Có rất nhiều người đều không nghĩ đến việc bệnh sùi mào gà xuất hiện ở chân, bởi họ nghĩ rằng sùi mào gà chỉ xuất hiện ở các bộ phận sinh dục hoặc hậu môn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bệnh sùi mào gà có thể xâm nhập ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, trong đó có sùi mào gà ở chân. Vậy căn bệnh này có triệu chứng như thế nào, tác hại, cách chữa trị và phòng ngừa ra sao? Mời bạn cùng theo dõi bài viết sau để hiểu rõ hơn về căn bệnh xã hội nguy hiểm này.
Danh mục bài viết
Tìm hiểu chung về bệnh sùi mào gà ở chân
Được biết, sùi mào gà là bệnh lý xã hội nguy hiểm thường xảy ra ở cả nam giới và nữ giới do virus Human Papilloma (HPV) gây ra. Đây là một loại virus có tính lây lan rất nhanh chóng trong cộng đồng, chủ yếu qua đường tình dục không an toàn, do tiếp xúc với vết thương hở và do sử dụng chung đồ cá nhân. Bệnh thường có thời gian ủ bệnh khá dài từ 2 đến 9 tháng, do đó rất khó để phát hiện.
Các triệu chứng của bệnh sùi mào gà tại chân
Mặc dù bệnh sùi mào gà có thời gian ủ bệnh dài và không có nhiều triệu chứng trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo các triệu chứng theo từng giai đoạn của bệnh sùi mào gà ở chân dưới đây:
- Trong giai đoạn đầu, trên niêm mạc ở ở dưới chân, các mụn sẽ mọc lên giống như những nốt u nhú, chúng có màu hồng hoặc màu trắng. Các mụn có kích thước khá nhỏ chỉ từ 1 – 2mm dạng hình tròn hoặc đĩa dẹt. Bề mặt của mụn sần sùi, ẩm ướt, không có cuống và thường mọc đơn lẻ.
- Từ những nốt mụn mọc đơn lẻ, chúng có thể phát triển mạnh mẽ hơn và tăng sinh hơn về số lượng. Đồng thời, các nốt mụn sẽ có thể liên kết với nhau tạo thành từng mảng lớn có dạng như hình cây súp lơ hoặc chiếc mào gà.
- Khi ở trong trạng thái bình thường, các nốt mụn sùi mào gà ở chân sẽ không mang đến cảm giác đau rát, ngứa ngáy. Nhưng nếu bị va chạm, cọ xát thì chúng sẽ bị lở loét, bị chảy mủ, chảy máu và từ đó gây ra cảm giác đau rát, ngứa cho người bệnh.
- Các nốt mụn sùi thường sẽ xuất hiện nhiều ở trên ngón chân, kẽ ngón chân hoặc mu bàn chân.
- Cơ thể người bị mắc bệnh sùi mào gà cũng sẽ cảm thấy mệt mỏi và đôi khi còn phát sốt.
Những tác hại nguy hiểm của bệnh sùi mào gà dưới chân
Bệnh sùi mào gà ở vị trí nào trên cơ thể cũng đều gây ra rất nhiều nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, sức khỏe và đời sống sinh hoạt hàng ngày. Đồng thời bệnh sùi mào gà ở gân còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác như:
Gây ra biến chứng vô sinh, hiếm muộn
Nghe có vẻ kỳ lạ, bị sùi mào gà dưới chân sao lại ảnh hưởng đến việc vô sinh, hiếm muộn đúng không nào? Tuy nhiên, như bạn đã biết, bệnh sùi mào gà là do virus HPV gây ra – đây là loại virus có tốc độ lây lan cực kỳ nhanh. Khi chúng xâm nhập vào cơ thể, nhất là cơ quan sinh dục ở cảm nam giới và nữ giới.
Các chủng virus HPV sẽ làm suy giảm đi sức đề kháng của người bệnh. Từ đó tạo cơ hội cho các tác nhân khác xâm nhập vào gây viêm tắc đường sinh sản, cản trở tinh trùng gặp trứng để thụ thai. Do đó, càng làm tăng nguy cơ bị vô sinh, hiếm muộn của người bị mắc sùi mào gà dưới chân.
Gây ra biến chứng ung thư
Khi cơ thể bị mắc bệnh sùi mào gà, các chủng virus HPV16 và HPV18 có thể sẽ nhanh chóng lây lan từ khu vực dưới chân lên các bộ phận khác trên cơ thể để gây bệnh. Chúng có thể tạo ra những biến chứng nguy hiểm như ung thư dương vật, ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư vòm họng… Tất cả các biến chứng này đều đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của người bệnh.
Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh xã hội khác
Như đã nói ở trên, khi virus HPV xâm nhập vào cơ thể sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch của người bệnh. Điều này sẽ làm tăng thêm nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai, mụn rộp sinh dục, nghiêm trọng hơn là bệnh HIV.
Làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày
Các triệu chứng của bệnh sùi mào gà ở chân khi bị chảy máu, chảy mủ tại vị trí các u nhú không chỉ gây ra ngứa ngáy, đau rát cho người bệnh. Chúng còn khiến cho việc đi lại của người bệnh gặp khó khăn. Ngoài ra, người bị mắc bệnh sùi mào gà sẽ luôn có cảm giác tự ti, mặc cảm, sống khép kín hơn và có thể dẫn đến tình trạng bị trầm cảm.
Các biện pháp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh sùi mào gà ở chân
Nền y học hiện đại có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh sùi mào gà dưới chân được áp dụng. Để hiểu rõ hơn về cách chữa trị cũng như phương pháp phòng ngừa chúng ta hãy tìm hiểu chi tiết từng vấn đề. Cụ thể:
Các phương pháp sử dụng điều trị bệnh sùi mào gà dưới chân
Vấn đề sùi mào gà ngày nay trở nên rất phổ biến, chính vì điều này cũng đã có nhiều phương pháp được áp dụng mang lại hiệu quả cao. Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh sùi mào gà ở chân được áp dụng rộng rãi:
- Chữa sùi mào gà dưới chân bằng thuốc: phương pháp này thường được áp dụng khi bệnh ở giai đoạn đầu. Việc sử dụng thuốc dạng uống kết hợp với dạng bôi sẽ giúp nâng cao hiệu quả trong điều trị.
- Chữa bệnh sùi mào gà dưới chân bằng phương pháp đốt: Khi bệnh sùi mào gà dưới chân phát triển trong giai đoạn 2 sẽ được thực hiện bằng phương pháp đốt. Một số người lựa chọn cách đốt điện, đốt lạnh hoặc đốt laser.
- Áp dụng phương pháp ALA-PDT: Đây là phương pháp lợi dụng bức xạ nhiệt kết hợp với tia huỳnh quang, từ đó tạo ra lượng oxy singlet để tiêu diệt những mụn sùi mào gà một cách tận gốc.
Phương pháp này không chỉ giúp điều trị sùi mào gà ở chân hiệu quả, mà còn ngăn ngừa tái phát bệnh, đồng thời còn giúp việc điều trị bệnh không để lại sẹo. Chính vì thế, phương pháp này đang được lựa chọn và áp dụng rất nhiều.
Các cách phòng tránh lây bệnh sùi mào gà bạn cần biết
Ngày nay, bạn rất có thể sẽ bị nhiễm virus HPV từ người khác hoặc từ một đồ vật nào đó của người bị virus HPV. Để phòng ngừa việc lây nhiễm bệnh sùi mào gà ở chân nói riêng và sùi mào gà nói chung bạn có thể áp dụng các cách phòng tránh sau:
- Rửa sạch chân, tay nhất là sau khi tiếp xúc với người bệnh sùi mào gà hoặc chạm vào dụng cụ cá nhân của họ. Luôn giữ chân tay khô ráo, bởi mụn sùi mào gà phát triển rất nhanh trong môi trường ẩm ướt.
- Nếu sống chung với người bị sùi mào gà cần phải mang giày tắm, dép hoặc giày bơi cao su mỗi khi đến hồ bơi công cộng, tại phòng thay đồ hoặc sử dụng chung bồn tắm với người bệnh cũng cần phải được lưu tâm.
- Rửa chân thật kỹ bằng xà phòng khử trùng ngay sau khi đến khu vực mà virus HPV có thể lây lan.
- Không được chạm vào các mụn sùi mào gà của người khác, đặc biệt không được tự ý chọc vào các mụn, nốt mụn của người khác.
Lời kết
Mong rằng sau bài viết này của Chào Bác Sĩ bạn đã có được cho mình những thông tin hữu ích về việc phát hiện và điều trị bệnh sùi mào gà ở chân. Việc phát hiện và điều trị kịp thời sẽ giúp hạn chế rất nhiều các biến chứng nguy hiểm đến với sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bạn đó.
Chúng tôi đang lắng nghe.
Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.