Nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn là vấn đề dành được đông đảo sự quan tâm của mọi người hiện nay. Bởi, những phiền toái mà tình trạng nứt hậu môn gây ra đối với sức khỏe và cuộc sống của người bệnh là không thể coi thường. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những kiến thức mà bạn đọc cần biết về căn nguyên, triệu chứng và cách đối phó với bệnh lý nguy hiểm này.
Danh mục bài viết
Dấu hiệu nào giúp nhận biết bệnh nứt kẽ hậu môn?
Không ít người có nhu cầu tìm hiểu về nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn, nói cách khác là tình trạng lớp niêm mạc ở mép hậu môn xuất hiện vết rách theo chiều dọc, làm lộ lớp cơ xung quanh và gây ra các cơn co thắt. Bệnh này nếu để diễn biến lâu dài, miệng của các vết nứt có thể mở rộng hơn, đến khi xâm lấn đến cơ vòng hậu môn thì việc điều trị khỏi là rất khó khăn.
Do đó, người nghi ngờ mắc bệnh không nên chủ quan, hãy đi thăm khám tại các đơn vị chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, đặc biệt là khi phát hiện một vài dấu hiệu bất bình thường sau đây:
- Chảy máu khi đi nặng
Sau mỗi lần đi đại tiện, người bị nứt kẽ hậu môn thường phát hiện thấy máu đỏ lẫn trong phân hoặc dính trên giấy vệ sinh với lượng không quá nhiều. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ xảy ra thường xuyên hơn theo diễn biến tăng dần của bệnh, lượng máu chảy ra cũng ồ ạt hơn.
- Đau rát ở hậu môn
Nứt rách hậu môn gây ra cảm giác đau rát cho người bệnh, đặc biệt là khi đi đại tiện, bạn có thể nhận thấy cơn đau rõ ràng, phân càng ma sát mạnh vào niêm mạc hậu môn thì càng gây nhức nhối dữ dội.
Thông thường, hiện tượng sẽ nhanh chóng chấm dứt sau khi đi ngoài, nhưng cũng có vài trường hợp người bệnh thấy đau đớn dai dẳng hàng tiếng đồng hồ, gây mệt mỏi, kém tập trung trong công việc.
- Hậu môn ngứa ngáy
Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở vùng da quanh hậu môn cũng là triệu chứng phổ biến. Môi trường ẩm ướt ở hậu môn thường tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn, nấm sinh sôi gây viêm nhiễm, dẫn đến rách kẽ hậu môn và biểu hiện ngứa rát kèm theo.
- Các vết nứt tại hậu môn
Đây được xem là biểu hiện điển hình giúp bạn phân biệt nứt kẽ hậu môn với các bệnh lý khác tại khu vực. Nếu không thể tự quan sát hiện tượng này, người bệnh nên tới gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán cho chính xác.
Tìm hiểu về những nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn điển hình
Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn có thể khá tương đồng với các bệnh lý trực tràng – hậu môn khác như trĩ, áp xe, rò hậu môn,… Cụ thể, sự hình thành các vết nứt hậu môn thường bắt nguồn từ một số yếu tố nguy cơ như sau:
- Táo bón lâu ngày
Có nhiều trường hợp bị táo bón trong thực tế được ghi nhận cũng gặp phải tình trạng nứt hậu môn sau đó. Nguyên nhân của việc này được chuyên gia lý giải như sau, phân khô cứng khiến việc đại tiện trở nên khó khăn, người bệnh bắt buộc phải rặn mạnh mới thải được phân ra ngoài.
Lâu dần, tình trạng này khiến cho các vết rách xuất hiện dọc theo ống hậu môn. Vì vậy, táo bón mới được coi là một trong những căn nguyên điển hình dẫn tới bệnh nứt kẽ hậu môn.
- Nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn – Nhiễm trùng, áp xe hậu môn
Khi cơ vòng hậu môn bị căng giãn quá mức, việc này có thể do hậu môn bị viêm nhiễm, cuối cùng dẫn đến ống hậu môn bị nứt rách.
Thói quen vệ sinh kém sạch sẽ, không đúng cách có thể khiến các hại khuẩn có cơ hội xâm nhập vào tuyến hậu môn. Việc này sẽ khiến hậu môn bị viêm nhiễm, dễ hình thành áp xe. Khi các khối áp xe đó vỡ ra lại khiến cho kẽ hậu môn bị nứt toác.
- Giao hợp đường hậu môn
Ống hậu môn có kích thước nhỏ và cũng là bộ phận tập trung nhiều tĩnh mạch và dây thần kinh cảm giác. Vì vậy, nếu quan hệ tình dục qua đường này sẽ khiến hậu môn dễ bị tổn thương, dẫn đến viêm loét và rách da hậu môn.
- Nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn – Hội chứng Crohn
Crohn thường là tác nhân dẫn đến viêm loét hậu môn, viêm màng ruột, dẫn tới các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy,…. Tình trạng tiêu chảy chắc chắn sẽ khiến người bệnh phải gắng sức rặn khi đi ngoài, từ đó trên ống hậu môn dần xuất hiện những vết nứt kẽ.
- Đại tiện không đúng cách
Nhiều người có thể không biết rằng, chính thói quen vừa đọc sách báo hoặc xem điện thoại quá lâu, vừa đi đại tiện có nguy cơ dẫn đến sự hình thành các bệnh lý về hậu môn – trực tràng, điển hình là gây nứt hậu môn.
- Hậu môn bị tổn thương
Vùng hậu môn bị tác động mạnh gây ra chấn thương có thể có thể khiến bệnh rách kẽ hậu môn hình thành theo thời gian. Ngoài ra, những người có tiền sử thực hiện thủ thuật thắt trĩ hay phẫu thuật cắt trĩ cũng đối mặt với nguy cơ biến chứng rách hậu môn.
Hiếm gặp hơn, khi sử dụng giấy vệ sinh thô ráp để lau mạnh, chà xát hoặc kì cọ hậu môn sau mỗi lần đi đại tiện cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho niêm mạc hậu môn bị tổn thương, dẫn đến bệnh nứt hậu môn.
- Ăn uống không khoa học
Chế độ dinh dưỡng không khoa học, đặc biệt là thiếu hụt chất xơ và nước sẽ khiến hệ tiêu hóa không thể vận hành tốt, gây ra tình trạng bí đại tiện, đây cũng được coi là yếu tố góp phần dẫn đến bệnh nứt kẽ hậu môn.
Lý giải nguyên nhân khiến tình trạng nứt kẽ hậu môn tiến triển nặng nề?
Bạn cần hiểu rằng, một trong những nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn nghiêm trọng chính là do nhiều người có tâm lý chủ quan, dẫn đến sự chậm trễ trong việc thăm khám và can thiệp điều trị.
Khi gặp các dấu hiệu liên quan đến nứt kẽ hậu môn, người bệnh nên đến các cơ sở y tế đáng tin cậy như phòng khám hay bệnh viện có chuyên khoa Tiêu hóa để được kiểm tra, chẩn đoán và khắc phục kịp thời.
Theo đó, bạn có thể tham khảo Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (số 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội), một địa chỉ thăm khám, tư vấn và hỗ trợ điều trị các bệnh Hậu môn – trực tràng uy tín tại thủ đô.
Các bác sĩ của phòng khám sở hữu trình độ tay nghề cao, kinh nghiệm lâu năm nhờ quá trình đào tạo bài bản và chuyên sâu trong chẩn đoán và điều trị. Chính vì vậy, đội ngũ bác sĩ chuyên gia tại đây có thể thực hiện thành thạo các thủ thuật và phẫu thuật ngoại khoa để giải quyết tình trạng nứt kẽ hậu môn.
Phương pháp HCPT II được các bác sĩ áp dụng nhằm khắc phục tình trạng rách kẽ hậu môn với độ an toàn cao và hiệu quả khả quan. Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu này giúp lấy bỏ sạch sẽ các tổ chức xơ hóa mà tránh gây ảnh hưởng tới chức năng của mô cơ hậu môn, từ đó hạn chế tỷ lệ tái phát và rủi ro mắc biến chứng đến mức tối thiểu.
Người bệnh có thể phòng ngừa nứt hậu môn tái phát bằng cách uống đủ nước, tránh xa đồ uống chứa cồn như bia rượu, tăng cường bổ sung chất xơ trong bữa ăn (khoảng 20-35g mỗi ngày), đồng thời không được nhịn đại tiện. Ngoài ra, bạn nên tập luyện các bài thể dục cường độ nhẹ khoảng 30 phút mỗi ngày để góp phần làm bền vững hệ tiêu hóa, hạn chế gặp thương tổn.
Vừa rồi là thông tin về nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn được các chuyên gia cung cấp để hỗ trợ việc phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả. Nếu bạn đọc còn bất kỳ câu hỏi nào khác, xin vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn 0243.9656.999.
Chúng tôi đang lắng nghe.
Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.