U xơ tử cung khi mang thai là một bệnh lý nguy hiểm. Dù căn bệnh này lành tính nhưng có thể ảnh hưởng cả mẹ và thai nhi. Phát hiện sớm u xơ tử cung trong quá trình mang thai giúp thai phụ có giải pháp xử lý kịp thời, phù hợp. Từ đó, tránh nguy cơ sảy thai, lưu thai, sinh non,…
Danh mục bài viết
U xơ tử cung khi mang thai – Thông tin cần biết
U xơ tử cung là bệnh phụ khoa thường gặp ở phái đẹp thuộc độ tuổi sinh sản. Theo thống kê, phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh rất cao, khoảng 70% nữ giới mắc u xơ tử cung khi mang thai.
Khối u hình thành từ mô, sợi tại cơ trơn tử cung. Bản chất khối u lành tính, hình thành và phát triển do ảnh hưởng bởi hormone estrogen.
U xơ tử cung sẽ được chữa khỏi nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên, mang thai là thời điểm nhạy cảm, không điều trị cẩn thận sẽ dẫn tới hệ lụy khó lường. Nếu khối u phát triển còn chèn ép lên nhiều bộ phận khác, phát sinh biến chứng thai kỳ.
Nguyên nhân hình thành u xơ tử cung khi mang thai
Nguyên nhân chính khiến khối u xơ hình thành tại cơ trơn tử cung vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, qua nhiều nghiên cứu, bệnh xuất hiện do sự thay đổi hormone nội tiết, cụ thể là hormone estrogen.
Hormone estrogen tăng cao, khiến khối u phát triển mạnh. Đặc biệt 3 tháng đầu thai kỳ, hàm lượng hormone này tăng vượt trội.
Nhận biết dấu hiệu mang thai bị u xơ tử cung to
Không phải thai phụ nào cũng nhận biết được bệnh u xơ tử cung khi mang thai. Thông qua nội dung dưới đây, nắm rõ triệu chứng bệnh để chủ động điều trị kịp thời, hiệu quả:
- Xuất hiện tử cung bất thường, mức độ xuất huyết tùy thuộc kích thước, vị trí khối u
- Vùng bụng dưới cảm thấy đau và đau khi phát sinh quan hệ tình dục
- Vùng hạ vị bị chèn ép: Bí tiểu, tiểu nhiều lần, táo bón, bụng căng tức,…
- Khối u kích thước lớn có thể chèn ép tĩnh mạch chủ, gây phù nề chi dưới
- U xơ thoái hóa hay u xơ xoắn còn gây đau cấp tính, kèm sốt nhẹ
Ngoài ra còn một số triệu chứng nhận biết đặc trưng khác:
- Thai nhi chậm phát triển
- Nguy cơ sảy thai, dọa sảy thai
- Khối u chèn ép khiến ngôi thai bất thường
- Nguy cơ băng huyết khi sinh
Đọc thêm: U xơ cổ tử cung nên kiêng ăn gì? Các phương pháp điều trị u xơ
U xơ tử cung khi mang thai sinh thường được không?
Bị u xơ tử cung khi mang thai có sinh thường được không còn phụ thuộc nhiều yếu tố: Kích thước, ảnh hưởng của khối u đến quá trình sinh nở.
Một số trường hợp, u xơ tử cung lúc mang thai là lành tính, hiếm khi xảy ra biến chứng sau sinh. Trong trường hợp này, mẹ bầu hoàn toàn không nhất thiết phải sinh mổ mà có thể sinh thường.
Trường hợp khối u xơ ảnh hưởng hoạt động co thắt tử cung, phát triển lớn cản trở đường sinh, ảnh hưởng việc chuyển dạ,… bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ.
U xơ tử cung khi mang thai nguy hiểm không?
U xơ tử cung hầu hết là khối u lành tính, không đe dọa trực tiếp tính mạng con người. Tuy nhiên, hãy cẩn thận nếu xuất hiện u xơ tử cung khi mang thai. Vì thời điểm này, kích thước khối u tăng nhanh, khó kiểm soát. Nếu không kiểm soát đúng, bệnh có thể khiến mẹ bầu gặp biến chứng nghiêm trọng.
Biến chứng thai kỳ
U xơ tử cung ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thai kỳ. Nhiều trường hợp còn dẫn tới biến chứng nghiêm trọng, cụ thể:
- Sảy thai sớm: Khi phôi thai đang làm tổ, chưa bám chắc thành tử cung. Khối u xơ phát triển dù nhỏ vẫn khiến tử cung bị kích thích. Kèm tình trạng thai nghén làm tử cung co thắt mạnh, bào thai bị tống ra ngoài.
- Sảy thai muộn: Thường gặp khoảng 3 tháng giữa thai kỳ. Lúc này, khối u xơ có thể phát triển lớn, kích thích thai nhi và đẩy thai ra ngoài.
- Sinh non: Có thể xảy ra khi thai từ 7 tháng trở lên. Khối u xơ phát triển to khiến tử cung bị chèn ép. Kèm theo đó thai phát triển lớn khiến tử cung căng, kích thích gây sảy thai muộn hoặc sinh non.
- Hoại tử vô khuẩn u xơ: Do mạch máu không phát triển kịp thời với tốc độ phát triển của khối u. Từ đó, khối u không đủ máu nuôi dưỡng và dẫn tới hoại tử
- Rau bong non: Khối u xơ tăng kích thước chèn ép, khiến rau thai dễ vỡ khỏi thành tử cung. Rau bong non gây thiếu oxy, đe dọa tính mạng thai nhi.
- Ngôi thai bất thường: U xơ khiến hình dạng của khoang tử cung thay đổi. Thai nhi khó xoay về ngôi thuận để sinh theo đường âm đạo.
Biến chứng khi chuyển dạ
Ngoài tác động đến sức khỏe thai kỳ nói chung, u xơ tử cung khi mang thai còn ảnh hưởng quá trình chuyển dạ. Một số biến chứng của bệnh phải kể đến như:
- Khối u tiền đạo: Khối u xơ nhỏ có thể xuất hiện tại đoạn eo của tử cung. Có trường hợp u xơ có cuống dài, phát triển to, rơi xuống eo tử cung hình thành khối u tiền đạo. Cản trợ sự phát triển của ngôi thai, dẫn tới khó sinh.
- Rối loạn cơn co khi chuyển dạ: Khối u xơ khiến hoạt động co bóp của cơ trơn tử cung bị rối loạn. Thai phụ chuyển dạ kéo dài, đau đớn, thậm chí suy thai.
- Xuất huyết trong thời kỳ bong rau: Khối u xơ khiến niêm mạc tử cung bất thường, rối loạn hoạt động co bóp. Nguy cơ sót rau, chảy máu tử cung không thể cầm được.
- Biến chứng hậu sản: Sản phụ sau sinh bị u xơ khi mang thai có nguy cơ cao bị viêm niêm mạc tử cung.
Hướng dẫn cách xử lý u xơ tử cung lúc mang thai
Mọi người đã biết u xơ tử cung khi mang thai vô cùng nguy hiểm. Nếu không kiểm soát bệnh, sức khỏe thai kỳ sẽ bị đe dọa. Tuy nhiên, mẹ bầu đừng vì vậy mà lo lắng kẻo ảnh hưởng tâm lý, tinh thần. Hãy làm theo chỉ dẫn dưới đây:
Thăm khám bác sĩ ngay lập tức
Khi phát hiện triệu chứng bất thường nghi ngờ u xơ tử cung. Tốt nhất mẹ bầu nên đi thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh biến chứng nguy hiểm đe dọa sức khỏe thai kỳ.
Khi thăm khám, thai phụ thông báo triệu chứng mình gặp phải cho bác sĩ. Thực hiện đúng theo những gì bác sĩ đã hướng dẫn. Từ đó có biện pháp can thiệp đúng đắn, phù hợp.
Tuân thủ đúng chỉ định bác sĩ
Điều trị u xơ tử cung khi mang thai cần căn cứ vào triệu chứng, kích thước, vị trí khối u cùng biến chứng tiềm ẩn để có giải pháp thích hợp. Hầu hết mẹ bầu được chỉ định theo dõi, tái khám theo đúng lịch hẹn.
Với từng khoảng thời gian của thai kỳ, bác sĩ có phương án ngăn chặn biến chứng u xơ cho mẹ bầu. Cụ thể:
- Trong thai kỳ: Để tránh nguy cơ sảy thai hoặc sinh non, bác sĩ chỉ định mẹ bầu sử dụng thuốc chống tụt dạ con. Mẹ bầu cần nghỉ ngơi nhiều.
- Giai đoạn chuyển dạ: Khối u xơ không cản trở đường sinh, bác sĩ có thể theo dõi và cho thai phụ sinh thường. Tuy nhiên, nếu khối u ảnh hưởng đường sinh thì thai phụ bắt buộc phải sinh mổ.
- Giai đoạn sau sinh: Sau sinh, khối u xơ có thể dần nhỏ lại. Tuy nhiên, sản phụ vẫn cần sự đàn hồi của tử cung. Thường xuyên thăm khám nếu khối u xơ có cuống dài thì chú ý biến chứng xoắn khối u.
Nên bóc tách khối u xơ lúc mang thai hay trong khi sinh?
Thực tế, bóc tách u xơ tử cung khi mang thai không được khuyến cáo. Vì tiềm ẩn nguy cơ chảy nhiều máu nguy hiểm cho mẹ bầu cũng như sức khỏe thai nhi. Cụ thể:
- U xơ biến chứng nhiễm trùng, hoại tử
- U xơ nằm tại đường rạch cơ tử cung trong ca mổ lấy thai
- Khối u xơ bít tắc đường thoát sản dịch
- Khối u xơ dưới niêm mạc ấn vào lòng tử cung, khả năng rong huyết rất cao
Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt lành mạnh
Ngoài việc kiểm soát, điều trị u xơ theo chỉ định bác sĩ. Mẹ bầu cần xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, hợp lý. Vì những yếu tố này giúp làm chậm quá trình phát triển của khối u xơ.
- Bổ sung chế độ ăn uống giàu chất xơ, trái cây tươi, thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa,… nhằm cân bằng nội tiết tố.
- Thực phẩm giàu kali: Cam, quýt, bơ, chuối, dưa hấu đỏ, khoai tây, yến mạch,…
- Thực phẩm giàu vitamin D như sữa ít béo rất tốt cho bà bầu
- Bà bầu cần tiếp xúc với ánh nắng buổi sáng để hấp thu nhiều vitamin D hơn. Bổ sung đầy đủ vitamin D sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của khối u xơ
- Tránh sản phẩm làm tăng estrogen như: Nội tạng động vật, thịt đỏ,…
- Thịt muối, đồ hộp,… là thực phẩm có hàm lượng muối cao không nên ăn
- Tránh thức uống chứa chocolate, caffeine, nước ngọt có gas,… tránh xa thuốc lá
- Dành thời gian vận động, tập luyện mỗi ngày
- Xây dựng lối sống khỏe mạnh, ngủ đúng giờ, đủ giấc, sắp xếp thời gian nghỉ hợp lý, tránh bị căng thẳng,…
Như vậy, u xơ tử cung khi mang thai là bệnh lý không thể coi thường. Mẹ bầu nên đi thăm khám, điều trị theo chỉ định bác sĩ càng sớm càng tốt. Nếu còn có bất cứ thắc mắc nào hãy gọi số hotline 0243.9656.999, chúng tôi luôn lắng nghe ý kiến của bạn.
Chúng tôi đang lắng nghe.
Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.