[Kiến thức] Tác dụng của lá bàng tươi trong cuộc sống

Tác dụng của lá bàng là gì bên cạnh việc trồng bàng quanh nhà để làm cảnh che bóng mát? Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu những công dụng không ngờ đến từ lá bàng trong đời sống của chúng ta nhé. 

Thành phần có trong lá bàng tươi là gì?

Trước khi nắm rõ tác dụng của lá bàng, mọi người cần biết thành phần có trong lá bàng tươi. Cây bàng có tên khoa học: Terminalia catappa L. họ Bàng – Combretaceae. Lá bàng tươi gọi là Folium Terminalia catappa.

Thành phần có trong lá bàng tươi là gì?

Thành phần có trong lá bàng tươi là gì?

Cây bàng có thân to, sống lâu năm có thể cao đến 20m, có các cành mọc dạng vòng. Lá bàng rất to dài 20-30cm, rộng 10-15cm, có hình trái xoan ngược, phần chóp tròn, gốc thon lại và cụt, mặt trên lá nhẵn, mặt dưới lá có lông nhung nhật. 

Trong y học cổ truyền lá và vỏ của cây bàng được sử dụng với nhiều mục đích chữa bệnh khác nhau. Chẳng hạn, ở Đài Loan lá bàng được dùng để chữa một số bệnh liên quan tới gan, ở Suriname, chè lá bàng được sử dụng để điều trị các bệnh về đường tiêu hóa như kiết lị và tiêu chảy.

Trong lá bàng có chứa một số thành phần có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm, hỗ trợ làm lành vết thương hiệu quả. Cụ thể như sau:

Flavonoid: Hợp chất này có tác dụng làm tăng độ bền thành mạch, hỗ trợ rất tốt trong việc hỗ trợ co búi trĩ và chống chảy máu rất hiệu quả.

Tanin: Tanin được biết đến với công dụng nổi bật đó là đặc tính sát khuẩn cực kỳ tốt, đồng thời còn giúp cầm máu vô cùng hiệu quả. Do đó, lá bàng có thể diệt khuẩn, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, viêm nhiễm dẫn đến sưng đau khu vực hậu môn.

Phytosterol: Hợp chất này có tác dụng làm giảm lượng Cholesterol trong cơ thể đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch bằng cách kích thích tăng cường hoạt động của các đại thực bào và các bạch cầu, từ đó hạn chế sự viêm nhiễm, sưng đau.

Saponin: Saponin có tác dụng giảm đau, giúp giảm đau rát ở búi trĩ, đồng thời cũng có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và kháng viêm hiệu quả, giúp vết thương mau chóng phục hồi.

Bên cạnh tác dung điều trị trĩ, là bàng còn có thể sử dụng để rửa các vết thương, điều trị viêm nhiễm âm đạo, viêm miệng, viêm lộ tuyến, trị cảm sốt, sâu răng, viêm nướu, trị chàm, trị bỏng,…

Một số công dụng của lá bàng tươi 

Nhờ những thành phần tự nhiên đặc hiệu của mình, cho nên tác dụng của lá bàng được phát huy triệt để khi sử dụng. Trong dân gian lá bàng được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như là: 

  • Chữa viêm họng 

Uống nước lá bàng có tác dụng gì? Một tác dụng được biết đến đó là chữa viêm họng, lúc này người bệnh chỉ cần lấy 7 – 10 lá bàn non đem rửa sạch, sau đó bỏ vào máy xay lấy nước bỏ bã cho thêm chút muối uống hàng ngày là được. 

  • Chống ung thư

Trong một nghiên cứu trên chuột cho thấy lá bàng non có khả năng chống ung thư. Do trong lá có nhiều flavonoids, chloroform, saponin…Đây là những chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng quét các gốc tự do. Từ đó, tái sửa chữa tế bào, bảo vệ tế bào, ngăn ngừa ung thư.

  • Tác dụng theo y học cổ truyền

Tác dụng của lá bàng khô là gì? Trong đông y lá bàng tính mát cho nên thường được dùng làm thuốc chữa cảm sốt, làm ra mồ hôi, chữa tê thấp, chữa lỵ. Bên cạnh đó búp bàng non phơi khô, tán bột rắc lên chỗ bị ghẻ, hoặc sắc lên lấy nước đặc ngậm chữa sâu răng. Có nơi dùng để trị bệnh dạ dày, ruột, gan.

  • Chống đái tháo đường

Một tác dụng ít người biết của lá bàng non là khả năng ức chế đường huyết tăng cao, bảo vệ tuyến tụy và ngăn ngừa đái tháo đường. Các thành phần trong lá bàng giúp cho giảm đường huyết trong máu và cả tác dụng giảm cân.

Một số công dụng của lá bàng tươi 

Một số công dụng của lá bàng tươi

Một số bài thuốc có sử dụng lá bàng tươi

Như vậy, tác dụng của lá bàng tươi là gì đã có lời giải đáp. Nhờ những tác dụng hữu ích từ lá bàng, người ta có thể điều chế một số bài thuốc từ nó như là:

  • Chữa nhiệt miệng: 

Bài thuốc chữa nhiệt miệng từ lá bàng như sau: Một nắm lá bàng non rửa sạch, để ráo nước, cho vào nồi đổ nước ngậm lá bàng. Đun sôi sau đó đun lửa nhỏ khoảng 30 phút. Vớt bỏ lá bàng, cho nước lá vào bình thủy tinh hoặc bình giữ nhiệt. 

Ngậm nước lá bàng ngày nhiều lần cho đến khi khỏi. Trong những ngày ngậm nước lá bàng, răng miệng sẽ bị vàng do nhựa lá bàng tiết ra bám. Sau khi hết nhiệt miệng, không ngậm nước lá nữa sẽ tự hết.

  • Chữa sâu răng, viêm nướu: 

Tác dụng của lá bàng tươi có thể chữa sâu răng và viêm nướu, người bệnh chỉ cần: Đun nước lá bàng như trên và chỉ cần ngậm 2 lần/1 ngày là có thể trị sâu răng, viêm nướu, răng sẽ sạch mảng bám ố vàng trong 1 tuần áp dụng. 

Nên sử dụng nước lá bàng để súc miệng hàng ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.

  • Chữa mụn nhọt và các vết thương mưng mủ: 

Với bài thuốc này người bệnh chỉ cần lấy lá và búp bàng đem rửa sạch, đun sôi với nước. Khi nước nguội bớt, cho vết thương ngâm ngập nước trong khoảng 20 phút. Điều này sẽ giúp sát khuẩn vết thương và hút hết mủ ra ngoài. 

Nếu vết thương ở nơi không thể ngâm được thì có thể giã nát búp bàng non rồi cho vào đun sôi, dùng hỗn hợp đó đắp lên vết thương.

  • Trị viêm âm đạo, viêm lộ tuyến: 

Tác dụng của lá bàng chữa phụ khoa là điều ít người biết, khi điều trị viêm âm đạo, viêm lộ tuyến bằng lá bàng là phương pháp được lưu truyền từ lâu trong dân gian, nữ giới chỉ cần: lấy 10 lá bàng bánh tẻ đun cùng 1 lít nước và cho 2 thìa muối trắng vào, đun kỹ. Để nguội sau đó lấy nước lá bơm thẳng vào trong âm đạo, ngày 3 lần. 

Viêm nhiễm phụ khoa do nhiễm khuẩn âm đạo 

Viêm nhiễm phụ khoa do nhiễm khuẩn âm đạo

  • Chàm má: 

Trẻ nhỏ bị chàm má có thể đun nước lá bàng rồi lấy nước đó tắm cho bé, một vài lần sẽ hết chàm. Hoặc dùng một nắm búp bàng rửa sạch ngâm qua nước muối cho vào cối giã nát. Nhớ cho thêm 1 vài hạt muối tinh. 

Sau đó, lấy nước búp lá bàng bôi vào vùng da bị chàm cho bé. Bôi nước búp lá bàng đúng 3-4 ngày là những vết chàm trên má của con sẽ khỏi.

  • Vết thương ngứa, lên da non: 

Tác dụng lá bàng non là kháng viêm cho nên khi đun nước lá bàng để rửa vết thương, ngày làm 2 lần sẽ khỏi.

  • Bỏng xăng có mủ ở chân: 

Mỗi ngày đun 2 xô nước lá bàng, lúc lắc chân trong đó. Kết quả mủ tự ra, vết thương lành rất nhanh.

Một số lưu ý khi sử dụng lá bàng tươi

Tác dụng của lá bàng tươi trong điều trị bệnh khá phổ biến. Để sử dụng lá bàng tươi được hiệu quả, người bệnh cần hiểu rõ tình trạng bệnh trước khi sử dụng lá bàng trị bệnh. Nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi bắt đầu điều trị với lá bàng. Và lưu ý những điều sau: 

  • Nên lựa chọn lá bàng non, để đảm bảo dược tính đủ trong trị bệnh. 
  • Nếu có dị ứng, phản ứng bất thường thì nên dừng liệu trình điều trị lại.
  • Hạn chế dùng thực phẩm dễ gây dị ứng dị, chất kích thích như: rượu, bia, hải sản, măng, cà…
  • Mặc quần áo rộng rãi , thoáng mát, tránh cọ xát vào vùng da bị bệnh.
  • Tránh cào gãi lên vùng da đang điều trị

Có thể thấy, lá bàng thật hữu ích và còn được coi là loại thuốc kháng sinh để chữa các bệnh như: cảm sốt, ra mồ hôi, chữa tê thấp, lỵ và chườm nơi đau nhức… Hơn nữa những bài thuốc đến từ lá bàng rất lành tính, và rất dễ làm, do đó người bệnh có thể hỗ trợ điều trị các bệnh lý một cách thuận lợi hơn. 

Mong rằng thông qua những chia sẻ trên đã giúp bạn đọc biết thêm những tác dụng của lá bàng với sức khỏe con người, nếu còn bất kỳ thắc mắc liên quan nào, vui lòng liên hệ qua số 0243.9656.999 để nghe giải đáp từ chuyên gia.

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.

Bài viết liên quan

Thời gian phát bệnh sùi mào gà là bao lâu? – Cần lời giải đáp
Cẩm nangSùi mào gà
Thời gian phát bệnh sùi mào gà là bao lâu? – Cần lời giải đáp
Bệnh sùi mào gà có dễ lây không? 4 con đường lây nhiễm chính 
Cẩm nangSùi mào gà
Bệnh sùi mào gà có dễ lây không? 4 con đường lây nhiễm chính 
Chữa bệnh sùi mào gà hết bao nhiêu tiền? Chi tiết các khoản phí cần biết
Cẩm nangSùi mào gà
Chữa bệnh sùi mào gà hết bao nhiêu tiền? Chi tiết các khoản phí cần biết
Sùi mào gà ở bao quy đầu – Các vấn đề nam giới cần phải biết 
Cẩm nangSùi mào gà
Sùi mào gà ở bao quy đầu – Các vấn đề nam giới cần phải biết 
Sùi mào gà ở miệng: Nguyên nhân, biểu hiện và hướng điều trị
Cẩm nangSùi mào gà
Sùi mào gà ở miệng: Nguyên nhân, biểu hiện và hướng điều trị
Quan hệ bằng miệng có bị sùi mào gà không và những điều cần biết 
Cẩm nangSùi mào gà
Quan hệ bằng miệng có bị sùi mào gà không và những điều cần biết 
Những tác hại của bệnh sùi mào gà và cách phòng tránh
Cẩm nangSùi mào gà
Những tác hại của bệnh sùi mào gà và cách phòng tránh
Bị sùi mào gà có được quan hệ không?[  Chuyên gia giải đáp] 
Cẩm nangReviewSùi mào gà
Bị sùi mào gà có được quan hệ không?[  Chuyên gia giải đáp] 
Sùi mào gà phát triển có nhanh không? Cách ngăn chặn như thế nào?
Cẩm nangSùi mào gà
Sùi mào gà phát triển có nhanh không? Cách ngăn chặn như thế nào?
[Hỏi – đáp] Sùi mào gà có tự khỏi được không? Có cần điều trị không?
Cẩm nangReviewSùi mào gà
[Hỏi – đáp] Sùi mào gà có tự khỏi được không? Có cần điều trị không?
Chi phí chữa apxe hậu môn liệu có đắt không?
Apxe hậu mônCẩm nangHậu môn trực tràng
Chi phí chữa apxe hậu môn liệu có đắt không?
[Giải đáp] Thời gian mổ apxe hậu môn bao lâu thì khỏi hoàn toàn?
Apxe hậu mônCẩm nangHậu môn trực tràngReview
[Giải đáp] Thời gian mổ apxe hậu môn bao lâu thì khỏi hoàn toàn?