Polyp hậu môn ở trẻ em và những điều bố mẹ cần biết

Polyp hậu môn ở trẻ em không hiếm gặp, tỷ lệ mắc dao động 1-5%. Nếu không sớm khắc phục và điều trị có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ, chức năng hậu môn và sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Bố mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ sớm nếu xuất hiện triệu chứng nghi ngờ bệnh, không chủ quan kéo dài khiến bệnh tiến triển nặng nề. 

Biểu hiện bệnh polyp hậu môn ở trẻ em 

Polyp hậu môn là một bệnh lý vùng hậu môn trực tràng, là tình trạng tăng sinh bất thường niêm mạc hậu môn trực tràng, kết quả hình thành khối u lồi về phía trực tràng. Khối polyp đa phần là lành tính, có cuống có thể sa xuống nếu kích thước lớn, tuy nhiên có nhiều trường hợp polyp u tuyến có nguy cơ phát triển ung thư. 

Biểu hiện bệnh polyp hậu môn ở trẻ em

Biểu hiện bệnh polyp hậu môn ở trẻ em

Triệu chứng lâm sàng của polyp hậu môn ở trẻ em là tình trạng đại tiện ra máu, máu nhỏ giọt ở cuối bãi là chủ yếu, có thể thấy máu dính trên phân thành sọc.

  • Trẻ có thể bị đi ngoài phân dính nhầy máu, tỷ lệ gặp khoảng 12,8%. Một số trường hợp đi ngoài ra phân nhầy máu có thể gây kích thích nên dễ bị nhầm lẫn với hội chứng lỵ. 
  • Polyp hậu môn phát triển về kích thước theo thời gian, gây cảm giác đau rát khiến trẻ bỏ ăn, quấy khóc.
  • Khi khối polyp phát triển lớn có thể bị sa xuống hậu môn, dễ bị nhầm lẫn với búi trĩ. 
  • Khối polyp phát triển lớn gây chèn ép lên đường tiêu hoá, gây hội chứng ruột kích thích, gây bán tắc ruột khiến trẻ bị đau quặn bụng thành cơn.

Các triệu chứng trẻ em bị polyp hậu môn thường khá liên tục, kéo dài vài tháng đến hàng năm. Tuy nhiên, phần lớn trẻ khi thăm khám tại các cơ sở y tế tuyến dưới thường được chẩn đoán là đi ỉa ra máu không rõ nguyên nhân, hội chứng lỵ hay bệnh trĩ…Chỉ số ít trẻ được chẩn đoán đúng do polyp hậu môn nên nhiều khi phải dùng kháng sinh không cần thiết.

[Shortcode tư vấn 1]

Nguyên nhân dẫn đến bệnh polyp hậu môn ở trẻ em

Các bác sĩ chuyên khoa chia sẻ, nguyên nhân bệnh polyp hậu môn ở trẻ em có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau: 

Nguyên nhân dẫn đến bệnh polyp hậu môn ở trẻ em

Nguyên nhân dẫn đến bệnh polyp hậu môn ở trẻ em

  • Dị tật bẩm sinh: Trẻ em có thể gặp một số dị tật bẩm sinh tại hậu môn như cong hẹp hậu môn khiến việc đào thải phân gặp khó khăn, dễ bị tích tụ dẫn đến viêm nhiễm hoặc hình thành khối polyp. 
  • Táo bón/ kiết lỵ kéo dài: Khi bị viêm nhiễm hậu môn phải làm việc liên tục, thêm tình trạng ẩm ướt khó chịu tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập tấn công. 
  • Tắc tĩnh mạch: khi hệ thống tĩnh mạch hậu môn tắc nghẽn, gây cản trở lưu lượng máu đến hậu môn. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra nhiều bệnh lý hậu môn trực tràng, trong đó có bệnh polyp hậu môn.
    Thói quen vệ sinh kém: Bố mẹ lơ là trong việc vệ sinh cá nhân cho trẻ, nhất là vệ sinh vùng hậu môn không sạch sẽ rất dễ khiến trẻ bị viêm nhiễm hậu môn. 
  • Các nguyên nhân khác: Khó tiêu, yếu tố di truyền, ăn thực phẩm chứa độc tố hoặc không hợp vệ sinh…

Bệnh polyp hậu môn ở trẻ em có nguy hiểm không?

Polyp hậu môn ở trẻ em đa phần là khối u lành tính khu trú tại khu vực hậu môn trực tràng, thường là đơn polyp, có cuống và kích thước dao động từ 0,5-1cm. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp polyp to kích thước từ 2-3 cm hoặc trường hợp đa polyp ở hậu môn. 

Bệnh polyp hậu môn ở trẻ em có nguy hiểm không?

Bệnh polyp hậu môn ở trẻ em có nguy hiểm không?

Với các trường hợp polyp hậu môn có yếu tố di truyền trong gia đình, nhiều người trong gia đình đã mắc bệnh, thậm chí có trường hợp polyp ở ruột non, đại tràng với tiên lượng nặng, có xu hướng tiến triển ác tính cao. 

Ngoài ra, bệnh polyp hậu môn trẻ em còn có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm khác như: 

  • Táo bón, sa trực tràng: Khối polyp kích thước lớn hoặc tình trạng gia tăng số lượng có thể gây hẹp hậu môn, ảnh hưởng đến quá trình đào thải phân dẫn đến táo bón. Trẻ khó đại tiện, phải rặn mạnh gây tổn thương, chảy máu cùng nguy cơ sa trực tràng. 
  • Suy giảm sức khoẻ: Tình trạng polyp hậu môn gây chảy máu thời gian dài có thể khiến trẻ bị thiếu máu, biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, bỏ ăn, chậm lớn, quấy khóc…
  • Gặp vấn đề đường ruột: Số lượng polyp hậu môn tăng lên khiến hậu môn bị hẹp, quá trình đào thải phân gặp khó khăn có thể gây ra các vấn đề đường ruột khác. 

Chẩn đoán và điều trị bệnh polyp hậu môn ở trẻ em

Như vậy, bệnh polyp hậu môn ở trẻ em không sớm được điều trị có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như quá trình phát triển chung của trẻ. Do đó, bố mẹ cần hết sức lưu ý theo dõi sức khoẻ cho trẻ, nếu phát hiện triệu chứng bất thường cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời. 

Chẩn đoán và điều trị bệnh polyp hậu môn ở trẻ em

Chẩn đoán và điều trị bệnh polyp hậu môn ở trẻ em

Để chẩn đoán bệnh polyp hậu môn, bác sĩ cần thăm khám bên ngoài và kết hợp nội soi hậu môn để phát hiện khối polyp. Kỹ thuật nội soi tiên tiến giúp xác định chính xác vị trí, kích thước khối polyp từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Trong trường hợp khối polyp có kích thước nhỏ, các bác sĩ có thể chỉ định nội soi đốt polyp để điều trị. Trường hợp polyp hậu môn nặng, kích thước lớn sẽ cần can thiệp phẫu thuật điều trị. Tuy nhiên, thủ thuật cắt polyp hậu môn khá đơn giản, thời gian thực hiện nhanh và quá trình hồi phục nhanh chóng. 

Bên cạnh việc điều trị theo phác đồ chỉ định, để tăng hiệu quả điều trị cũng như giảm khả năng tái phát, hỗ trợ khả năng hồi phục nhanh chóng cho trẻ, bố mẹ cũng cần lưu ý đến việc vệ sinh, chế độ ăn uống hàng ngày cho trẻ. 

  • Bổ sung chất xơ từ rau xanh, hoa quả trong các bữa ăn hàng ngày, giúp phòng chống táo bón cho trẻ. 
  • Không cho trẻ ăn đồ cay nóng, đồ dầu mỡ khó tiêu, nhiều chất béo chất đạm cho trẻ.
  • Chú ý vệ sinh hậu môn sạch sẽ cho trẻ, sau khi vệ sinh nên dùng khăn mềm lau khô hậu môn, mặc quần áo rộng rãi, thông thoáng cho trẻ.
  • Tập cho trẻ thói quen đại tiện vào khung giờ cố định, tốt nhất là vào buổi sáng. Không cho trẻ ngồi đại tiện quá lâu vì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ, polyp…
[Shortcode giới thiệu phòng khám]
[Shortcode tư vấn 3]

Sau điều trị polyp hậu môn ở trẻ em nên ăn gì? 

Như đã chia sẻ, sau điều trị polyp hậu môn ở trẻ em việc chăm sóc vô cùng quan trọng. Theo đó, chế độ dinh dưỡng cần đặc biệt lưu ý, bố mẹ cần cho trẻ ăn thực phẩm lỏng, dễ tiêu, mềm. 

  • Thực phẩm giàu chất xơ: Giúp phòng chống táo bón, kích thích tiêu hoá, hỗ trợ quá trình tiêu hoá thuận lợi hơn. Một số nhóm thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, chuối, nho, bánh mỳ đen, bông cải xanh…
  • Thực phẩm giàu đạm: bổ sung năng lượng cho cơ thể, hỗ trợ tăng cường kích thích tái tạo mô, làm lành nhanh vết thương. Các thực phẩm giàu đạm bố mẹ có thể ưu tiên bổ sung cho trẻ như đậu nành, trứng gà, thịt bò, ngũ cốc…nhưng cần băm nhỏ hoặc hầm nhừ giúp trẻ dễ tiêu hoá. 
  • Thực phẩm giàu chất béo tốt: Dầu dừa, dầu mè, đậu nành…

Trên đây, các bác sĩ đã chia sẻ các thông tin về bệnh polyp hậu môn ở trẻ em cũng như cách điều trị. Bố mẹ cần được tư vấn cụ thể hơn vui lòng gọi điện tư vấn hoặc đến trực tiếp cơ sở y tế.

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.