Nước tiểu có nhiều bọt không phải là hiện tượng hiếm gặp ở nam giới và nữ giới. Đây có thể là dấu hiệu của các bệnh đường tiết niệu, thận hoặc các bệnh về huyết áp, tiểu đường. Do đó, nếu gặp dấu hiệu này bạn hãy theo dõi những dấu hiệu kèm theo và tìm hiểu một số thông tin trong bài viết dưới đây.
Danh mục bài viết
Đặc điểm của nước tiểu bình thường là như thế nào?
Nước tiểu được xem là hiện tượng sinh lý bình thường do thận sản xuất, được tích lũy và đổ về quang quang. Trong nước tiểu có chứa các hợp chất hữu cơ gồm: hormone, protein, muối vô cơ và các chất chuyển hóa khác.
Thông thường nước tiểu sẽ có màu trong suốt hoặc màu vàng, tùy vào lượng chất chuyển hóa trong cơ thể. Nước tiểu sẽ có màu vàng đậm hơn vào buổi sáng và nhạt dần và buổi tối.
Nếu bạn thấy nước tiểu có bọt hoặc vẫn đục thì cần chú ý đến nhiều triệu chứng kèm theo. Đa số người bệnh đều cho rằng đây là hiện tượng sinh lý bình thường nên chủ quan nhưng thực tế, đây lại là dấu hiệu cảnh báo nhiều dấu hiệu bất thường của sức khỏe cần chú ý.
Đặc điểm nước tiểu bất thường bạn cần chú ý theo dõi bao gồm:
- Tình trạng nước tiểu có bọt không mất đi sau vài ngày
- Có dấu hiệu phù tay, chân, mặt và bụng
- Thường xuyên có dấu hiệu buồn nôn, nôn
- Mất ngủ và trằn trọc kể cả lúc ngủ
- Số lượng nước tiểu bị thay đổi
- Nước tiểu có màu bất thường như nước tiểu đục, nước tiểu sẫm màu
Những nguyên nhân khiến nước tiểu có bọt là do đâu?
Nếu bạn thấy có dấu hiệu nước tiểu có bọt xuất hiện khoảng 1 đến 2 lần thì có thể chỉ là dấu hiệu cơ học bất thường hoặc do chuyển hóa chất, tình trạng này sẽ nhanh chóng mất đi mà không cần tiến hành điều trị. Tuy nhiên, nếu bạn thấy có những dấu hiệu bất thường thì có thể là do những nguyên nhân dưới đây:
Do Protein nước tiểu tăng cao
Với những người có cơ thể khỏe mạnh, thành phần protein trong nước tiểu cực thấp nhưng với những người nước tiểu có bọt sẽ có hàm lượng protein trong nước tiểu tăng cao hơn bình thường. Nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể là do rối loạn chuyên hóa, mắc các bệnh ở thận… bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Do bị nhiễm trùng đường tiểu
Nước tiểu có bọt cũng có thể là do nguyên nhân bạn bị nhiễm trùng đường tiểu. Đây là một trong những căn bệnh thường gặp có thể do vi khuẩn tấn công ở bàng quang. Bạn sẽ thấy có những dấu hiệu đau buốt, nóng rát mỗi lần đi vệ sinh, nước tiểu có lẫn máu…
Do mắc các bệnh lý ở thận
Thận chính là bộ phận qua trọng trong hệ thống đường tiết niệu do đó bất cứ vấn đề nào cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Những căn bệnh ở thận mà bạn có thể gặp phải như viêm bể thận, sỏi thận… Khi mắc bệnh bạn sẽ thấy có những dấu hiệu như: đau ở vùng thắt lưng, nước tiểu bị đục, có tinh dịch ở trong nước tiểu, nước tiểu có lẫn máu….
Do mắc bệnh tiểu đường
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong đó khiến lượng đường trong máu tăng cao hơn bình thường, điều này sẽ khiến nước tiểu bị sủi bọt. Các thành phần hữu cơ tăng cao sẽ khiến nước tiểu vẩn đục và bọt khí cũng nhiều hơn.
Do cơ thể bị mất nước
Cơ thể bị mất nước có thể gặp ở những người thường xuyên vận động với cường độ cao nhưng lượng nước bù đắp trong cơ thể lại ít đi. Bạn sẽ thấy có những dấu hiệu như tiêu chảy, uống ít nước mỗi ngày, tiêu chảy…
Do xuất tinh ngược dòng
Đây là hiện tượng tinh trùng không ra ngoài theo niệu đạo mà chảy ra ngoài theo nước tiểu, điều này trái với quy luật thông thường. Bạn sẽ thấy nước tiểu lợn cợn trắng, lượng nước tiểu xuất ra ngoài trắng nên nhìn giống có bọt.
Do đi tiểu với lực quá mạnh
Khi bàng quang bị quá đầy bạn sẽ phải đi tiểu nhanh và ngay lập tức, điều này sẽ gây áp lực lên bàng quang, nước tiểu sẽ được đẩy nhanh tạo áp lực lên và tạo thành bọt. Tuy nhiên, bọt này thường biến mất trong vài phút và không phải là dấu hiệu nghiêm trọng.
Do mắc bệnh cao huyết
Nếu bạn mắc bệnh cao huyết áp, đặc biệt là các bệnh về tim mạch sẽ gây những tổn thương ở thận. Điều này chính là nguyên nhân gây microalbumin niệu, khiến nước tiểu có bọt. Do đó bạn nên đi khám và kiểm tra sức khỏe tim mạch sớm, tổng thể và định kỳ để phòng ngừa và có biện pháp can thiệp kịp thời.
Do bị tiền sản giật
Nếu bạn đang mang thai và thấy có dấu hiệu xuất hiện protein trong nước tiểu thì cần hết sức chú ý vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn bị tiền sản giật. Đây được xem là biến chứng thai kỳ do huyết áp cao, bạn sẽ thấy có dấu hiệu bị sưng cơ thể, nếu không được điều trị sẽ có thể gây biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe và cho thai nhi.
Chẩn đoán nước tiểu có bọt do mắc bệnh lý
Nước tiểu có nhiều bọt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, trong đó có rất nhiều nguyên nhân bệnh lý. Do đó để đảm bảo an toàn cho bản thân bạn nên có kế hoạch thăm khám và kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt.
Nếu bạn thấy có những dấu hiệu như: mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ, nước tiểu đục màu, sẫm màu, lượng nước tiểu thay đổi, phù mặt hoặc tay chân, bụng, không đạt được cực khoái hoặc cực khoái khô cần thăm khám bác sĩ ngay.
Bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán nguyên nhân gây nên tình trạng này bằng cách kiểm tra nước tiểu xem hàm lượng protein là bao nhiêu, đề nghị xét nghiệm nước tiểu trong 24h. Sau đó mẫu nước tiểu này sẽ được làm xét nghiệm, so sánh lượng albumin, lượng creatinine. Nếu lượng albumin so với creatinine của người bệnh cao hơn mức trung bình thì khả năng cao bạn đã bị thận hoặc chấn thương thận.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện các xét nghiệm khác nhằm đánh giá chức năng thận, xét nghiệm hình ảnh, chụp MRI…
Sau khi có kết quả chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả và phù hợp với tình trạng của từng người.
Phương pháp điều trị nước tiểu có nhiều bọt hiệu quả
Khi thấy nước tiểu có nhiều bọt bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị hiệu quả và phù hợp với tình trạng của mỗi người. Các cách điều trị có thể được điều trị bao gồm:
Kiểm soát lượng đường huyết: Cách này thường được áp dụng với những trường hợp bị mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao. Hiệu quả của phương pháp này là làm chậm sự tiến triển tổn thương thận, kiểm soát tốt lượng đường huyết.
Ổn định huyết áp: Bạn hãy theo dõi chế độ ăn uống, duy trì thói quen tập thể dục, hạn chế sử dụng muối và protein trong chế độ ăn uống để thận không phải làm việc quá sức. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc chẹn kênh canxi, thuốc lợi tiểu hoặc thuốc làm giảm huyết áp.
Điều trị xuất tinh ngược: Bạn có thể được chỉ định các loại thuốc giúp đóng cổ bàng quang để tinh dịch không thể vào trong bàng quang nữa. Một số loại thuốc bạn có thể được chỉ định như: Thuốc Ephedrine, thuốc Imipramine, thuốc Pseudoephedrine, thuốc Phenylephrine, thuốc Chlorpheniramine, thuốc Brompheniramine…
Lưu ý: Cho dù bất cứ nguyên nhân nào gây nên bạn cũng không nên tự ý mua thuốc về sử dụng. Nếu có bất cứ dấu hiệu gì bất thường cũng cần tư vấn các bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt.
Trên đây là một số thông tin về triệu chứng nước tiểu có nhiều bọt, hy vọng rằng với những thông tin này bạn sẽ cải thiện triệu chứng của mình hiệu quả và nhanh chóng. Tuy nhiên, đây chỉ là những thông tin mang tính tham khảo, mọi thắc mắc bạn hãy liên hệ các bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ và tư vấn.
Chúng tôi đang lắng nghe.
Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.