Polyp hậu môn là bệnh lý không hiếm gặp ở hậu môn trực tràng, không phải là bệnh lý nguy hiểm cho tính mạng nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ biến chứng ung thư. Việc tìm hiểu các thông tin về nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng và cách điều trị sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn để có hướng điều trị phù hợp.
Danh mục bài viết
Polyp hậu môn và nguyên nhân gây bệnh
Polyp hậu môn là khối u dạng hình tròn hay elip xuất hiện trên bề mặt trong khu vực ống hậu môn trực tràng hoặc đường ruột, có cuống nhỏ với kích thước thông thường không quá 2,5cm.
Về mặt lâm sàng, bệnh được chia thành 3 dạng chính:
- Polyp dạng viêm nhưng lành tính: có tỷ lệ lớn, còn gọi là polyp tăng sản. Đây là kết quả từ phản ứng viêm tại mặt trong khu vực hậu môn trực tràng. Dạng polyp này hiếm khi tiến triển ác tính.
- Polyp bạch huyết: Tỷ lệ chiếm khoảng 15%.
- Polyp dạng u tuyến: Tỷ lệ rất nhỏ 5% nhưng lại có nguy cơ ác tính cao nhất. Kích thước khối polyp càng lớn nguy cơ tiến triển tế bào ung thư càng tăng cao.
Về nguyên nhân gây bệnh, polyp được cho là xuất phát từ sự tăng trưởng bất thường các mô tế bào, hình thành các khối polyp nếu ở trực tràng gọi là polyp trực tràng, nếu ở hậu môn gọi là polyp hậu môn. Các yếu tố có thể dẫn đến sự hình thành khối polyp bao gồm:
- Di truyền nhiễm sắc thể: Gia đình có bố hoặc mẹ bị polyp ở hậu môn thì con có nguy cơ polyp ở hậu môn cao hơn bình thường.
- Cấu trúc bất thường ở hậu môn: nếu hình dáng của hậu môn cong hoặc hẹp sẽ ảnh hưởng đến hoạt động đẩy phân ra ngoài, dễ gây nhiễm khuẩn, tích tụ chất thải khiến hậu môn bị viêm nhiễm, tăng nguy cơ hình thành polyp.
- Quan hệ tình dục đường hậu môn: Dễ khiến hậu môn tổn thương, trầy xước, đặc biệt việc quan hệ không an toàn còn có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Táo bón kéo dài: tình trạng táo bón lâu ngày khiến phân khô cứng, bệnh nhân phải rặn mạnh khiến niêm mạc dễ bị tổn thương, cọ xát khiến vi khuẩn dễ tấn công gây bệnh.
- Chế độ ăn thiếu lành mạnh: Thói quen ăn đồ cay nóng, dầu mỡ, thường xuyên sử dụng chất kích thích…làm tăng nguy cơ mắc bệnh đường tiêu hóa.
Triệu chứng của polyp hậu môn là gì?
Polyp hậu môn rất dễ nhầm lẫn với bệnh trĩ hoặc các bệnh hậu môn trực tràng khác như tiêu chảy, lồng ruột, sa hậu môn trực tràng…Để nhận biết bệnh, bạn có thể căn cứ vào các triệu chứng dưới đây:
- Đại tiện ra máu: khi mắc bệnh polyp người bệnh cũng có triệu chứng đi ngoài ra máu. Tuy nhiên cần phân biệt đại tiện ra máu do trĩ và do polyp hậu môn. Theo đó, đại tiện ra máu do trĩ số lượng nhiều nhỏ giọt hoặc thành tia, đại tiện ra máu do polyp thường máu đỏ tươi và dính trên giấy vệ sinh.
- Khối thịt thừa ở hậu môn: Cũng rất dễ nhầm lẫn với hiện tượng sa búi trĩ. Cần phân biệt được, búi trĩ có màu đỏ sẫm/ tím kèm theo dịch tiết ngứa ngáy…Khối polyp sa sẽ có cuống dài, thậm chí dễ bị rối xoắn gây đau đớn trong ống hậu môn.
- Đau quặn bụng dưới: Kích thước khổ polyp lớn hoặc số lượng nhiều có thể làm hẹp ống hậu môn, trường hợp nặng dẫn đến bán tắc ruột gây ra các cơn đau quặn bụng.
- Đi ngoài phân lỏng: căn bệnh này gây nhu động ruột, bệnh nhân gặp các vấn đề đại tiện như đi ngoài nhiều lần, đi ngoài ra phân lỏng…
- Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, da dẻ xanh xao…
Có thể thấy rằng, các triệu chứng polyp hậu môn thường không đặc hiệu, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý hậu môn trực tràng khác nhất là bệnh trĩ. Do đó, nếu xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, nội soi hậu môn trực tràng xác định bệnh và điều trị hiệu quả.
Polyp hậu môn có tự hết không?
Polyp mặc dù là khối u lành tính nhưng không thể tự hết được mà bắt buộc phải tiến hành điều trị nếu muốn khỏi bệnh. Đặc biệt, khối polyp không thể chữa khỏi bằng thuốc mà bắt buộc phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ để điều trị.
Vấn đề đáng nói, polyp hậu môn thường chỉ được phát hiện thông qua thăm khám nội soi. Dẫn đến tình trạng bệnh nhân phát hiện muộn hoặc chủ quan không đi khám ngay từ đầu. Đến khi bệnh đã gây ra các biến chứng mới đến cơ sở y tế thăm khám.
- Tiến triển khối u ác tính: Khối polyp phát triển lớn và thường xuyên ma sát với phân gây chảy máu, tổn thương. Cùng với môi trường nhiều vi khuẩn ở hậu môn rất dễ gây viêm nhiễm khối polyp, lâu ngày hình thành các tế bào ung thư ác tính nguy hiểm.
- Sa trực tràng: Khối polyp có thể gây giãn niêm mạc với nguy cơ sa giãn trực tràng nếu phát triển kích thước lớn, số lượng nhiều. Khi đại tiện, người bệnh thường phải rặn mạnh gây kích thích nhu động ruột dễ dẫn đến sa trực tràng.
- Gây nhiễm trùng hậu môn: Khối polyp sa ra ngoài gây chảy máu khiến vùng hậu môn luôn ẩm ướt, dễ dẫn đến viêm nhiễm vùng hậu môn.
- Các vấn đề đường ruột: Số lượng và kích thước khối polyp quá lớn có thể dẫn đến tắc nghẽn đường ruột, gây tình trạng bán tắc ruột.
- Di truyền cho thế hệ sau: Trong gia đình có cha mẹ bị mắc phải căn bệnh này có thể để lại nguy cơ cao mắc bệnh do gen đột biến hoàn toàn có thể di truyền.
Cách điều trị bệnh hiệu quả
Các bác sĩ khuyến cáo, nếu xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ polyp hậu môn nên thăm khám sớm, tiến hành thăm khám và chẩn đoán xác định chính xác bệnh lý. Việc phát hiện sớm bệnh polyp trực tràng hậu môn sẽ giúp giảm nguy cơ gặp phải biến chứng về lâu dài.
Tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng, polyp hậu môn được chẩn đoán thông qua nội soi hậu môn trực tràng. Thiết bị nội soi hậu môn 3d tiên tiến cho hiệu quả chẩn đoán chính xác, không thụt tháo, không nhịn ăn, không gây mê, không gây khó chịu.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ chỉ định một số xét nghiệm cần thiết khi bệnh nhân cần tiến hành phẫu thuật ngoại khoa để điều trị.
Hiện nay, các bác sĩ tại Phòng khám áp dụng phương pháp sóng cao tần HCPT II trong điều trị cắt polyp hậu môn. Sóng cao tần xâm lấn tối thiểu, cho hiệu quả cắt dứt điểm chân polyp, ngăn ngừa tối đa tình trạng sót chân gây tái phát về sau.
- Vết cắt nhỏ, hạn chế tối đa đau đớn, chảy máu.
- Sóng cao tần không dùng dao kéo phẫu thuật nên hạn chế được tối đa các biến chứng sau khi phẫu thuật.
- Hiệu quả điều trị polyp hậu môn cao, với các trường hợp cắt polyp lần đầu hiệu quả có thể đạt đến 99%.
- Thời gian hồi phục nhanh, khối polyp kích thích thước nhỏ có thể lành nhanh chóng sau 5-7 ngày. Trường hợp khối polyp lớn có thể lâu hơn, từ 7-10 ngày tùy cơ địa mỗi người.
- Sau khi phẫu thuật, không cần nằm viện, theo chỉ định của bác sĩ có thể về luôn trong ngày.
Tóm lại, người bệnh polyp ở hậu môn thường không có triệu chứng rõ ràng ngya từ đầu. Dù phần lớn các khối polyp là lành tính nhưng có thể là nguồn gốc của tế bào ung thư. Do đó, việc thăm khám và tiến hành phẫu thuật cắt bỏ polyp là phương pháp điều trị bệnh tốt nhất, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ ung thư tiến triển sau này.
Để nhận tư vấn cụ thể hơn về bệnh polyp hậu môn và đặt lịch khám trước, vui lòng gọi về số máy 0243.9656.999 để được hỗ trợ.
Chúng tôi đang lắng nghe.
Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.