Bác sĩ ơi! Tôi được chẩn đoán có nhiều khối polyp ở hậu môn và bác sĩ có đưa ra rất nhiều cách chữa nhưng tôi không hiểu. Mong rằng các bác sĩ sẽ tư vấn giúp tôi xem cách chữa polyp hậu môn nào đang hiệu quả và có mức chi phí tiết kiệm hiện nay? Cảm ơn bác sĩ rất nhiều!
Danh mục bài viết
Về bệnh lý polyp hậu môn phổ biến
Polyp hậu môn không phải một chứng bệnh hiếm gặp, đồng thời các cách chữa polyp hậu môn cũng phong phú và phù hợp với cơ địa cũng như thể trạng, tình trạng bệnh lý mỗi người là khác nhau. Để hiểu và phân tích được ưu và hạn chế của các phương pháp chữa bệnh các bác sĩ chuyên khoa Hậu môn – trực tràng tại Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng cho rằng người bệnh cần hiểu tổng quan về căn bệnh này.
1. Nguyên nhân gây bệnh là gì?
Polyp hậu môn xuất hiện do sự phát triển quá mức của các tế bào niêm mạc hậu môn tạo thành u nhú có chân hình tròn hoặc hình oval. Khi khối u nhú này phát triển to sẽ gây ra ảnh hưởng xấu đối với hậu môn và tuỳ vào mức độ ảnh hưởng các bác sĩ chuyên khoa nhận định và chia polyp hậu môn thành 3 dạng:
- Dạng lành tính: Xuất hiện dưới dạng viêm và không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh và cũng là dạng polyp chiếm đa số khoảng 80% trên tổng số các ca bệnh.
- Dạng bạch huyết: Chiếm khoảng 15% với sự phát triển quá mức của u bạch huyết tại hậu môn và lành tính.
- Dạng u tuyến: Chỉ chiếm 5% nhưng lại có nguy cơ cao gây ra ung thư hậu môn và gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Polyp hậu môn có thể xuất hiện tại những người bệnh có bố hoặc mẹ có tiền sử mắc bệnh hậu môn, ở những người quan hệ nhiều qua hậu môn, những người kém vệ sinh sau khi đi cầu, người thường xuyên táo bón và rặn khi đại tiện; những người mắc bệnh trĩ không được điều trị.
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh
Polyp hậu môn thường gây ra các triệu chứng giống với các bệnh lý tại hậu môn khác như:
- Đại tiện ra máu: Đây là dấu hiệu rõ ràng giúp người bệnh nhận biết vấn đề ở hậu môn nghiêm trọng. Máu thường có màu đỏ tươi và dính trên giấy vệ sinh.
- Đau bụng: Khi polyp phát triển lớn, nó có thể gây chèn ép các bộ phận khác trong đường ruột, dẫn đến đau bụng.
- Đi ngoài ra phân lỏng: Polyp hậu môn có thể gây ra tình trạng đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lỏng.
- Triệu chứng toàn thân: Một số người bệnh có thể gặp các triệu chứng như sốt, nôn, thiếu máu, mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
Khi bệnh được phát hiện và điều trị sớm sẽ tốt cho sức khoẻ và bảo vệ chức năng hậu môn.
3. Biến chứng bệnh ảnh hưởng đến chức năng hậu môn
Nếu phát hiện nhưng còn chần chừ không điều trị hoặc điều trị không kịp thời, điều trị sai cách thì căn bệnh polyp hậu môn sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm như:
- Hẹp ống hậu môn: Khi polyp phát triển lớn hoặc có số lượng nhiều, chúng có thể làm hẹp ống hậu môn, gây khó khăn trong việc đi đại tiện.
- Nhiễm trùng hậu môn: Các cuống polyp sa ra ngoài cùng với dịch nhầy có thể làm hậu môn viêm nhiễm, thậm chí nhiễm trùng.
- Tiết dịch và ẩm ướt: Polyp có thể gây ra tình trạng tiết dịch, khiến hậu môn luôn ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm.
- Nguy cơ ung thư: Nếu không được điều trị kịp thời, polyp hậu môn có thể tiến triển thành ung thư hậu môn – trực tràng.
Cách chữa polyp hậu môn hiệu quả
Trước khi xác định cách chữa polyp hậu môn hiệu quả cho từng cá nhân người bệnh cần:
- Được khám tổng quát bởi bác sĩ chuyên khoa: Bác sĩ sẽ khám phía ngoài qua quan sát, chạm và sờ nắn để kiểm tra tình trạng polyp hậu môn; Sau đó bác sĩ sẽ trao đổi về tất cả các triệu chứng, thói quen sinh hoạt, tiền sử bệnh lý của người bệnh.
- Được siêu âm hậu môn – trực tràng để biết tình trạng, số lượng và đặc điểm khối polyp ở thời điểm hiện tại và đưa ra phương án giải quyết.
- Xét nghiệm để chẩn đoán chỉ số viêm, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (nếu nghi ngờ).
Sau đó, khi có đầy đủ kết quả siêu âm, xét nghiệm bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị:
1. Theo phương pháp nội khoa
Đối với trường hợp khối polyp mới hình thành, số lượng ít và chưa ảnh hưởng đến người bệnh bác sĩ có thể khống chế, kiểm soát sự phát triển của số lượng polyp bằng cách cho người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm, tiêu và giảm đi khối lượng và kích thước của nó. Kết hợp với các hoạt động, sinh hoạt và ăn uống lành mạnh người bệnh có thể kiểm soát và không cần mổ polyp.
2. Kết hợp ngoại khoa
Tuy nhiên khi polyp phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc kết hợp với mổ cắt polyp tuỳ thuộc vào kích thước và số lượng của chúng:
- Polyp có kích thước bé hơn 1cm: Bác sĩ có thể thực hiện cắt trong quá trình nội soi.
- Polyp kích thước to hơn 1cm và cách vị trí hậu môn dưới 10cm: Bác sĩ có thể tiến hành mổ mở và cắt qua đường hậu môn mà không ảnh hưởng đến chức năng hậu môn.
- Với kích thước to hơn 1cm và nằm cách hậu môn trên 10cm có thể người bệnh cần được loại bỏ qua đường bụng và mức độ phức tạp hơn rất nhiều.
Ngoài ra, nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng và khối polyp chỉ là dấu hiệu bệnh lý của đại trực tràng thì khả năng người bệnh có thể cần phẫu thuật cắt bỏ một phần đại trực tràng nếu có nguy cơ chuyển thành u tuyến ác tính. Khối polyp sau khi được loại bỏ sẽ được sinh thiết và mang đi xét nghiệm để đảm bảo không phải khối ác tính và sẽ quyết định tần suất tái khám của bệnh nhân trong tương lai.
Phòng tránh polyp hậu môn dễ dàng nhờ các lưu ý
Vậy là các cách chữa polyp hậu môn đã được bật mí qua phần bài viết trên. Tuy nhiên việc phòng tránh bệnh cũng quan trọng không kém vì kể cả đã được chữa trị đúng cách và hiệu quả nhưng không tự phòng tránh bạn vẫn có thể mắc bệnh lại như bình thường.
Để tránh xa bệnh polyp hoặc các bệnh lý hậu môn khác bạn cần:
- Chú ý sàng lọc loại thực phẩm nạp vào cơ thể: Siêng ăn rau, quả, củ nhiều chất xơ và uống nhiều nước lọc; tránh sử dụng quá nhiều đạm động vật, thịt đỏ, hải sản gây khó tiêu và phân rắn gây táo bón; Kiêng các loại chất kích thích, đồ uống có cồn, đồ uống đóng chai và chứa nhiều chất hoá học ảnh hưởng xấu đến dạ dày, gan và thận.
- Chăm rèn luyện thể thao và hoạt động thể thao 30 phút mỗi ngày, tránh ngồi 1 tư thế quá lâu dễ hình thành các bệnh lý tại hậu môn.
- Không quan hệ qua đường hậu môn, không sử dụng các vật dụng nhét vào hậu môn. Chú ý vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau khi đi vệ sinh và tránh làm xước hoặc mặc đồ lót quá bí bách, sử dụng nước giặt đồ lót chuyên dụng.
- Nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường, khó chịu ở hậu môn cần đi khám và được chẩn đoán bởi bác sĩ có chuyên môn và có kinh nghiệm, tránh tình trạng khám bừa bãi tại các cơ sở khám chữa bệnh kém chất lượng khiến bệnh nặng hơn, tốn kém hơn khi điều trị sau này.
Cách chữa polyp hậu môn là nội dung chính trong bài viết được các bác sĩ chuyên khoa Hậu môn – trực tràng tư vấn ngày hôm nay. Nếu bạn cũng đang tò mò không biết với tình trạng bệnh của mình nên chữa theo phương pháp nào hãy gọi và yêu cầu tư vấn tại 0243 9656 999. Hệ thống tư vấn online tại Đa khoa Cộng Đồng hoạt động 24/24 không ngày nghỉ sẽ hỗ trợ bạn ngay lập tức.
Chúng tôi đang lắng nghe.
Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.