Cây hoàn ngọc chữa bệnh gì? Các bài thuốc dân gian hiệu quả

Cây hoàn ngọc chữa bệnh gì là thắc mắc không phải ai cũng biết chính xác câu trả lời. Trong đó, công dụng nổi bật nhất của loại thảo dược này là điều trị về tiêu hóa và hỗ trợ điều trị ung thư khá hiệu quả. Theo dõi nội dung dưới đây để tìm hiểu kỹ hơn về loại cây này.

Giới thiệu về cây hoàn ngọc

Trước khi giải đáp cây hoàn ngọc chữa bệnh gì, mọi người cần tìm hiểu về loại cây này. Cây hoàn ngọc còn có tên gọi khác là cây nhật nguyệt, cây xuân hoa, cây con khỉ, cây lan điền, thần tượng linh, cây nội đồng,…

Cây hoàn ngọc đỏ và trắng

Cây hoàn ngọc đỏ và trắng

Cây hoàn ngọc là loại thuốc quý. Được sử dụng làm dược liệu trong y học, là một loại cây bụi có thể sống được nhiều năm. Chiều cao của cây hoàn ngọc khoảng từ 1 – 2m, thân cây non và mảnh, cây phát triển cao có nhiều cành và có màu xanh lục. Khi già, cây hóa gỗ có màu nâu.

Hoa của cây hoàn ngọc lưỡng tính. Hoa có màu trắng pha chút màu tím nhạt, thường mọc theo chùm ở đầu cành hay ở phần kẽ lá. Hoa nhỏ có 5 đài tách rời nhau, thường mở khoảng tháng 1 đến tháng 3.

Cây hoàn ngọc có mấy loại? Có 2 loại gồm cây hoàn ngọc đỏ và trắng.

  • Cây hoàn ngọc đỏ: Lá non, có màu nâu nhạt hoặc nâu đỏ, trên bề mặt lá phủ một lớp lông tơ màu trắng, có vị hơi chua và chát. Mặt dưới lá màu đỏ, tím. Khi già, lá chuyển sang màu đỏ thẫm, mặt trên lá có màu đậm hơn. Loại cây này ít dùng làm thuốc.
  • Cây hoàn ngọc trắng: Lá cây xanh nhạt đều cả 2 mặt, trong lá chứa nhiều dịch nhớt, khi phơi khô lá cây xanh nhạt, có khi màu bạc trắng hoặc xám. Giống cây này thường được sử dụng như một loại dược liệu. 

Cây hoàn ngọc xuất hiện phổ biến khắp cả nước, từ miền Bắc tới miền Nam, từ trung du miền núi đến đồng bằng. Mùa mưa là thời gian cây phát triển mạnh mẽ nhất.

Xem thêm: Xông lá trầu không có tác dụng gì? Có hiệu quả không?

Cây hoàn ngọc chữa bệnh gì? Tổng hợp các bài thuốc từ cây hoàn ngọc

Cây hoàn ngọc chữa bệnh gì? Cây hoàn ngọc có tác dụng nhanh nhiệt, đào thải độc tố, điều trị một số bệnh lý: Cảm cúm, sốt cao, tiểu rắt, tiểu ra máu, tiêu chảy, tả, lỵ, mụn lồi, sẹo lồi,… Đồng thời giúp cầm máu và hỗ trợ trị bệnh ung thư.

Cây hoàn ngọc chữa bệnh gì? Bệnh đường tiêu hóa

Cây hoàn ngọc trị rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng đường tiêu hóa, viêm đại tràng, lở loét, sẹo lồi, mụn lồi, bệnh về dạ dày,…

Bệnh đường tiêu hoá

Bệnh đường tiêu hoá

  • Đối với triệu chứng phân lỏng, đau bụng, táo bón,… Dùng 7 – 9 lá hoàn ngọc sắc uống mỗi ngày với 200ml nước. Mỗi ngày uống 4 lần, duy trì liên tục 3 ngày.
  • Trường hợp đau bụng do đau ruột thừa, có thể dùng 15 lá cây hoàn ngọc nhai kỹ. Trong 1 – 2 tiếng nên ăn tầm 4 – 5 lần để giảm nhẹ cơn đau rồi nhanh chóng đến bệnh viện.
  • Đối với bệnh viêm loét dạ dày tá tràng: Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần dùng 7 lá. Ăn liên tục 50 lá sẽ thấy triệu chứng bệnh thuyên giảm.

Điều trị vết thương, tác dụng cầm máu, kháng nấm, kháng khuẩn

Khi chấn thương ở bắp thịt, dập, gãy xương, chảy máu,… hãy sử dụng lá hoàn ngọc già để khôi phục mô cơ bị tổn thương, viêm nhiễm, giúp cầm máu nhanh chóng.

  • Tùy thuộc diện tích vết thương, mức độ nặng nhẹ mà sử dụng lượng lá thích hợp. Có thể nhai hoặc giã nhuyễn đắp lên vết thương. Dùng gạc cố định. Sau 2 tiếng thì thay băng.
  • Trị sẹo lồi: Dùng 1 nắm lá hoàn ngọc tươi, rửa sạch, cho thêm chút muối giã nát. Sau đó đắp lên vùng sẹo, mụn lồi sẽ làm tan sẹo.

Cây ngọc hoàn chữa bệnh u bướu

Axit Palmitic là một trong những hoạt chất chính của cây hoàn ngọc. Loại chất này có tác dụng rất tốt trong việc hoá giải và điều trị MDR – khối u khó nhằn kháng thuốc điều trị. Ngoài ra, cây hoàn ngọc còn có hàm lượng Lupeol rất cao – đây là hoạt chất có tiềm năng trong điều trị ung thư tuyến tụy.

Bệnh u bướu

Bệnh u bướu

  • U xơ phổi, bệnh tuyến tiền liệt: Dùng 1 nắm lá hoàn ngọc, rửa sạch rồi cho vào máy xay sinh tố xay thật nhuyễn với 1 chén nước. Sau đó lọc bớt bã đi chỉ lấy nước để uống, thuốc này được khuyến cáo sử dụng trước khi ăn. Dùng ngày 3 lần, liên tục trong 1 tháng.
  • Hỗ trợ điều trị ung thư giai đoạn đầu: Dùng 10 lá hoàn ngọc nhai. Mỗi ngày 5 lần, thật kiên trì.
  • Hỗ trợ điều trị ung thư giai đoạn cuối: Có thể dùng với liều lượng nhiều hơn, 15 lá mỗi lần và thực hiện 6 lần/ngày. Kết hợp cùng nước cốt lá cây vào sáng lớn và 1 nắm lá hoàn ngọc nấu chín lúc tối.

Tác dụng của rễ cây hoàn ngọc là gì? Hỗ trợ trị tim mạch, huyết áp

Có nghiên cứu chỉ ra, dịch chiết từ cây hoàn ngọc có tác dụng hạ huyết áp và làm chậm nhịp tim.

Cách dùng: Rễ cây và lá hoàn ngọc đem phơi khô, sắc uống như trà mỗi ngày. Loại trà này có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm lượng Cholesterol có trong máu và được khuyến cáo những người bị huyết áp cao nên sử dụng.

Người huyết áp không ổn định, tăng giảm đột ngột,… hãy nhai kỹ 9 lá hoàn ngọc tươi đã rửa sạch. Nuốt phần dịch chảy ra sau đó rồi nằm nghỉ chờ thuốc tác tác dụng. 

Cây hoàn ngọc chữa bệnh gì? Bảo vệ gan

Cây hoàn ngọc bảo vệ gan

Cây hoàn ngọc bảo vệ gan

Ngoài ra cây hoàn ngọc còn có tác dụng giúp bảo vệ gan. Trong cây hoàn ngọc có chứa hoạt chất Betulin – đây là một chất có tác dụng giúp thải độc cho cơ thể giúp gan luôn khoẻ mạnh. 

Cách sử dụng:

  • Bệnh nhân viêm gan, xơ gan cổ trướng: 10 lá hoàn ngọc tươi, rửa sạch để ráo, nhai ăn khi bụng đói, ngày 3 lần, dùng trước bữa ăn. Duy trì liên tục 1 tháng sẽ thấy bụng nhỏ dần, triệu chứng giảm. Tiếp tục thêm 1 tháng nữa sẽ thấy bệnh khỏi hẳn.

Giúp điều trị các bệnh về viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm thận

Chữa bệnh đái ra máu, đái rắt: Dùng 15 lá hoàn ngọc tươi, rửa sạch, đem giã nát rồi vắt lấy nước cốt để uống.

Chữa bệnh viêm thận, viêm đường tiết niệu: Mỗi lần dùng 20 lá hoàn ngọc tươi hoặc giã nát rồi vắt lấy nước cốt. Uống khoảng 10 lần sẽ khỏi.

Cây hoàn ngọc chữa bệnh gì? Trị bệnh hô hấp

Cây hoàn ngọc trị bệnh hô hấp

Cây hoàn ngọc trị bệnh hô hấp

Theo nghiên cứu, lá cây hoàn ngọc chứa một số chất đề kháng mạnh, có khả năng chống lại virus gây bệnh cúm, viêm phế quản.

  • Khi có triệu chứng đau họng, ngứa cổ ho, mệt đừ người, đau đầu,… Dùng 8 lá hoàn ngọc ăn cách nhau 1 tiếng. Chỉ cần ăn 3 lần là triệu chứng tan biến.

Cây hoàn ngọc có tác dụng trong việc điều trị bệnh tiểu đường

Thực tế, có rất nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh tiểu đường của cây hoàn ngọc.

Những nghiên cứu này cho thấy cây hoàn ngọc có tác dụng ổn định và tăng cường hoạt động của hormone Insulin trong máu, điều hòa đường huyết. Từ đó làm giảm nguy cơ bị mắc bệnh tiểu đường. phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, cây hoàn ngọc còn có tác dụng trong việc hồi phục sức khỏe. Mỗi ngày, trước giờ ăn, lấy 7 lá hoàn ngọc tươi nhai thật kỹ rồi nuốt. Làm tương tự trước khi đi ngủ, duy trì liên tục 1 tuần. Cơ thể sẽ nhanh chóng hồi phục, đặc biệt những người mới ốm dậy, khó ngủ, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi.

Đọc thêm: Ăn hạt sen có tác dụng gì? 10 công dụng không nên bỏ qua

Trà hoàn ngọc hay lá tươi tốt hơn?

Như vậy cây hoàn ngọc chữa bệnh gì đã có câu trả lời. Ngoài ra, nhiều bệnh nhân còn thắc mắc nên dùng trà hoàn ngọc hay lá tươi?

Trà hoàn ngọc hay lá tươi

Trà hoàn ngọc hay lá tươi

Thực tế, bệnh nhân có thể dùng cả trà hoàn ngọc và lá tươi tùy theo tình trạng bệnh, điều kiện và nhu cầu của bệnh nhân.

Để đạt hiệu quả như mong muốn, bệnh nhân cần lưu ý:

  • Khi điều trị lá hoàn ngọc có thể được sử dụng bằng cách nhai. Người bệnh nên nhai chậm và kỹ. Bởi khi đó, tuyến nước bọt sẽ giúp phát huy tối đa tác dụng của dược liệu.
  • Để có hiệu quả cao nhất, nên sử dụng với liều lượng phù hợp. Tóm lại có thể sử dụng lá hoàn ngọc tươi hay trà đều được miễn là dùng đúng cách và đúng liều lượng. 
  • Cây hoàn ngọc là loại dược liệu không chứa độc, lành tính, không có khả năng kháng thuốc hoặc tương tác với loại thuốc chữa bệnh khác. Tác dụng và độ an toàn của cây hoàn ngọc còn tùy thuộc tình trạng sức khỏe, cơ địa bệnh nhân. Tốt nhất, người bệnh cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc.

Thông tin về cây hoàn ngọc chữa bệnh gì đã có lời giải đáp. Thực tế, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Vì vậy, người bệnh nên chủ động trao đổi với bác sĩ nếu có ý định sử dụng những bài thuốc từ mẹo dân gian để khắc phục triệu chứng bệnh lý.

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.

Bài viết liên quan

Trĩ độ mấy thì phải cắt và điều trị phương pháp nào hiệu quả nhất?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Trĩ độ mấy thì phải cắt và điều trị phương pháp nào hiệu quả nhất?
Cắt trĩ bao lâu thì hết dịch và sinh hoạt trở lại bình thường?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Cắt trĩ bao lâu thì hết dịch và sinh hoạt trở lại bình thường?
Đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn: 95% bệnh trĩ
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn: 95% bệnh trĩ
[Giải đáp thắc mắc] Liệu bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
[Giải đáp thắc mắc] Liệu bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không?
Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng là hiện tượng gì? Cảnh báo nguy hiểm
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng là hiện tượng gì? Cảnh báo nguy hiểm
Bệnh trĩ sau sinh là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Bệnh trĩ sau sinh là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa
Cắt trĩ bằng phương pháp nào tốt nhất? Bật mí địa chỉ cắt trĩ uy tín
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Cắt trĩ bằng phương pháp nào tốt nhất? Bật mí địa chỉ cắt trĩ uy tín
Nguyên nhân hậu môn bị lồi thịt và địa chỉ khám hậu môn uy tín
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Nguyên nhân hậu môn bị lồi thịt và địa chỉ khám hậu môn uy tín
Bị sưng cục ở gần hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Bị sưng cục ở gần hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Mổ trĩ bao lâu thì lành? Phương pháp chữa trĩ hiệu quả, nhanh phục hồi
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Mổ trĩ bao lâu thì lành? Phương pháp chữa trĩ hiệu quả, nhanh phục hồi
Bỏ túi những cách chữa táo bón ngay lập tức đơn giản
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Bỏ túi những cách chữa táo bón ngay lập tức đơn giản
[Chia sẻ thông tin] Mách bạn những kinh nghiệm đi cắt trĩ cần biết!
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
[Chia sẻ thông tin] Mách bạn những kinh nghiệm đi cắt trĩ cần biết!