[Kiến thức] Cây cỏ xước chữa bệnh gì? 

Cây cỏ xước chữa bệnh gì? Cây cỏ xước được là loại cỏ mọc hoang, nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe được người xưa áp dụng từ lâu để điều trị nhiều bệnh khác nhau. Nó được coi như một vị thuốc quý trong điều trị các bệnh lý nguy hiểm như ung thư và tim mạch. Để biết rõ công dụng của loài cây này, cùng bài viết sau đây tìm hiểu nhé. 

Tìm hiểu về cây cỏ xước

Cây cỏ xước thuộc họ rau dền (Amaranthaceae) là loài thực vật thân thảo, dễ sinh trưởng và phát triển. Chúng sống chủ yếu ở đồng ruộng cho đến đường làng, vườn nhà nông dân. Cỏ xước thực chất chỉ là loại cỏ dại không có tác dụng trong nông nghiệp. Thế nhưng, trong Đông y, nó lại là vị thuốc quý có thể giúp chữa nhiều bệnh thường gặp.

Cỏ xước, hay còn được gọi là cây bách bội, hoài ngưu tất hay cỏ ngưu tịch, chiều cao trung bình của loại cây này thường khoảng 1 – 1,5m, thân cây được phân thành nhiều nhánh.  

Hình ảnh của cây cỏ xước như sau

Cây cỏ xước

Cây cỏ xước

  • Lá hình trứng, thường mọc so le, đối nhau, phiến lá dày, cuống nhỏ.
  • Hoa cỏ xước thành từng cụm nhỏ, mọc ra từ các kẽ lá. 
  • Cỏ xước có quả hình trứng, kích thước nhỏ thuôn hoặc bầu dục, bên trong mỗi quả đều chứa 1 hạt đen nhỏ. 
  • Rễ cỏ xước có màu vàng hoặc nâu nhạt, rễ khá dài, ăn sâu vào đất và có nhiều nốt sần của các rễ con. Thân rễ cỏ xước phình to giống như rễ cây đinh lăng, đây là phần giàu dược tính của loại cây này. 

Thành phần trong cây cỏ xước 

Theo như nghiên cứu từ khoa học, trong rễ cỏ xước chứa rất nhiều saponin, muối kali, inokosteron, ecdysterone. Chất Saponin giúp đào thải cholesterol xấu, có khả năng chống oxy hóa, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư. Cây cỏ xước giúp tăng cường hệ miễn dịch, thải độc tố trong gan, thận.

Để dùng cỏ xước trị bệnh, người ta sẽ lấy toàn bộ cây. Tuy nhiên phần quan trọng nhất vẫn là phần rễ, vì đây là nơi tập trung nhiều dưỡng chất chữa bệnh và được dùng nhiều nhất. Để thu được nhiều dược tính của loại cây này thì rễ cây cỏ xước sẽ được thu hoạch vào mùa đông. 

Khi sử dụng rễ cỏ xước người ta sẽ cắt bỏ những rễ con, mang rễ chính phơi khô, hơ lửa với lưu huỳnh. Sau khi sơ chế xong sẽ được cắt bỏ phần phần đầu và phần cuối của rễ đem phơi khô là có thể sử dụng thuốc chữa bệnh.  

Thành phần cây cỏ xước

Thành phần cây cỏ xước

Cây có xước được chia làm 4 loại chính bao gồm Cỏ xước lông trắng, Cỏ xước Ấn Độ, Cỏ xước nguyên chùng, Cỏ xước màu xám đỏ. Trong  đó, cỏ xước lông trắng chứa nhiều dược tính nhất, Đông y cũng thường dùng loại này trong các bài thuốc chữa bệnh.

Cây cỏ xước chữa bệnh gì? 

Từ xa xưa, dân gian đã biết dùng cỏ xước nấu thành nước uống để giải nhiệt, đào thải độc tố, lọc thận, giúp lợi tiểu. Ngoài ra, nước cỏ xước còn giúp bồi bổ sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch.

Cây cỏ xước chữa bệnh gì? Theo y học cổ truyền cỏ xước là vị thuốc lành tính, vị đắng nhẹ, giúp an thần, tiêu viêm, giảm đau, thông tiểu, giải nhiệt, chữa viêm khớp. Bên cạnh đó, nó còn hỗ trợ điều trị các bệnh như viêm gan, thận, cao huyết áp, bệnh gout.

Trong y học hiện đại rễ cỏ xước được đưa vào một số loại thuốc Tây y với công dụng trị bệnh về gan, thận, cân bằng cholesterol. Chất saponin trong rễ cây này còn làm kích thích co bóp cơ trơn của tử cung từ đó giúp điều hòa kinh nguyệt ở nữ giới.

Một số bài thuốc chữa bệnh đến từ cây cỏ xước thường gặp như là: 

1. Cây cỏ xước chữa sỏi thận, mật

Cây cỏ xước chữa sỏi thận, mật

Cây cỏ xước chữa sỏi thận, mật

Cây cỏ  xước chữa bệnh gì? Người bệnh khi mắc bệnh sỏi thận, mật thường sẽ có các triệu chứng như tiểu són, vàng da và phù thũng. Với những công dụng của mình cơ xước rất hữu ích trong điều trị sỏi thận và sỏi mật. Người bệnh có thể áp dụng bài thuốc từ cây cỏ xước như sau: 

Lấy 25g cỏ xước, 15g mỗi loại mã đề, huyết dụ, rễ cỏ tranh, lá móng tay đem tất cả dược liệu rửa sạch rồi cho vào nồi sắc cùng với 800ml nước đến khi cạn còn ½ thì ngưng. Uống trong ngày 3 lần sau bữa ăn, áp dụng liên tục trong vòng 2 tuần sẽ thấy kết quả.

2. Cây cỏ xước chữa tiết niệu

Cây cỏ xước chữa bệnh gì? Hiệu quả chữa bệnh của cây cỏ xước được phát huy rõ rệt đặc biệt là trong các bài thuốc giúp chữa tiết niệu, viêm gan, viêm thận. Để điều trị người bệnh thực hiện như sau:

Chuẩn bị 15g mỗi vị dược liệu cỏ xước, mộc thông, mã đề, cỏ tháp bút, sinh địa, cỏ tranh cùng với bột hoạt thạch. Tất cả dược liệu trên đem đi rửa sạch, sau đó sắc với 800ml nước, đun trong vòng 15 phút. 

Uống ngày 3 lần, pha bột hoạt thạch vào thuốc để uống, dùng đều đặn trong vòng 14 ngày sẽ thấy bệnh tình thuyên giảm.

3. Chữa viêm gan, viêm thận

Chữa viêm gan, viêm thận

Chữa viêm gan, viêm thận

Cây cỏ xước chữa bệnh gì? Để chữa viêm gan, viêm thận người xưa đã áp dụng bài thuốc từ cây cỏ xước như sau:

Lấy mỗi thứ 15g gồm: cỏ xước, mộc thông, hạt lá bông, cỏ tháp bút, sinh địa, nhân trần, cỏ tranh, râu ngô, huyền sâm. Cần rửa sạch tất cả nguyên liệu, sau đó cho vào nồi sắc với 1L nước. Đun cạn cho đến khi còn khoảng 300ml, chia số thuốc ra uống thành 3 lần trong ngày. Dùng đều đặn mỗi ngày sẽ giúp loại bỏ tình trạng đái đỏ, đái vàng sậm kể cả vàng da.

4. Trà cỏ xước

Bên cạnh việc kết hợp với các vị thuốc khác để điều trị bệnh cỏ xước có thể hãm thành trà nhằm đem đến công dụng điều trị thận hư, thận yếu

5. Dùng chữa đau xương khớp và thoái hóa khớp

Cây cỏ xước chữa bệnh gì? Cỏ xước nổi bật nhất được dùng để điều trị các bệnh về xương khớp, thấp khớp, viêm khớp được dân gian lưu truyền qua các bài thuốc sau đây:

  • Dùng 20g cỏ xước
  • 20g cây chìa vôi
  • Các loại dược liệu lá lốt, dây đau xương, tang ký sinh chuẩn bị 16g mỗi loại
  • 12g bạch thược, thổ phục linh, đương quy, độc hoạt, đẳng sâm, tục đoạn, tần giao 
  • 8g xuyên khung, quế chi, cam thảo, tế tân
  • Nửa lít rượu gạo

Trước tiên cần rửa sạch và để ráo tất cả các dược liệu. Tẩm rượu cho ngấm khoảng 30-40 phút. Cho các nguyên liệu vào nồi sắc nước sắc và chia làm 3 lần uống trong ngày. Nên sử dụng liên tục trong vòng 10 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Chữa đau xương khớp và thoái hóa khớp

Chữa đau xương khớp và thoái hóa khớp

6. Chữa bệnh gout

Cỏ xước chữa bệnh gì? Cỏ xước ngâm rượu trị bệnh gout là bài thuốc dân gian được lưu truyền qua bao đời nay. Những dược liệu cần phải chuẩn bị để sử dụng bài thuốc này như sau: 

Chuẩn bị mỗi loại 20g rễ cỏ xước, rễ bưởi bung, lá sa kê, rễ cây vòi voi, lá lốt. Đem tất cả rửa sạch với nước, cắt thành từng đoạn nhỏ, sao khô. Những nguyên liệu trên cho vào ấm sắc cùng với 1 lít nước, dùng nước này để uống trong ngày. Nên áp dụng cách này trong 10 ngày sẽ thấy các dấu hiệu bệnh tình thuyên giảm rõ rệt

7. Chữa tai mũi họng

Cây cỏ xước chữa bệnh gì? Qua nhiều nghiên cứu cho thấy, cây cỏ xước có thể dùng để chữa tai mũi họng. Để áp dụng bài thuốc từ cỏ xước chữa tai mũi họng này, bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu như sau:

Lấy 30g mỗi vị rễ cỏ xước, đơn buốt đem đi rửa sạch rồi để ráo nước, tiếp đến cho vào ấm sắc nước để uống trong ngày. Để đạt hiệu quả tốt nhất bạn nên uống nước cỏ xước liên tục từ 5 – 7 ngày 

Chữa tai mũi họng

Chữa tai mũi họng

8. Bài thuốc chữa máu nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp 

Người đang gặp phải tình trạng máu nhiễm mỡ, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch có thể dùng bài thuốc từ cỏ xước rất hiệu quả. Chỉ cần lấy cỏ xước, đương quy, hạt lạc giới, nấm mèo, xuyên khung, hạn liên thảo. Đem tất cả rửa sạch rồi cho vào ấm sắc cùng với 3 chén nước, đến khi cạn còn 1 chén thì ngưng. Nên uống liên tục trong vòng 1 tháng sẽ thấy hiệu quả và cải thiện. 

9. Trị mụn và làm đẹp da

Cây cỏ xước chữa bệnh gì? Nhiều người không ngờ đến một công dụng rất được yêu thích đến từ cỏ xước đó là trị mụn. Chỉ cần lấy lấy đắp mặt nạ sẽ có kết quả như mong đợi. Người bệnh sử dụng như sau:

Lấy 15g lá cỏ xước tươi, rửa sạch, cho vào cối giã nhuyễn, lấy đắp lên mặt trong vòng 20 phút. Sau đó rửa mặt lại với nước ấm đến khi sạch hoàn toàn. Thực hiện mỗi ngày 1 – 2 lần trước khi ngủ.

Bạn nên thực hiện cách này thường xuyên giúp sạch mụn, mang lại làn da tươi sáng, láng mịn.

10. Chữa kinh nguyệt không đều

Chữa kinh nguyệt không đều

Chữa kinh nguyệt không đều

Cây cỏ xước chữa bệnh gì? Một trong những Sử dụng rễ cỏ xước 20g, rễ gai 30g, cỏ cú 20g, 15g mỗi loại ích mẫu, nghệ đen (nga truật). Tất cả dược liệu này đem đi rửa sạch, sắc nước uống trong ngày, uống liên tục 5 – 10 ngày để đạt hiệu quả như mong muốn. 

11. Làm tan máu bầm do ngã hoặc va đập mạnh

Nếu không may bị tụ máu ở chân, tay do va đập mạnh khi bị té thì có thể áp dụng bài thuốc từ cây cỏ xước như sau: Dùng 50g cỏ xước với 20g sâm đại hành, quả dứa dại, rượu trắng. Đem rửa sạch tất cả nguyên liệu trên rồi ngâm với rượu trắng. Để giúp làm tan các vết máu bầm tích tụ bạn nên uống 2 lần/ngày.

Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng cây cỏ xước chữa bệnh

Cho dù bạn đang gặp phải bệnh lý gì, trước hết cần đến khám và theo dõi điều trị từ bác sĩ chuyên khoa uy tín, sau đó có thể hỏi ý kiến bác sĩ trong việc áp dụng điều trị cây cỏ xước liệu có hợp lý hay không. Bên cạnh đó khi sử dụng cũng cần chú ý như sau: 

Lưu ý khi sử dụng cây cỏ xước

Lưu ý khi sử dụng cây cỏ xước

  • Các bài thuốc từ cây cỏ xước không dành cho phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.
  • Nữ đang trong kỳ đèn đỏ cần cân nhắc liều lượng, vì cây thuốc có tác dụng phá ứ, thông huyết rất mạnh.
  • Người hay dị ứng, mắc bệnh lý về dạ dày, đường ruột nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, đặc biệt là khi dùng cỏ xước để uống.

Tuy rằng cây cỏ xước có rất nhiều công dụng, và chữa được nhiều bệnh lý khác nhau, tuy nhiên người bệnh không nên chủ quan mà coi đây là phương pháp điều trị chính. Để giúp cho việc điều trị được nhanh chóng người bệnh nên chủ động đến các phòng khám chuyên khoa uy tín để được điều trị kịp thời. 

Mong rằng thông qua những chia sẻ trên đã giúp bạn đọc năm cây cỏ xước chữa bệnh gì và cách chữa bệnh như thế nào thì hiệu quả. Nếu còn bất kỳ điều gì chưa rõ ràng hãy liên hệ ngay với các bác sĩ chuyên khoa, không tự ý sử dụng bất cứ loại thảo dược nào để chữa bệnh.

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.

Bài viết liên quan

Trĩ độ mấy thì phải cắt và điều trị phương pháp nào hiệu quả nhất?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Trĩ độ mấy thì phải cắt và điều trị phương pháp nào hiệu quả nhất?
Cắt trĩ bao lâu thì hết dịch và sinh hoạt trở lại bình thường?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Cắt trĩ bao lâu thì hết dịch và sinh hoạt trở lại bình thường?
Đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn: 95% bệnh trĩ
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn: 95% bệnh trĩ
[Giải đáp thắc mắc] Liệu bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
[Giải đáp thắc mắc] Liệu bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không?
Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng là hiện tượng gì? Cảnh báo nguy hiểm
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng là hiện tượng gì? Cảnh báo nguy hiểm
Bệnh trĩ sau sinh là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Bệnh trĩ sau sinh là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa
Cắt trĩ bằng phương pháp nào tốt nhất? Bật mí địa chỉ cắt trĩ uy tín
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Cắt trĩ bằng phương pháp nào tốt nhất? Bật mí địa chỉ cắt trĩ uy tín
Nguyên nhân hậu môn bị lồi thịt và địa chỉ khám hậu môn uy tín
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Nguyên nhân hậu môn bị lồi thịt và địa chỉ khám hậu môn uy tín
Bị sưng cục ở gần hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Bị sưng cục ở gần hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Mổ trĩ bao lâu thì lành? Phương pháp chữa trĩ hiệu quả, nhanh phục hồi
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Mổ trĩ bao lâu thì lành? Phương pháp chữa trĩ hiệu quả, nhanh phục hồi
Bỏ túi những cách chữa táo bón ngay lập tức đơn giản
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Bỏ túi những cách chữa táo bón ngay lập tức đơn giản
[Chia sẻ thông tin] Mách bạn những kinh nghiệm đi cắt trĩ cần biết!
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
[Chia sẻ thông tin] Mách bạn những kinh nghiệm đi cắt trĩ cần biết!