Mụn rộp sinh dục ở trẻ sơ sinh coi chừng biến chứng nguy hiểm

Mụn rộp sinh dục ở trẻ sơ sinh rất nguy hiểm thậm chí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của trẻ. Thế nhưng đa số những mẹ bầu hoặc những chị em đang có ý định mang thai chưa biết về căn bệnh này cũng như cách hạn chế nguy cơ mắc cho bé. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về những dấu hiệu và cách phòng ngừa mụn rộp sinh dục. 

Mụn rộp sinh dục ở trẻ sơ sinh là như thế nào?

Mụn rộp sinh dục ở trẻ sơ sinh là tình trạng trẻ bị nhiễm virus herpes simplex (HSV). Loại virus này thường có 2 chủng, ở mỗi chủng lại gây nên những triệu chứng cũng như ảnh hưởng khác nhau. 

  • Virus HSV-1: thường gây nên những triệu chứng ở miệng, môi và gây phồng rộp môi, cũng có thể loại virus này gây bệnh và lan rộng sang những vùng da khác. 
  • Virus HSV-2: đây là loại virus gây bệnh herpes sinh dục khi tiếp xúc da trực tiếp hoặc quan hệ tình dục, loại virus này cũng gây bệnh herpes ở trẻ sơ sinh. 
Mụn rộp sinh dục ở trẻ sơ sinh

Mụn rộp sinh dục ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi bị mụn rộp sinh dục thường thấy có các triệu chứng bệnh sau khoảng từ 2 đến 9 ngày kể từ khi virus xâm nhập và tấn công. Trẻ nhỏ sẽ có những dấu hiệu bệnh như sau: 

  • Vùng da xuất hiện các nốt mẩn đỏ li ti, những nốt này thường mọc đơn lẻ hoặc chúng cũng có thể mọc thành từng mảng lớn. 
  • Các nốt này bên trong có chứa nước, sau đó sẽ vỡ ra gây viêm nhiễm và tổn thương
  • Trẻ nhỏ nếu không được chữa trị vùng tổn thương sẽ càng lan rộng khiến trẻ bị khó chịu, thường xuyên quấy khóc ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. 

Ngoài những triệu chứng trên đây, trẻ sơ sinh bị mụn rộp còn có thể gặp phải những triệu chứng khác như dễ chảy máu, da xanh tái, mệt mỏi, kiệt sức, vàng da, bỏ ăn, bỏ bú, co giật…

Nguyên nhân bị mụn rộp sinh dục ở trẻ sơ sinh

Mụn rộp sinh dục ở trẻ sơ sinh thường là lây nhiễm gián tiếp qua mẹ hoặc những người thân. Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh có thể bị lây nhiễm thông qua 3 con đường dưới đây:

  • Trong bụng mẹ: Người mẹ trước và trong khi mang thai bị mắc virus HSV có thể lây truyền cho đứa trẻ ở trong bụng, do đó cần được khám và sàng lọc trước khi mang thai. 
  • Trong khi sinh: mụn rộp trẻ sơ sinh còn có thể bị lây bệnh nếu sinh qua đường âm đạo. Đây là con đường lây nhiễm chủ yếu mà trẻ nhỏ có thể gặp phải, trường hợp không sinh bằng đường âm đạo nhưng bị nhiễm bệnh là do túi ối bị vỡ ra trước khi sinh. 
  • Sau khi sinh con: Mụn rộp sinh dục ở trẻ sơ sinh cũng có thể bị mắc phải do tiếp xúc với người bệnh khi người thân hoặc những người tiếp xúc gần bị herpes ở môi và có ôm, hôn thì cũng có thể bị nhiễm virus. 

Ngoài ra, nếu trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ dùng chung khăn mặt, khăn tắm hoặc các đồ dùng cá nhân có chứa virus thì cũng có nguy cơ bị mắc bệnh. 

[Shortcode bác sĩ Thế]
[Shortcode tư vấn 3]

Mụn rộp sinh dục ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Mụn rộp sinh dục ở trẻ sơ sinh nếu không được khám và điều trị kịp thời có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm. Trường hợp xấu nhất là trẻ bị sốc các cơ quan trong cơ thể, dẫn đến hôn mê thậm chí gây tử vong.

  • Nguy cơ bị viêm não: trẻ nhỏ khi bị mụn rộp sinh dục có thể đối mặt với nguy cơ bị bại não, khó kiểm soát các vận động, các chức năng điều khiển bị tổn thương gây khó giữ thăng bằng. Một số trường hợp trẻ bị rối loạn chức năng não bộ gây ảnh hưởng đến giao tiếp, học tập, không tự chăm sóc bản thân… 
  • Nguy cơ bị mắc các bệnh viêm võng mạc: nguy cơ này thường gặp ở những trẻ bị mắc bệnh herpes khi còn đang trong bụng mẹ. 
  • Nguy cơ nhiễm trùng da, mắt hoặc miệng: những tổn thương do virus herpes gây nên sẽ khiến vùng da, mắt miệng bị chảy nước và khô lại sau đó thành sẹo. 
  • Nhiễm trùng các bộ phận trong cơ thể: tình trạng nhiễm khuẩn và tổn thương có thể ảnh hưởng đến các bộ phận như gan, phổi, thận…
Phòng khám bác sĩ Bác sĩ CKI Đỗ Quang Thế 

Phòng khám bác sĩ Bác sĩ CKI Đỗ Quang Thế

Ngoài những biến chứng nguy hiểm nêu trên trẻ bị mụn rộp sinh dục nếu không được chữa trị có thể gây khó khăn trong việc ăn uống, trẻ có thể bỏ ăn, quấy khóc, mệt mỏi…

Cách điều trị mụn rộp sinh dục ở trẻ sơ sinh

Việc điều trị mụn rộp sinh ở trẻ sơ sinh thường phức tạp hơn ở người lớn. Do trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh thường có hệ miễn dịch và sức đề kháng chưa cao. Đa số trường hợp các bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc dùng tại nhà.     Với mụn rộp sinh dục ở trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh dưới 8 tuổi ít khi phải dùng đến biện pháp can thiệp ngoại khoa. 

Thường các loại thuốc được chỉ định sử dụng chữa mụn rộp sinh dục ở trẻ nhỏ sẽ có chứa thành phần chứa thuốc kháng virus với thành phần acyclovir. Chú ý chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý dùng thuốc của người lớn cho trẻ nhỏ sẽ làm tăng nguy cơ bội nhiễm. 

Ngoài sử dụng thuốc bôi, bác sĩ cũng có thể sử dụng kết hợp một số loại thuốc chứa kháng sinh nhằm kiểm soát triệu chứng bệnh hiệu quả.

Việc dùng thuốc có thể giúp kiểm soát triệu chứng bệnh nhưng không có tác dụng chữa trị dứt điểm, bệnh có tái phát hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chính vì vậy cha mẹ cần tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. 

[Shortcode tư vấn 1]

Phòng ngừa mụn rộp sinh dục ở trẻ sơ sinh bằng cách nào?

Hiện nay, tỉ lệ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị mụn rộp sinh dục có chiều hướng ngày càng gia tăng, trong đó có nhiều trẻ bị lây từ mẹ và những người thân trong gia đình. Bởi vậy, cần có kế hoạch ngăn ngừa và phòng bệnh cũng như có kế hoạch tầm soát bệnh trước khi mang thai hoặc sinh con. 

Phòng ngừa mụn rộp sinh dục ở trẻ sơ sinh bằng cách nào?

Phòng ngừa mụn rộp sinh dục ở trẻ sơ sinh bằng cách nào?

Một số các biện pháp giúp phòng ngừa bệnh mà bạn có thể áp dụng như sau: 

  • Vệ sinh sạch sẽ tay, miệng cho trẻ và không nên cho trẻ ở những nơi bụi bẩn, không đảm bảo vệ sinh
  • Thường xuyên thay quần áo, phơi quần áo ở những nơi khô ráo, không nên mặc chung quần áo với những trẻ khác
  • Hạn chế tiếp xúc với những người có dấu hiệu bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh, đặc biệt là những hành động thân mật như ôm, hôn
  • Thường xuyên cắt móng tay cho trẻ, với trẻ nhũ nhi cần đeo bao tay để tránh tay trẻ cào vào da gây tổn thương và tạo điều kiện cho mụn rộp phát triển. 
  • Nếu trẻ vẫn đang dùng bỉm, bạn cần thay bỉm thường xuyên và lựa chọn bỉm có nguồn gốc rõ ràng, thương hiệu uy tín. 
  • Nếu mẹ có dấu hiệu hoặc nghi ngờ mắc bệnh nên thông báo với các bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp phòng ngừa cũng như hạn chế nguy cơ biến chứng. 
  • Bạn có thể tư vấn các bác sĩ chuyên khoa về phương pháp sinh mổ để hạn chế nguy cơ mắc bệnh sang trẻ.

Trẻ nhỏ thường hiếu động và chưa nhận biết được sự nguy hiểm mà bệnh mang tới. Do đó cha mẹ cần phải sát xao, quan tâm đến trẻ cũng như thăm khám trẻ tại các cơ sở y tế chuyên khoa. 

[Shortcode gói khám bệnh xã hội]
[Shortcode tư vấn 3]

Mụn rộp sinh dục ở trẻ sơ sinh tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm hơn ở người lớn. Để đảm bảo không lây nhiễm cho trẻ cũng như tránh những biến chứng nguy hiểm khi mang thai mà mẹ bầu có thể gặp phải, bạn có thể tư vấn các bác sĩ về các loại vắc xin để phòng ngừa căn bệnh này.

Giới thiệu về tác giả

Bác sĩ Đỗ Quang Thế - Bác sĩ CK I khoa Ngoại tổng hợp với hơn 40 năm kinh nghiệm. Hiện nay, bác sĩ đang phụ trách lĩnh vực Ngoại khoa tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.

Bài viết liên quan

Dương vật nổi mụn trắng là bệnh gì? Cách chữa trị hiệu quả
Mụn rộp sinh dụcSùi mào gà
Dương vật nổi mụn trắng là bệnh gì? Cách chữa trị hiệu quả
Hạt ngọc dương vật: Biểu hiện, nguyên nhân, tác hại, cách điều trị
Mụn rộp sinh dục
Hạt ngọc dương vật: Biểu hiện, nguyên nhân, tác hại, cách điều trị
Dương vật nổi mụn là bệnh gì, có nguy hiểm không?
Bệnh giang maiMụn rộp sinh dụcSùi mào gà
Dương vật nổi mụn là bệnh gì, có nguy hiểm không?
10 cách chữa mụn rộp sinh dục nam tại nhà hiệu quả
Mụn rộp sinh dục
10 cách chữa mụn rộp sinh dục nam tại nhà hiệu quả
Có hay không việc sử dụng kháng sinh điều trị mụn rộp sinh dục?
Mụn rộp sinh dục
Có hay không việc sử dụng kháng sinh điều trị mụn rộp sinh dục?
Mụn rộp sinh dục thường mọc ở đâu? Các vị trí và triệu chứng dễ xuất hiện
Mụn rộp sinh dục
Mụn rộp sinh dục thường mọc ở đâu? Các vị trí và triệu chứng dễ xuất hiện
Mụn rộp sinh dục ở mắt: Triệu chứng và cách phòng tránh
Mụn rộp sinh dục
Mụn rộp sinh dục ở mắt: Triệu chứng và cách phòng tránh
Mụn rộp sinh dục trước khi mang thai có ảnh hưởng thai nhi?
Mụn rộp sinh dục
Mụn rộp sinh dục trước khi mang thai có ảnh hưởng thai nhi?
Mụn rộp sinh dục lưỡi: Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
Mụn rộp sinh dục
Mụn rộp sinh dục lưỡi: Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
[TỔNG HỢP] Bệnh mụn rộp sinh dục khám ở đâu? 6 địa chỉ uy tín
Mụn rộp sinh dục
[TỔNG HỢP] Bệnh mụn rộp sinh dục khám ở đâu? 6 địa chỉ uy tín
[ GIẢI ĐÁP ] Mắc mụn rộp sinh dục không ngứa có đúng không?
Mụn rộp sinh dục
[ GIẢI ĐÁP ] Mắc mụn rộp sinh dục không ngứa có đúng không?
Mụn rộp sinh dục khi mang thai và những điều cần biết 
Mụn rộp sinh dục
Mụn rộp sinh dục khi mang thai và những điều cần biết