Bệnh mụn rộp sinh dục là bệnh gì? Mụn rộp sinh dục có chữa được không? Đây có là là những chủ đề nóng nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người. Bởi đây là bệnh lý hết sức nhạy cảm, gây nên nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe lẫn đời sống sinh hoạt của người bệnh.
Danh mục bài viết
Mụn rộp sinh dục là gì, triệu chứng bệnh ra sao?
Trước khi đi vào tìm câu trả lời cho vấn đề mụn rộp sinh dục có chữa được không, bài viết sẽ gửi đến bạn đọc một số thông tin chính liên quan đến bệnh lý nhạy cảm này. Mụn rộp sinh dục (còn gọi là Herpes sinh dục) là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) do virus Herpes Simplex (HSV) gây ra. Virus HSV bao gồm hai loại chính là HSV-1 và HSV-2.
- HSV-1 thường gây ra mụn rộp ở miệng, môi, má, ngực và cánh tay.
- HSV-2 thường gây ra mụn rộp ở bộ phận sinh dục, trực tràng và hậu môn.
Khi mắc bệnh, mọi người có thể sẽ phải đối diện với hàng loạt các triệu chứng bất thường như:
- Mụn rộp sinh dục ở giai đoạn đầu thường xuất hiện triệu chứng đau và ngứa, thường xảy ra khoảng 2 đến 7 ngày sau khi người bệnh nhiễm virus. Sau vài giờ đến vài ngày, mụn nước hoặc mụn sẩn bắt đầu xuất hiện trên nhiều bộ phận khác nhau như miệng, dương vật, âm đạo hoặc ở cả hậu môn.
- Nếu các nốt mụn nước tụ lại với nhau và tạo thành cụm, chúng có thể biến thành vết loét. Những vết loét này khiến bệnh nhân thường xuyên cảm thấy ngứa rát và kèm theo triệu chứng đau nhói. Khi vết loét vỡ ra sẽ khiến dịch rỉ ra hoặc chảy máu.
- Mụn rộp sinh dục khi xuất hiện ở phái mạnh còn xuất hiện tình trạng chảy dịch ở lỗ sáo còn đối với nữ giới dịch tiết ra nhiều hơn từ âm đạo và có mùi hôi nồng khó chịu.
- Ở giai đoạn bùng phát, bệnh nhân thường sẽ gặp phải các triệu chứng như đau đầu, nổi hạch ở háng, cơ thể mệt mỏi, ăn uống kém,…
Ngay khi nhận thấy những biểu hiện bất thường kể trên, mọi người nên dành thời gian đi thăm khám và tìm ra hướng điều trị phù hợp nhất. Tuyệt đối đừng trì hoãn điều trị nếu không muốn tính mạng của bạn bị đe dọa.
Liệu mắc mụn rộp sinh dục có chữa được không?
Có lẽ rất nhiều bệnh nhân đang có chung câu hỏi rằng không biết mụn rộp sinh dục có chữa được không. Theo các chuyên gia, mụn rộp sinh dục vốn là căn bệnh khó có thể điều trị được dứt điểm. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể can thiệp điều trị để loại bỏ những triệu chứng của bệnh cũng như trì hoãn thời gian bệnh tái phát.
Thế nhưng, rất nhiều trường hợp lại không phát hiện mình mắc bệnh do không chú ý tới những triệu chứng bất thường ở cơ thể. Tới khi phát hiện thì lại có tâm e ngại nên không dám đi khám bệnh.
Các chuyên gia khuyến cáo, đây là suy nghĩ hết sức nguy hiểm bởi trên thực tế thì mụn rộp sinh dục không thể tự khỏi và cũng không thể tự điều trị tại nhà. Bởi việc điều trị bệnh cần kéo dài trong một thời gian dài vì mụn rộp sinh dục có thể đi theo bệnh nhân suốt đời.
Tốt hơn hết, người bệnh nên vượt qua mọi mặc cảm để tìm đến những cơ sở chuyên khoa uy tín để được thăm khám và tìm ra phác đồ chữa bệnh phù hợp với tình trạng bệnh của mình.
Những cách phòng tránh mụn rộp sinh dục bạn chớ nên bỏ qua
Khi đã biết được câu trả lời cho vấn đề mụn rộp sinh dục có chữa được không thì việc mà bệnh nhân nên quan tâm tiếp theo đó là những cách để phòng tránh bệnh lý này. Bởi mụn rộp sinh dục là bệnh lây truyền trực tiếp nên để phòng bệnh, bạn cần tuân thủ một số quy tắc sau:
- Chung thủy một vợ một chồng và sử dụng bao cao su: Chung thủy một vợ một chồng và sử dụng bao cao su mỗi khi thực hiện “chuyện ấy” để hạn chế nguy cơ lây truyền mụn rộp.
- Vệ sinh sạch sẽ: Bộ phận sinh dục cần được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, nhưng không nên chà xát quá mạnh vì có thể làm tổn thương da và tạo điều kiện cho virus xâm nhập.
- Tránh tiếp xúc khi các triệu chứng của bệnh xuất hiện: Nếu bạn hoặc bạn tình của bạn có các triệu chứng của bệnh mụn rộp, hãy tránh tiếp xúc trực tiếp với da và quan hệ tình dục cho đến khi các triệu chứng biến mất hoàn toàn.
- Kiểm tra sức khỏe thường xuyên: Điều này đặc biệt rất quan trọng đối với những người tiếp xúc với người bị mụn rộp hoặc phụ nữ mang thai.
- Kiểm soát căng thẳng: Căng thẳng có thể khiến bệnh mụn rộp sinh dục tăng nguy cơ tái phát. Bởi thế tốt hơn hết bạn nên học cách kiểm soát suy nghĩ của bản thân bằng cách ngồi thiền, tập thể dục hoặc chạy bộ.
- Tiêm phòng viêm màng não: Nếu bạn bị mụn rộp và đang mang thai hoặc dự định có thai, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về việc tiêm phòng viêm màng não ở trẻ sơ sinh. Việc này sẽ phòng ngừa những biến chứng bất thường cho trẻ về sau này.
Mụn rộp sinh dục có chữa được không? Điểm danh một số phương pháp điều trị mụn rộp sinh dục
Với câu hỏi mụn rộp sinh dục có chữa được không thì câu trả lời là không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể can thiệp điều trị để hạn chế các triệu chứng của bệnh xuất hiện bằng cách:
- Sử dụng thuốc bôi
Sử dụng những loại thuốc bôi có chứa những thành phần kháng virus điển hình như acyclovir có thể làm giảm các triệu chứng và thời gian nổi mụn nước.
- Thuốc kháng virus
Người bệnh cũng có thể sử dụng một số loại thuốc có thành thành như valacyclovir hay famciclovir để kiểm soát bệnh mụn rộp sinh dục. Việc sử dụng thuốc có thể hỗ trợ người bệnh hạn chế gặp phải những triệu chứng bất thường của bệnh.
- Liệu pháp miễn dịch sinh học
Mọi người còn có thể sử dụng liệu pháp miễn dịch sinh học để kiểm soát mụn rộp, nhưng hiệu quả có thể khác nhau tùy theo từng người.
- Chăm sóc da
Chăm sóc làn da của bạn bằng cách giữ sạch vùng da bị tổn thương, không cạo râu hoặc chà xát mạnh cũng có thể giúp làm giảm những triệu chứng của bệnh.
- Thay đổi lối sống
Nên tập cho bản thân một lối sống lành mạnh, cân bằng chế độ ăn uống hàng ngày, tập thể dục thường xuyên và giảm căng thẳng có thể giúp tăng sức đề kháng và kiểm soát mụn rộp.
Mong rằng với những thông tin mà bài viết vừa cung cấp, bạn đọc đã có câu trả lời cụ thể cho vấn đề mụn rộp sinh dục có chữa được không. Mọi người nếu vẫn đang quan tâm tới chủ đề này, hãy nhờ chuyên gia hỗ trợ thêm thông qua đường dây nóng 0243.9656.999.
Chúng tôi đang lắng nghe.
Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.