Mụn rộp sinh dục ở âm đạo có nguy hiểm không, chữa trị bằng cách nào hiệu quả? Thắc mắc này được nhiều chị em gửi tới cho các bác sĩ của Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng, bởi căn bệnh có thể mang đến không ít phiền toái cho nữ giới. Hy vọng bạn đọc sẽ tìm thấy những thông tin hữu ích về mụn rộp sinh dục ở nữ giới và phương pháp khắc phục kịp thời trong bài viết dưới đây.
Danh mục bài viết
Nhận biết đúng biểu hiện mụn rộp sinh dục ở âm đạo
Thế nào là mụn rộp sinh dục ở âm đạo, đó là hiện tượng các vết loét và mụn nước xuất hiện trên bề mặt da hoặc niêm mạc bộ phận sinh dục của nữ giới. Tình trạng mụn rộp sinh dục có liên quan đến sự xâm nhập của virus Herpes simplex (HSV) vào các tổn thương hở trên cơ thể, do đó khu vực có cấu trúc mở như vùng kín nữ rất dễ bị tác nhân gây bệnh tấn công.
Trong nhiều trường hợp, cơ thể bị nhiễm HSV nhưng lại không có vết loét hay các dấu hiệu khác phát sinh, khiến cho chị em phụ nữ không biết bản thân mắc bệnh.
Thời gian ủ bệnh trung bình kéo dài từ 2-7 ngày kể từ khi virus xâm nhập vào vùng kín hoặc có thể lâu hơn. Tiếp đó, nữ giới bắt đầu nhận thấy những vết tấy đỏ trên da, cảm giác ngứa rát ở các cơ quan như âm đạo, âm hộ, niệu đạo, cổ tử cung. Ở giai đoạn khởi phát, những vết loét này chỉ là những nốt mụn li ti hoặc mụn nước khiến người bệnh thấy đau tại vùng da bị tổn thương.
Tuy nhiên, trong vài ngày sau, mụn rộp có thể chứa dịch mủ và vỡ ra, tạo thành những ổ viêm loét làm gia tăng cảm giác đau đớn, nhưng không lâu sau chúng có thể kết vảy và tự khỏi. Chị em cần hiểu rằng, các triệu chứng này vẫn có thể tái diễn khi bệnh bùng phát trở lại trong tương lai.
Bên cạnh các biểu hiện điển hình là mụn nước và vết loét, Herpes sinh dục ở nữ giới còn có thể kéo theo một số triệu chứng toàn thân như cơ thể thường xuyên ở trong trạng thái mệt mỏi, sưng hạch bạch huyết, đau đầu và sốt nhẹ.
Nguyên nhân nào khiến mụn rộp sinh dục xuất hiện ở âm đạo?
Vậy làm thế nào mà tình trạng mụn rộp sinh dục ở âm đạo lại xảy ra với chị em phụ nữ? Về cơ bản, virus HSV sẽ tấn công người khoẻ mạnh thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với vết loét mụn rộp từ cơ thể người bệnh, con đường lây truyền chủ yếu là trong quá trình giao hợp qua âm đạo, miệng hoặc hậu môn.
Trong một số ít trường hợp, HSV vẫn tồn tại trên da mặc dù không thấy có vết loét, vì vậy, người khoẻ có nguy cơ nhiễm bệnh khi tiếp xúc gián tiếp với virus dính trên đồ dùng cá nhân của người bệnh như quần áo, khăn mặt, bàn chải,…
Sau khi nhiễm bệnh lần đầu, virus sẽ bắt đầu di chuyển tới tế bào thần kinh nằm gần cột sống và khu trú tại đó, chờ tới khi gặp điều kiện thuận lợi như hệ miễn dịch của cơ thể người bệnh suy yếu, chúng sẽ tái hoạt động mạnh mẽ.
Lúc đó, virus tiếp tục quay ngược trở về vị trí đầu tiên xâm nhập vào cơ thể nhằm gây ra đợt bùng phát mụn rộp mới, ở đây là âm đạo của nữ giới. Trong thời gian tái phát, tác nhân gây bệnh lại lây truyền sang người khác nếu có cơ hội.
Mụn rộp sinh dục gây nguy hiểm thế nào cho phụ nữ?
Đối với phụ nữ trưởng thành khi mắc bệnh mụn rộp sinh dục ở âm đạo, bên cạnh các vết loét trên da thì tình trạng này thường ít khi gây ra những biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, cảm giác đau, ngứa gây khó chịu ở vùng da bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng đời sống sinh hoạt của người bệnh.
Đặc biệt, trong khi quan hệ tình dục, mụn rộp sẽ gây đau rát vùng kín, khiến cho chị em bị suy giảm khoái cảm và gặp khó khăn trong vấn đề đi vệ sinh. Khi những mảng mụn rộp sinh dục bị vỡ nước, người bệnh có thể gặp phải hiện tượng nước tiểu có lẫn máu tươi hoặc dịch mủ.
Ở nữ giới mang thai, việc mắc bệnh mụn rộp sinh dục trong thời gian này có thể gây nên các biến chứng thai kỳ. Đối với mụn rộp sinh dục nguyên phát, nhất là tổn thương xuất hiện tại cổ tử cung, tình trạng nào có thể các rủi ro không mong muốn là sảy thai hoặc sinh non.
Trong trường hợp mụn nước bị vỡ ra và chảy dịch mủ, mầm bệnh có thể lây lan sang đứa trẻ khi được sinh ra thông qua đường âm đạo. Điều này sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ của bé như viêm giác mạc, mù lòa, tổn thương não, thậm chí làm tăng nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh.
Khi đợt bùng phát xảy ra, Herpes sinh dục rất dễ lây lan, chỉ đến khi các vùng bị tổn thương lành lại hoàn toàn thì nguy cơ này được giảm bớt. Tuy nhiên, kể cả có sử dụng bao cao su khi sinh hoạt “chăn gối”, người bệnh và bạn tình vẫn có khả năng lây nhiễm chéo cho nhau thông qua việc tiếp xúc tại vùng kín, đặc biệt là khi các nốt mụn rộp mọc xung quanh bộ phận sinh dục.
Có cách nào để giúp nữ giới khắc phục bệnh mụn rộp sinh dục?
Theo các chuyên gia, cho dù mụn rộp sinh dục ở âm đạo có thể tự khỏi sau các đợt bùng phát, nhưng vẫn tồn tại nguy cơ tái nhiễm khi gặp điều kiện thuận lợi, bởi virus vẫn còn khu trú trong cơ thể người bệnh.
Để điều trị mụn rộp sinh dục cho nữ giới và kìm hãm tần suất tái phát bệnh, các bác sĩ sẽ kê đơn cho chị em một số loại thuốc có công dụng kháng virus, tùy từng trường hợp. Phương pháp nội khoa được tiến hành nhằm mục đích rút ngắn thời gian bệnh “hoành hành” cũng như giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của các đợt bùng phát Herpes vùng sinh dục trong tương lai.
Bác sĩ chuyên khoa có thể áp dụng liệu pháp ức chế, đó là việc chỉ định người bệnh dùng thuốc kháng virus mỗi ngày để giảm bớt số lần tái phát. Trong một vài trường hợp, liệu pháp này đem tới hiệu quả khá tích cực, có thể ngăn chặn bệnh khỏi bùng phát suốt một thời gian dài, đồng thời hỗ trợ làm giảm thiểu nguy cơ lây truyền tác nhân Herpes sang cho người khác.
Với mục tiêu hạn chế rủi ro lây truyền virus mụn rộp sinh dục cho bạn tình và người thân xung quanh, các bác sĩ đến từ Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (số 193c1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội) khuyên bạn nên chú ý tuân thủ thực hiện những nguyên tắc sau đây:
- Thông báo với đối tác tình dục hoặc người thân về tình trạng mụn rộp sinh dục mà chị em đang mắc phải, để họ nhanh chóng đi khám và điều trị (nếu cần).
- Bởi bệnh mụn rộp sinh dục có thể lây truyền ngay cả khi không triệu chứng, việc sử dụng bao cao su khi quan hệ mặc dù giảm thiểu nguy cơ lây lan nhưng không phải là biện pháp có khả năng vô hiệu hoá sự xâm nhập của virus HSV.
- Khi phát hiện có triệu chứng mụn rộp sinh dục tái phát, người bệnh nên tránh quan hệ cho tới khi mụn nước và vảy tiết biến mất.
- Rửa tay sạch bằng xà phòng và dung dịch cồn sát khuẩn sau khi tiếp xúc với vùng da bị tổn thương.
Trên đây là chia sẻ về mụn rộp sinh dục ở âm đạo, hy vọng những thông tin này hữu ích đối với chị em phụ nữ trong việc bảo vệ sức khoẻ của chính mình và những người thân yêu. Mọi thắc mắc nào xoay quanh vấn đề này cần được giải đáp, bạn đọc xin vui lòng liên hệ với chuyên gia qua tổng đài hỗ trợ 0243.9656.999.
Chúng tôi đang lắng nghe.
Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.