Mụn rộp sinh dục ở trẻ em thường gặp do virus HSV-1 do nhiều yếu tố tác động. Theo Trung tâm phòng ngừa dịch bệnh (CDC) mụn rộp có thể lây truyền sang con khi sinh nở. Trẻ nhỏ khi bị mắc bệnh có thể đối mặt với nguy cơ bị mụn rộp sơ sinh gây tử vong rất nguy hiểm. Vậy nguyên nhân gây mụn rộp ở trẻ nhỏ là do đâu, cách chữa nào hiệu quả?
Danh mục bài viết
Mụn rộp sinh dục ở trẻ em là như thế nào?
Mụn rộp sinh dục ở trẻ em là do virus herpes simplex, loại virus này có 2 chủng là (HSV-1) và (HSV-2). Mụn rộp ở trẻ em chủ yếu là do virus Herpes chủng 1 gây nên dấu hiệu lở loét ở xung quanh miệng và môi. Một số trường hợp cũng có thể bị chủng này có thể gây mụn rộp sinh dục nhưng đa phần là do Herpes chủng 2.
Sau khi nhiễm trùng, thời gian đầu virus tồn tại trong các hạch thần kinh, nếu có điều kiện thuận lợi chúng sẽ bùng phát từng đợt. Khi bùng phát sẽ gây nên những triệu chứng khó chịu và những tổn thương ở cơ quan sinh dục.
Đa số những trường hợp bị mụn rộp sinh dục thường không có những triệu chứng đáng chú ý, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Các nốt này sẽ xuất hiện sau khoảng từ 2 đến 20 ngày sau khi tiếp xúc với virus gây bệnh. Một số những dấu hiệu đặc trưng khi mắc bệnh bao gồm:
- Vùng da xuất hiện ở vùng da xung quanh miệng, đó là những nốt nhỏ li ti. Các nốt này mọc đơn lẻ hoặc mọc thành từng mảng lớn.
- Các nốt mụn rộp sẽ có màu đỏ, bên trong chứa nước nếu cọ xát chúng có thể vỡ ra
- Khi các nốt bị vỡ ra sẽ có xu hướng lan rộng sang các vùng da ở xung quanh.
- Trẻ nhỏ sẽ thấy có các dấu hiệu toàn thân như ngứa ngáy, khó chịu, quấy khóc.
Các triệu chứng mụn rộp sinh dục ở trẻ em có thể tự biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa bệnh khỏi hoàn toàn mà virus vẫn ở trong cơ thể bé chờ điều kiện thuận lợi để bùng phát. Thời gian bùng phát đợt tiếp theo sẽ xuất hiện sau khoảng từ vài tháng.
Nguyên nhân mụn rộp sinh dục ở trẻ em cần chú ý
Theo các bác sĩ chuyên khoa thì mụn rộp sinh dục ở trẻ em chủ yếu là bị lây nhiễm virus Herpes trong quá trình mẹ mang thai. Ngoài ra cũng có những yếu tố, nguyên nhân khác như:
- Lây khi tiếp xúc thân mật: Virus gây bệnh mụn rộp sinh dục thường do tiếp xúc trực tiếp với người có mầm bệnh. Thông thường là qua những hành động yêu thương như thơm, hôn sẽ có thể khiến trẻ bị nhiễm bệnh.
- Lây từ mẹ sang con: Khi mang thai nếu mẹ bị mắc bệnh mụn rộp sinh dục thì trẻ nhỏ cũng có nguy cơ mắc bệnh qua đường dây rốn, tiếp xúc máu hoặc dịch nhầy ở âm đạo của người mẹ khi sinh thường.
- Lây qua vết thương hở: Trẻ em thường hiếu động nên dễ bị virus tấn công. Do đó nếu người thân xung quanh bị nhiễm bệnh thì khả năng trẻ bị mắc bệnh cũng rất cao
Ngoài những nguyên nhân gây mụn rộp sinh dục ở trẻ em trên đây còn có những nguyên nhân khác như lây qua việc truyền máu (khả năng thấp), sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bị mắc bệnh…
Mụn rộp sinh dục ở trẻ em có nguy hiểm không?
Mụn rộp sinh dục ở trẻ em đặc biệt là mụn rộp sinh dục ở trẻ sơ sinh có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm vì sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt. Do đó nếu trẻ mắc bệnh thường khó kiểm soát và có thể đối mặt với nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Trẻ nhỏ có nguy cơ đối mặt với những biến chứng như:
- Nguy cơ làm rối loạn chức năng, các bộ phận trong cơ thể nhất là trẻ sơ sinh bị lây nhiễm khi đang mang thai có thể ảnh hưởng đến thị lực và thính lực.
- Các nốt mụn rộp khi xuất hiện sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý, trẻ khó chịu, ngứa ngáy.
- Sức đề kháng bị suy giảm, tạo điều kiện thuận lợi gây nên các bệnh viêm nhiễm như viêm tinh hoàn, viêm bàng quang, viêm niệu đạo… thậm chí có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản khi trẻ lớn lên
- Vùng da bị mụn rộp sinh dục có thể bị tổn thương, không chỉ khiến trẻ khó chịu mà còn gây mất thẩm mỹ vì những lở loét, viêm nhiễm.
- Trẻ nhỏ nếu bị mụn rộp sinh dục ở môi có thể khiến trẻ không ăn uống được, quấy khóc nhiều hơn.
Với những biến chứng nguy hiểm của bệnh mụn rộp sinh dục, các bác sĩ khuyến cáo nếu bạn thấy bé có dấu hiệu bất thường cần đến khám và tư vấn các bác sĩ chuyên khoa. Trẻ nhỏ vẫn chưa có ý thức tự bảo vệ bản thân nên rất cần cha mẹ hỗ trợ, tư vấn để tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Phương pháp điều trị mụn rộp sinh dục
Mụn rộp sinh dục ở trẻ em việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn hơn ở người lớn. Do đó cần được thăm khám và điều trị sớm cũng như có sự hỗ trợ từ cha mẹ. Đa số các trường hợp khi bị mụn rộp sinh dục đều được các bác sĩ chỉ định một số loại thuốc. Những loại thuốc này có thể sử dụng dễ dàng tại nhà.
Với những trẻ dưới 8 tuổi hoặc với trẻ sơ sinh sẽ cần phác đồ điều trị riêng, ưu tiên điều trị nội khoa để hạn chế tổn thương.
Hiện nay một số loại thuốc điều trị mụn rộp sinh dục được chỉ định là thuốc kháng virus, phổ biến nhất là acyclovir. Cha mẹ cần kiểm soát việc sử dụng thuốc cho trẻ không sử dụng tùy tiện và để thuốc tránh xa tầm với của trẻ.
Nếu trường hợp mụn rộp có khả năng bội nhiễm bác sĩ có thể sử dụng một số loại kháng sinh để nâng cao hiệu quả điều trị và kiểm soát triệu chứng bệnh nhanh chóng hơn.
Việc điều trị mụn rộp sinh dục ở trẻ em chủ yếu là kiểm soát triệu chứng của bệnh, để chữa trị khỏi hoàn toàn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, vì vậy cha mẹ cần đưa trẻ tới các phòng khám chuyên khoa hoặc bệnh viện để được các bác sĩ tư vấn và hướng dẫn chăm sóc trẻ hiệu quả.
Phòng ngừa mụn rộp sinh dục bằng cách nào
Trẻ nhỏ thường hiếu động, khả năng miễn dịch chưa cao và chưa nhận biết được sự nguy hiểm của bệnh. Do đó để hạn chế biến chứng ngoài việc điều trị bạn cần có biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả bằng các cách sau đây:
- Vệ sinh cho trẻ hàng ngày đặc biệt là tay và chân, không nên để trẻ gần khu vực rác thải hoặc khu vực chăn nuôi.
- Thường xuyên thay quần áo, giặt sạch và phơi khô cho trẻ và không nên dùng chung quần áo với trẻ khác.
- Không nên để trẻ tiếp xúc với người nghi ngờ hoặc có dấu hiệu mắc bệnh
- Không nên ôm hôn hoặc có hành động thân mật với trẻ.
- Thường xuyên thay bỉm cho trẻ, lựa chọn bỉm có nguồn gốc rõ ràng và để trẻ mặc đồ thoáng mát tránh mụn rộp sinh dục
- Không nên giặt chung quần áo của trẻ với quần áo của người lớn
- Thường xuyên cắt móng tay và vệ sinh tay thường xuyên cho bé, đeo bao tay cho bé tránh những tổn thương
- Nâng cao sức đề kháng cho trẻ bằng việc cân bằng dinh dưỡng.
- Nếu trẻ bị mắc bệnh cần thăm khám và tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ, không nên để trẻ tiếp xúc với trẻ khác.
Mụn rộp sinh dục ở trẻ em khá phổ biến, thế nhưng đa số bậc phụ huynh đều chủ quan hoặc không sớm có kế hoạch điều trị dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Do đó để đảm bảo an toàn cũng như hạn chế nguy cơ mắc bệnh bạn nên thăm khám các bác sĩ chuyên khoa và áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Chúng tôi đang lắng nghe.
Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.