Sùi mào gà ở miệng: Nguyên nhân, biểu hiện và hướng điều trị

Tỷ lệ mắc bệnh sùi mào gà ở miệng đang có xu hướng ngày càng gia tăng đáng báo động. Trước nay, chúng ta vẫn quan hình ảnh bệnh sùi mào gà xuất hiện tại vùng sinh dục mà không biết rằng biểu hiện bệnh còn có thể phát sinh ở những khu vực khác trên cơ thể. Chính điều này đã dẫn đến những lầm tưởng trong việc điều trị bệnh của nhiều trường hợp mắc phải và gây ra những hậu quả nặng nề tới sức khỏe. Bài viết sau đây sẽ tổng hợp chi tiết thông tin về sùi mào gà xuất hiện ở miệng và mời bạn đọc cùng theo dõi.

Sùi mào gà ở miệng là gì và nguyên nhân do đâu?

Sùi mào gà ở miệng hay sùi mào gà nói chung xảy ra do tác nhân HPV gây nên. Dẫn đến hình thành các nốt mụn nhỏ li ti hoặc có hình dạng giống như súp lơ. Và mọc ở những vị trí như khoang miệng, lưỡi, cổ họng, môi,…

Sùi mào gà ở miệng là gì

Sùi mào gà ở miệng là gì

Căn bệnh này lây truyền chủ yếu qua con đường tình dục không an toàn và ở đây là thực hiện quan hệ bằng đường miệng. Việc dùng miệng tiếp xúc với bộ phận sinh dục của người bệnh hay hôn môi sẽ tạo điều kiện cho mầm bệnh lây lan sang và gây ra biểu hiện bệnh ở khoang miệng. 

Bên cạnh đó, trẻ sinh ra từ mẹ mắc bệnh sùi mào gà nếu sinh ra bằng đường sinh thường thì có khả năng cao sẽ bị sùi mào gà ở miệng bẩm sinh. Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây truyền thông qua dùng chung đồ cá nhân như bàn chải đánh răng, khăn tắm với người bệnh dù tỷ lệ này rất thấp.

Triệu chứng sùi mào gà ở miệng như thế nào?

Virus HPv gây sùi mào gà ở miệng có thời gian ủ bệnh từ 2 – 9 tháng kể từ lúc tiếp xúc với mầm bệnh. Sau giai đoạn này, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng theo từng giai đoạn như sau:

Triệu chứng sùi mào gà ở miệng

Triệu chứng sùi mào gà ở miệng

  • Ở giai đoạn đầu chỉ xuất hiện một số nốt mụn nhỏ li ti phân bố rời rạc trong khoang miệng, lưỡi, môi,… Trong thời kỳ này, bệnh chưa gây ra những ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống người bệnh. Nhưng lại rất dễ bị nhầm lẫn với tình trạng nhiệt miệng hoặc viêm họng, dẫn đến sự chủ quan điều trị.
  • Bước sang giai đoạn kế tiếp, vùng miệng người bệnh bắt đầu có các mảng sần sùi giống như mào gà hoặc súp lơ, có màu trắng hồng hoặc đỏ. Những nốt u nhú này không gây cảm giác ngứa hay đau, sờ vào thấy mềm, nếu vỡ ra có thể bị chảy mủ và chảy máu. Các nốt mụn sùi lúc này dần trở nên rõ ràng hơn, gây mất thẩm mỹ đối với người mắc phải.
  • Giai đoạn nặng, các nốt sùi to hơn và lở loét nhiều, khiến người bệnh bị đau rát miệng họng. Mỗi khi nuốt nước bọt hoặc uống nước sẽ có cảm giác đau và vướng gây trở ngại cho việc ăn uống. Nguy hiểm hơn, thức ăn ma sát với thương tổn nhiều làm gia tăng nguy cơ viêm nhiễm, người bệnh có thể bị ho ra máu, khản tiếng, nói chuyện khó khăn, hơi thở có mùi hôi nồng,…

Lời khuyên từ chuyên gia: Biểu hiện sùi mào gà ở miệng thường xuất hiện khá rời rạc và đơn lẻ, nhất là trong thời gian đầu nên người bệnh thường mang tâm lý chủ quan và không chữa trị sớm. Do đó, nếu có phát sinh quan hệ tình dục bằng đường miệng thì cần chủ động quan sát ở đó có xuất hiện triệu chứng nào bất thường hay không. Nếu phát hiện có những nốt mụn nghi ngờ mắc bệnh thì hãy đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn từ sớm.

[Shortcode tư vấn 1]

Phân biệt sùi mào gà ở miệng với tình trạng nhiệt miệng

Sùi mào gà ở miệng rất hay bị nhầm với tình trạng nhiệt miệng và khiến cho không ít trường hợp nhầm lẫn và điều trị sai cách. Chúng đều là những nốt mụn gây ra sự khó chịu ở vùng miệng và theo chia sẻ từ chuyên gia thì bạn có thể phân biệt như sau:

Phân biệt sùi mào gà ở miệng với tình trạng nhiệt miệng

Phân biệt sùi mào gà ở miệng với tình trạng nhiệt miệng

  • Tổn thương sùi mào gà khiến cho vùng miệng người bệnh xuất hiện các nốt u nhú với kích thước từ nhỏ đến lớn và có xu hướng chụm lại với nhau thành từng đám theo thời gian. Trong khi tổn thương do nhiệt miệng lại khiến vùng miệng, họng của bệnh nhân bị sưng đỏ, lở loét chứ không xuất hiện thêm bất kỳ u nhú nào.
  • Mụn sùi không thể biến mất nếu không can thiệp điều trị còn các nốt nhiệt miệng có thể tự lành sau 10 – 15 ngày.

Miệng bị mọc nốt sùi và những nguy hại dễ gặp phải

Sùi mào gà ở miệng hay sùi mào gà nói chung đều tác động trực tiếp đến cuộc sống, sức khỏe và cả tinh thần của người bệnh.

  • Mụn sùi mào gà ở môi, họng hay lưỡi gây mất thẩm mỹ người bệnh và khiến họ ngại gần gũi với người xung quanh.
  • Mụn sùi lở loét, sưng đau kèm mùi hôi thối sẽ cản trở hoạt động ăn uống và giao tiếp của người bệnh.
  • Cơ thể giảm sút, thường xuyên trong trạng thái mệt mỏi và dễ bị sút cân.
  • Trường hợp mắc HPV chủng 16, 18 thì có khả năng bệnh chuyển biến ung thư vòm họng đe dọa đến tính mạng.

>>> Đọc thêm: Mắc bệnh sùi mào gà có bị ngứa không?

Điều trị và phòng ngừa sùi mào gà bằng cách nào?

Trên thực tế đã có không trường hợp người bệnh bị sùi mào gà ở miệng vì tâm lý xấu hổ, sợ mọi người phát hiện nên thường né tránh đến cơ sở y tế thăm khám. Thay vào đó lại tự ý mua thuốc hay tùy tiện áp dụng các mẹo dân gian không có cơ sở khoa học tại nhà.

Cảnh báo từ các chuyên gia, việc tự ý điều trị sùi mào gà khi chưa thông qua thăm khám và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa là một hành động sai lầm. Hiện nay vẫn chưa hoàn toàn có một loại thuốc nào có khả năng điều trị tận gốc bệnh sùi mào gà. Có chăng chỉ hỗ trợ làm rụng mờ, rụng nốt sùi trong một thời gian ngắn. Do đó, bệnh nhanh chóng quay trở lại và có thiên hướng tiến triển ngày một nặng hơn.

Điều trị bệnh sùi mào gà

Điều trị bệnh sùi mào gà

Nhắc đến các phương pháp chữa trị sùi mào gà ở miệng, các kỹ thuật như đốt laser, đốt điện, áp lạnh,… được áp dụng khá rộng rãi nhưng lại dễ gây, khả năng phục hồi chậm, nguy cơ bị nhiễm trùng và để lại sẹo xấu. Bên cạnh đó, phương pháp đốt cũng chỉ loại bỏ được nốt sùi ở bên ngoài còn virus ẩn sâu trong cơ thể lại không tiêu diệt được.

Nhằm khắc phục những nhược điểm kể trên, phòng khám Đa khoa Quốc tế cộng đồng đã ứng dụng thành công biện pháp quang động IRA kết hợp đông tây y chuyên khoa. Đây là phương pháp mới được giới chuyên môn đánh giá cao cũng như đông đảo người bệnh tin tưởng chọn lựa.

Liệu pháp quang động IRA hỗ trợ điều trị sùi mào gà bằng cách định vị chính xác vùng ổ bệnh. Tiếp đó, sử dụng công nghệ huỳnh quang kết hợp thuốc chuyên khoa để phá hủy cấu trúc gene virus sùi mào gà. Đồng thời kích hoạt sóng cao tần nhằm loại bỏ nốt sùi trên bề mặt da, kích hoạt nâng cao đề kháng cơ thể. Như vậy, bệnh được loại bỏ hoàn toàn từ trong, ngăn chặn nguy cơ phát bệnh trở lại sau này.

Phòng ngừa bệnh sùi mào gà

Phòng ngừa bệnh sùi mào gà

Bên cạnh việc điều trị theo phác đồ, người bệnh cần tuân thủ các biện pháp phòng ngừa bệnh tại nhà. Có như vậy mới có thể hỗ trợ quá trình điều trị diễn ra thuận lợi, hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh sùi mào gà ở miệng. Kể đến gồm có:

  • Kiêng quan hệ tình dục hoàn toàn trong suốt thời gian điều trị sùi mào gà. Tốt nhất, nên chữa bệnh cùng với bạn tình để ngăn ngừa tình trạng lây nhiễm chéo.
  • Tránh dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác nhằm hạn chế nguy cơ lây lan bệnh xung quanh.
  • Giữ tâm lý thoải mái kết hợp tập thể dục thể thao mỗi ngày để nâng cao thể trạng cơ thể, thúc đẩy quá trình điều trị.
  • Tránh dùng chất kích thích, đồ uống,… vì chúng khiến cho cơ thể khó hồi phục hơn bình thường.
  • Tuân thủ thời gian tái khám theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
[Shortcode gói khám bệnh xã hội]
[Shortcode tư vấn 3]

Trên đây là tổng hợp các thông tin về sùi mào gà ở miệng bạn cần nắm rõ. Để được hỗ trợ tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ qua hotline 0243 9656 999 gặp các chuyên gia sức khỏe một cách nhanh nhất.

Giới thiệu về tác giả

Bác sĩ Đỗ Quang Thế - Bác sĩ CK I khoa Ngoại tổng hợp với hơn 40 năm kinh nghiệm. Hiện nay, bác sĩ đang phụ trách lĩnh vực Ngoại khoa tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.