thai do số lượng tinh trùng đưa vào tử cung nhiều hơn. Tuy nhiên, nên quan hệ nhẹ nhàng tránh tư thế thô bạo, với những chị em bị tức bụng dưới sau khi bơm tinh trùng do buồng trứng kích thích quá mức thì nên hạn chế quan hệ. 

  • Xây dựng chế độ ăn phù hợp 

Gia đình nên ưu tiên chế độ đầy đủ dinh dưỡng với các nhóm chất thiết yếu như protein, chất xơ, chất đạm và omega – 3. 

Cần uống nước thường xuyên, không nên để cơ thể khát nước rồi mới uống. Đồng thời nên tránh xa đồ uống có cồn, đồ uống có gas, đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng…

  • Thăm khám định kỳ theo lịch hẹn 

Sau khi làm IUI, chị em nên chủ động đi thăm khám theo lịch đã hẹn để theo dõi tình trạng sức khỏe, đánh giá hiệu quả quá trình bơm tinh trùng. Thời gian thông thường là sau 14 ngày làm IUI, chị em có thể đi khám, xét nghiệm beta HCG để kiểm tra có mang thai hay không. Đồng thời, nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường như đau bụng kéo dài, căng tức hay cơ thể mệt mỏi…cần thông báo với bác sĩ để được xử lý sớm nhất. 

[Shortcode giới thiệu phòng khám]
[Shortcode tư vấn 3]

Hy vọng rằng những giải đáp trên đây về hiện tượng đau bụng dưới sau khi bơm tinh trùng đã giúp chị em hiểu rõ hơn về phương pháp hỗ trợ sinh sản này. Nếu còn điều thắc mắc, chị em có thể liên hệ đến bệnh viện chuyên khoa điều trị hiếm muộn để được tư vấn hỗ trợ chi tiết hơn. 

Giới thiệu về tác giả

Bác sĩ Ngô Việt Thành là bác sĩ Ngoại khoa giỏi, giàu kinh nghiệm chuyên môn với tấm lòng y đức hết mình mang lại sức khỏe cho mọi người...là những gì mà đa số người bệnh cảm nhận được.

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.