Polyp hậu môn là như thế nào? Làm sao để nhận biết? 

“Bác sĩ ơi, giúp tôi giải đáp polyp hậu môn là như thế nào với ạ? Tôi có nhận thấy có viên thịt nhỏ nhỏ lòi ra từ hậu môn tự tìm kiếm trên mạng thấy giống với hình dáng của khối polyp hậu môn. Vậy tình trạng này có nguy hiểm không? Tôi có cần phải phẫu thuật để loại bỏ hay không?” 

Cùng chuyên gia tìm hiểu về polyp hậu môn

Với câu hỏi “polyp hậu môn là như thế nào?” nhận được từ người gửi ẩn danh có bác sĩ Trịnh Tùng – Trưởng khoa Ngoại Tiêu Hoá – Hậu môn – trực tràng với hơn 40 năm kinh nghiệm tại Đa khoa Quốc Tế Cộng Đồng sẽ tham gia tham vấn thông tin cho bài viết ngày hôm nay. 

Trước hết, bác sĩ Trịnh Tùng khuyên người bệnh nên tìm hiểu rõ ràng hơn về một số thông tin của bệnh lý polyp hậu môn như về định nghĩa, dấu hiệu, nguyên nhân, ảnh hưởng và cách chữa bệnh. Cụ thể như sau: 

1. Về định nghĩa

Hình ảnh bệnh polyp hậu môn

Hình ảnh bệnh polyp hậu môn

Polyp hậu môn là những khối u nhỏ hình thành trên bề mặt bên trong của hậu môn hoặc đường ruột. Chúng thường có hình dạng tròn hoặc elip và có cuống nhỏ giống như nấm, với kích thước thường dưới 2,5 cm. Tuy nhiên với một số trường hợp đặc biệt chúng có thể phát triển to hơn và khi này thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh trĩ. 

Có 3 loại polyp hậu môn tương đương với 3 mức độ nguy hiểm là polyp tăng sản lành tính, polyp u tuyến hơi ác tính và polyp ung thư ác tính. Để phát hiện loại polyp mình đang mắc bạn cần kết hợp điều trị loại bỏ và sinh thiết khối polyp để chắc chắn rằng khối polyp không có nguy cơ chuyển ác tính trong tương lai. 

2. Về nguyên nhân

Polyp hậu môn thường bắt nguồn từ sự tăng sinh bất thường tại khu vực niêm mạc hậu môn trực tràng. Tức là do các yếu tố tác động đến sự phát triển tại hậu môn trực tràng như:

  • Do gen di truyền nhiễm sắc thể từ bố, mẹ hoặc ông bà nội ngoại 2 bên. 
  • Do thói quen quan hệ tình dục qua đường hậu môn, gặp nhiều ở nhóm đối tượng đồng tính, nghiện các chất kích thích. 
  • Do chưa biết cách vệ sinh hậu môn sau khi đại tiện, thói quen lau từ trước ra sau ở nữ giới hay thói quen không sử dụng giấy lau ở nhiều người khiến vi khuẩn tích tụ gây ngứa, viêm sau đó hình thành khối polyp. 
  • Do thói quen ăn uống quá nhiều đạm và đồ cay nóng ảnh hưởng đến quá trình đại tiện. 
  • Do đặc trưng cấu tạo hậu môn bất thường ở người bệnh như bị hẹp hậu môn, bị cong ống hậu môn hay bất thường ở đâu đó tại khu vực hậu môn. 
  • Người thường xuyên mắc các bệnh về đường ruột và bị bệnh lao phổi kéo dài, bị mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục nguy hiểm. 

3. Về triệu chứng 

Dấu hiệu nhận biết polyp hậu môn là như thế nào

Dấu hiệu nhận biết polyp hậu môn là như thế nào

Dấu hiệu nhận biết polyp hậu môn đặc trưng như sau:

  • Đại tiện ra máu: Máu thường có màu đỏ tươi và xuất hiện trên giấy vệ sinh thường bệnh nhân bị polyp hậu môn không bị đau đớn nhiều như bệnh trĩ do khối polyp có kích thước không quá lớn và gần như không ảnh hưởng đến đời sống người bệnh. 
  • Khối thịt thừa: Có thể cảm nhận được khối thịt thừa tại khu vực hậu môn sau khi đại tiện tuy nhiên cảm nhận không quá rõ ràng nếu khối polyp ở sâu phía trong ống hậu môn. 
  • Đau bụng: Đặc biệt là khi polyp lớn gây tắc nghẽn một phần ruột khiến cho phân bị tắc và gây nên viêm nhiễm và đau quặn bụng. 
  • Khi bị viêm nhiễm người bệnh sẽ bị sốt cao, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, khó chịu trong người và suy nhược cơ thể. 

4. Về sức ảnh hưởng 

Polyp hậu môn có thể lành tính hoặc ác tính. Đa số các polyp lành tính và không gây nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, một số polyp có thể phát triển thành ung thư hay gây ra các biến chứng đến mọi mặt của đời sống như: 

  • Nhiễm trùng: Polyp có thể gây viêm nhiễm hậu môn, đặc biệt là khi các cuống polyp sa ra ngoài cùng với dịch nhầy khi này hậu môn bị loét kèm theo dịch mủ hôi thối vừa gây đau đớn vừa gây bất tiện cho sinh hoạt của người bệnh.
  • Ung thư: Một số loại polyp, đặc biệt là polyp tuyến, có nguy cơ phát triển thành ung thư hậu môn – trực tràng nếu không được loại bỏ kịp thời
  • Chảy máu: Polyp có thể gây chảy máu từ trực tràng khi bệnh tiến triển sang giai đoạn đại tiện ra máu dẫn đến thiếu máu do mất máu kéo dài.
  • Tắc ruột: Các polyp lớn có thể gây tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ ruột, gây đau bụng và khó khăn trong việc đại tiện. Phân bị bít tắc không được thoát ra ngoài có thể góp phần gây ra sỏi tích tụ trong cơ thể người bệnh. 
[Shortcode tư vấn 1]

Chẩn đoán và điều trị polyp hậu môn là như thế nào?

Để biết điều trị polyp hậu môn là như thế nào trước hết người bệnh cần được khám và thực hiện một vài xét nghiệm, chụp chiếu để:

Chẩn đoán và điều trị polyp hậu môn là như thế nào?

Chẩn đoán và điều trị polyp hậu môn là như thế nào?

  • Xác định số lượng, kích thước, đặc điểm của khối polyp.
  • Xác định vị trí, tính chất để đưa ra phương án xử lý tốt nhất và hiệu quả cao nhất. 

Người bệnh cần (1) Nội soi hậu môn: Đây là phương pháp chính xác nhất để phát hiện polyp. Bác sĩ sẽ sử dụng một ống mềm có gắn camera để kiểm tra bên trong hậu môn và trực tràng. (2) Xét nghiệm máu: Công thức máu toàn bộ (CBC) có thể phát hiện thiếu máu do chảy máu mãn tính từ polyp. (3) Xét nghiệm phân: Tìm kiếm máu ẩn trong phân để phát hiện chảy máu từ khối polyp. 

Sau khi có kết quả tổng hợp bác sĩ sẽ đưa ra một trong hai hoặc kết hợp cả 2 phương pháp điều trị sau:

  • Điều trị bằng thuốc: Trong giai đoạn đầu, khi polyp còn nhỏ, có thể sử dụng thuốc giảm đau và thuốc tăng cường sức bền thành mạch máu. Kết hợp với thuốc làm mềm phân và thay đổi thói quen sinh hoạt tại nhà để cải thiện kích thước khối polyp. 
  • Cắt bỏ polyp: Nếu polyp lớn hơn 10mm, bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ bằng phương pháp nội soi. Trong trường hợp polyp rất lớn, có thể cần phẫu thuật qua đường bụng. Sau đó bệnh nhân vẫn cần sử dụng một số loại thuốc để kiểm soát sức khỏe người bệnh sau khi phẫu thuật. 
[Shortcode bác sĩ Tùng]

Về phòng tránh bệnh sau khi chữa 

Phòng tránh bệnh sau khi chữa

Phòng tránh bệnh sau khi chữa

Sau khi hiểu polyp hậu môn là như thế nào và biết rằng cách chữa polyp hậu môn là gì các bác sĩ khuyến cáo người bệnh và cả những người chưa mắc bệnh cũng nên chú ý các vấn đề sau để phòng tránh polyp hậu môn:

  • Thay đổi chế độ ăn sao cho tăng cường chất xơ, khoáng chất và rau xanh để hỗ trợ quá trình đại tiện được mượt mà hơn. 
  • Đồng thời kiêng sử dụng các thực phẩm quá giàu đạm hoặc có kết cấu quá cứng dẫn đến khó tiêu. 
  • Bổ sung thật nhiều nước lọc, tăng cường thể thao để tăng sức đề kháng và tăng khả năng trao đổi chất. 
  • Bỏ thói quen rặn khi đại tiện, hạn chế quan hệ tình dục qua đường hậu môn, vệ sinh hậu môn mỗi ngày theo hướng dẫn của bác sĩ và bổ sung thêm sữa chua, men vi sinh để tăng cường hệ vi khuẩn tốt ở đường ruột. 
  • Chú ý đến loại quần lót sử dụng, chọn vải thoáng mát cũng như giặt riêng, phơi dưới ánh nắng mặt trời. Không sử dụng chung đồ lót hoặc các vật dụng cá nhân như khăn tắm với những người có nguy cơ mắc bệnh xã hội cao. 
[Shortcode giới thiệu phòng khám]
[Shortcode tư vấn 3]

Bác sĩ Trịnh Tùng đã cung cấp thông tin toàn diện về polyp hậu môn là như thế nào cũng như giải đáp các vấn đề liên quan đến bệnh lý này. Nếu vẫn còn thắc mắc nào khác hoặc muốn được tư vấn trực tiếp, trực tuyến và riêng tư bạn hãy gọi đến 0243 9656 999 lựa chọn khoa Hậu môn – trực tràng để được hỗ trợ nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí. 

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.