Nguyên nhân bị tiểu dắt ở nam và nữ giới luôn là vấn đề chiếm nhiều sự quan tâm bởi tình trạng đi tiểu dắt thường xuyên xảy ra ở mọi lứa tuổi. Hiện tượng tiểu dắt nhiều lần trong ngày xuất hiện kéo theo những hệ lụy nghiêm trọng về sức khỏe, đặc biệt là hệ tiết niệu khiến người bệnh luôn cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Tìm hiểu nguyên nhân bị đi tiểu dắt sẽ giúp mọi người dễ dàng tìm ra phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả hơn.
Danh mục bài viết
Bị tiểu rắt là gì? Dấu hiệu nhận biết hiện tượng tiểu rắt
Trước khi tìm hiểu xem nguyên nhân bị tiểu dắt là gì, chúng ta cần biết thế nào là tiểu rắt, những triệu chứng bị tiểu rắt có thể nhận biết bằng cách nào.
Bị tiểu rắt có thể được hiểu đơn giản là tình trạng buồn tiểu nhiều lần trong ngày mặc dù không uống nhiều nước, đồng thời lượng nước tiểu mỗi lần chảy cũng rất ít và ngắt quãng, thậm chí người bệnh luôn có cảm giác buồn tiểu nhưng đi tiểu lại không ra giọt nào.
Tình trạng tiểu rắt thường xuất hiện kèm theo một số triệu chứng như tiểu buốt, nước tiểu đục, bị đổi màu và có mùi hôi. Tiểu rắt có thể được coi là hiện tượng sinh lý bình thường nếu xảy ra do chế độ sinh hoạt của người bệnh, và có thể khắc phục nếu người bệnh điều chỉnh thói quen sinh hoạt. Tuy nhiên, một số trường hợp bị tiểu dắt do bệnh lý lại rất phức tạp và thường để lại biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời.
Nguyên nhân bị tiểu rắt là gì?
Hiện nay tình trạng tiểu rắt xảy ra rất phổ biến và nhiều người bệnh cảm thấy lo lắng khi bị tiểu rắt mà không rõ nguyên nhân. Bệnh tiểu dắt có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có cả nguyên nhân chủ quan và do bệnh lý.
Tiểu rắt do nguyên nhân chủ quan
- Thường xuyên sử dụng chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá; đồ uống và lạm dụng những thực phẩm lợi tiểu sẽ gây ra tình trạng tiểu nhiều tiểu dắt, đặc biệt là vào ban đêm với đối tượng người cao tuổi.
- Tập luyện thể dục thể thao không điều độ, lười vận động thể thao khiến cho các cơ quan thuộc hệ bài tiết không hoạt động trơn tru, trong khi đó vận động, lao động quá sức cũng gây ảnh hưởng lên các cơ quan này, vậy nên cách tốt nhất để không bị đi tiểu dắt là tập luyện thể dục vừa phải và đều đặn.
- Tiểu dắt cũng có thể xuất hiện sau khi chúng ta sử dụng một số loại thuốc điều trị tăng huyết áp hoặc giãn cơ, tác dụng phụ của những loại thuốc này có thể kéo dài sau cho tới khi người bệnh dừng thuốc khoảng 1 – 2 tuần.
- Một trong những nguyên nhân gây ra tính trạng tiểu dắt ở phụ nữ là mang thai. Khi phụ nữ mang thai, kích thước của tử cung phát triển chèn ép vào bàng quang và những bộ phận xung quanh gây ra tình trạng tiểu lắt nhắt, buồn tiểu nhiều lần trong ngày, đặc biệt vào những tháng cuối thai kỳ hiện tượng tiểu dắt càng dễ xảy ra với tần suất liên tục.
- Bên cạnh đó, nguyên nhân bị tiểu dắt có thể do những tổn thương ở vùng kín do các hoạt động tình dục thô bạo gây ra. Bị xước hoặc chảy máu ở âm đạo, môi lớn hoặc môi bé của nữ giới, tổn thương quy đầu của nam giới đều có thể là tác nhân gây tắc dòng tiểu tức thời.
- Ngoài ra, nguyên nhân bị tiểu dắt có thể do thói quen nhịn tiểu quá lâu hoặc thụt rửa âm đạo gây mất cân bằng môi trường âm đạo, hoặc bị dị ứng với nước xả vải, các chất tẩy rửa, dung dịch vệ sinh, giấy vệ sinh cũng khiến âm đạo bị tổn thương dẫn đến tiểu rắt, tiểu buốt.
Nguyên nhân bị tiểu dắt do bệnh lý
Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan gây ra hiện tượng tiểu dắt ở cả nam và nữ, thì bị tiểu rắt có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm sau:
- Tiểu dắt do bị nhiễm trùng đường tiểu dưới
Nhiễm trùng đường tiểu dưới được xem là một trong những nguyên nhân bị tiểu rắt ở nữ thường gặp nhất. Theo giải phẫu, niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn niệu đạo của nam giới, lỗ niệu đạo lại nằm gần khu vực hậu môn hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho một số loại vi khuẩn (đặc biệt là khuẩn E.coli) xâm nhập vào đường tiểu, gây nhiễm trùng đường tiểu dưới. Nghiên cứu chỉ ra có đến hơn 80% bệnh nhân nữ mắc chứng tiểu dắt do bị nhiễm trùng đường tiểu dưới.
Nhiễm trùng đường tiểu dưới ở nữ có thể nhận biết qua một số biểu hiện sau: Tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu vẩn đục, có mùi hôi và có khi tiểu ra mủ hoặc máu. Ngoài ra, ngứa rát vùng kín, ra khí hư bất thường kèm theo cảm giác đau đớn khi quan hệ cũng xuất hiện khi nữ giới bị nhiễm trùng đường tiểu dưới.
- Nguyên nhân bị tiểu dắt do viêm bàng quang
Tiểu dắt có thể xảy ra đối với người bị viêm bàng quang, thường gặp ở nam và nữ giới có đời sống tình dục không an toàn, không vệ sinh vùng kín sạch sẽ, hoặc thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Tình trạng viêm bàng quang cấp thường xuất hiện với biểu hiện sau: Tiểu buốt, tiểu nhắt, đau vùng bụng dưới khi đi tiểu và người bệnh có thể bị sốt nhẹ, cảm thấy nước tiểu có mùi hôi khai, tanh bất thường, trường hợp viêm bàng quang chuyển sang giai đoạn nặng thì người bệnh sẽ thấy lẫn máu trong nước tiểu.
Bị tiểu rắt phải làm sao?
Sau khi đã tìm hiểu được những nguyên nhân bị tiểu dắt thì chúng tôi muốn giới thiệu tới độc giả một số cách khắc phục hiện tượng tiểu dắt hiệu quả và an toàn nhất. Đối với triệu chứng bất thường nào xảy ra trong cơ thể, việc đầu tiên chúng ta nên làm là đi khám tại các cơ sở chuyên khoa uy tín để biết được tình trạng sức khỏe, tình trạng bệnh nếu có.
Nam giới hoặc nữ giới hay bị tiểu rắt có thể tham khảo một số địa chỉ khám tiết niệu có tên tuổi như phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng đồng, khoa thận – tiết niệu của bệnh viện Bạch Mai, khoa tiết niệu của bệnh viện Việt Đức, khoa phẫu thuật tiết niệu thuộc bệnh viện Xanh Pôn,…
Tùy thuộc vào nguyên nhân bệnh tiểu dắt mà bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định các phương pháp điều trị tiểu dắt phù hợp cho từng bệnh nhân, tuy nhiên phương pháp chủ yếu là điều trị chứng tiểu rắt bằng thuốc Tây y để ức chế các vi khuẩn đang tấn công đường tiết niệu. Bên cạnh đó, để hỗ trợ quá trình điều trị thì người bệnh sẽ được kê thêm các loại thuốc kháng viêm nhằm hạn chế sưng đau, giảm kích thích bàng quang tránh gây tiểu dắt, đi tiểu nhiều lần trong ngày.
Ngoài ra, tình trạng bị tiểu rắt liên tục có thể được cải thiện bằng một số bài thuốc dân gian từ râu ngô, rau má, ngải cứu, cây bòng bong, bí xanh, rau đắng hoặc mồng tơi,… Người bệnh nên kiên trì thực hiện theo từ 3 – 4 tuần để khắc phục các triệu chứng bị tiểu rắt và điều hòa lại hệ tiết niệu, tránh để bệnh tái phát.
- Hay bị tiểu rắt uống nước râu ngô: Cách làm rất đơn giản, bạn cần chọn râu ngô tươi khoảng 300g, rửa sạch và đem đun với nước cho tới khi sôi, thả thêm vài hạt muối tinh và bắc ra, để nguội. Nước râu ngô có tác dụng lợi tiểu rất tốt, có thể giảm đáng kể các triệu chứng tiểu buốt, tiểu lắt nhắt, tuy nhiên nên tránh uống buổi tối để hạn chế tình trạng mất ngủ do tiểu đêm.
- Nước rau má trị tiểu dắt hiệu quả: Rau má có tính mát, được biết đến là một loại rau thơm không thể thiếu trong nhiều món ăn Việt. Ngoài tác dụng lưu thông khí huyết, chữa tiền đình, hoa mắt chóng mặt, đau đầu thì rau má còn hỗ trợ diệt khuẩn và điều trị chứng tiểu buốt tiểu rắt rất tốt. Người bị tiểu dắt có thể xay rau má và lọc lấy nước cốt để uống vào buổi sáng và trưa mỗi ngày, hiệu quả sẽ dần thấy sau khoảng 2 tuần kiên trì áp dụng.
- Chữa đi tiểu dắt tại nhà từ cây bòng bong: Bòng bong (hay còn được gọi là hải kim sa) là cây thuốc rất dễ kiếm, thường mọc ở những nơi bờ bụi, ẩm ướt. Từ thời xưa, cây bòng bong đã được sử dụng nhiều trong điều trị chứng thận hư, tiểu buốt, tiểu rắt do viêm đường tiết niệu. Để khắc phục tiểu dắt tại nhà, chúng ta cần chuẩn bị bòng bong và trà xanh, rửa sạch và tán thành bột, mỗi ngày dùng khoảng 20g bột bòng bong và trà xanh, trộn cùng cam thảo và một lát gừng, cho hỗn hợp vào đun cùng 1 lít nước cho tới khi sôi thì vặn nhỏ lửa đun thêm 10 phút. Bắc ra để nguội và uống ngày 4 – 5 lần thay nước lọc để có hiệu quả tốt nhất.
Trên đây là một số thông tin hữu ích mà chúng tôi muốn cung cấp cho bạn đọc về nguyên nhân bị tiểu dắt và cách điều trị hiệu quả. Hy vọng rằng qua bài viết của chúng tôi, độc giả sẽ trang bị được cho mình những kiến thức cần thiết để có thể nhận biết triệu chứng bị tiểu dắt cũng như có hướng khắc phục nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Bạn đọc có bất kỳ băn khoăn, thắc mắc nào cần được giải đáp vui lòng liên hệ qua số điện thoại của chúng tôi 0243.9656.999, hoặc tới trực tiếp phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng tại số 193C1 Bà Triệu, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội để được hỗ trợ thăm khám.
Chúng tôi đang lắng nghe.
Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.