Viêm nhiễm phụ khoa gây khó chịu đồng thời ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của cả thai phụ và thai nhi. Trong thai kỳ, do sự thay đổi sinh lý của cơ thể cùng với sự thay đổi nội tiết tố nên chị em rất dễ bị mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Việc này không chỉ ảnh hưởng tới bản thân mà còn là mối đe dọa với thai nhi trong bụng. Vậy bệnh viêm nhiễm phụ khoa có ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây
Danh mục bài viết
Dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai
Khi mang thai các chị em thường mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa bao gồm: viêm lộ tuyến tử cung, viêm âm đạo, viêm đường tiết niệu ,… Các bệnh này thường có những dấu hiệu cụ thể như:
- Ngứa và đau rát vùng kín.
- Khí hư ra nhiều có khi là suốt tháng, màu và tính chất bất thường kèm theo mùi hôi. Khí hư có thể màu trắng đục, vàng xanh, xám, lợn cợn như bã đậu, lỏng có bọt hoặc đặc như mủ,…
- Đau lưng, đau bụng dưới, tiểu buốt và tiểu rắt.
- Ra máu bất thường giữa kỳ kinh hoặc ra máu sau khi quan hệ.
Ảnh hưởng khôn lường của viêm nhiễm phụ khoa đến thai phụ
Viêm nhiễm phụ khoa gây khó chịu, mất tự tin và rối loạn trong cuộc sống cũng như hạnh phúc của chị em. Bên cạnh đó còn gây những hậu quả xấu đối với sức khỏe người phụ nữ như nguy cơ nhiễm trùng, hậu sản, ung thư cổ tử cung,… Viêm nhiễm có ảnh hưởng lớn tới khả năng sinh sản và thiên chức làm mẹ của phụ nữ. Quan trọng hơn, viêm nhiễm phụ khoa có ảnh hưởng đến thai nhi trong quá trình hình thành và phát triển.
Thai phụ viêm nhiễm phụ khoa do trùng roi
Trường hợp thai phụ viêm nhiễm phụ khoa do trùng roi có thể gây đẻ non, con nhẹ cân hoặc vỡ ối sớm,…
Thai phụ nhiễm khuẩn nấm Candida
Trong trường hợp này thai phụ có thể đẻ non, vỡ ối sớm. Trẻ sinh ra bị nhiễm nấm miệng, cổ họng và bệnh ngoài da do tiếp xúc với dịch âm đạo nhiễm nấm của người mẹ. Thai phụ nhiễm lậu cầu và Chlamydia trachomatis khiến trẻ sơ sinh mắc bệnh viêm kết mạc trong tháng đầu sau sinh và khoảng 10 đến 20% trẻ sơ sinh bị viêm phổi khi 1 tháng tuổi.
Viêm nhiễm phụ khoa do nấm Candida
Thai phụ nhiễm bệnh từ trực khuẩn gram âm
Trường hợp này gây nguy cơ đẻ non từ tuần thứ 34 – 37 cao gấp 2 lần nhóm không bị bệnh. Nấm khuẩn là nguyên nhân gây viêm nhiễm phụ khoa có ảnh hưởng đến thai nhi rất lớn.
Thai phụ bị nhiễm vi khuẩn bacterial vaginosis
Bệnh viêm phần phụ do vi khuẩn gây bệnh thường gặp đối với phụ nữ mang thai, cứ khoảng 5 người sẽ có 1 người nhiễm bệnh. Bệnh xảy ra khi các vi khuẩn sống trong âm đạo phát triển một cách quá mức trong thai kỳ do ảnh hưởng của sự thay đổi hóc môn. Những biểu hiện bệnh rất dễ phát hiện như dịch âm đạo chuyển sang màu xám, có mùi hôi tanh. Nhóm vi khuẩn thường có mối liên hệ với các biến chứng thai kỳ nguy hiểm như nhiễm trùng nước ối, vỡ màng ối, nguy cơ sảy thai khi thai đã lớn, tăng nguy cơ sinh non so với nhóm người không bị bệnh, con sinh ra nhẹ cân, viêm màng tử cung sau khi sinh.
Thai phụ bị nhiễm bệnh từ xoắn khuẩn giang mai
Thai phụ nhiễm bệnh gây sảy thai muộn, thai chết lưu, đẻ non. Giang mai bẩm sinh ở trẻ do nhiễm bệnh từ mẹ có thể tiềm tàng ở niêm mạc hệ thần kinh của thai nhi, da gây bệnh răng hutchinson ( hai răng cửa lệch hướng lõm hình bán nguyệt phía dưới hẹp), viêm giác mạc, điếc, mũi hình yên ngựa. Bệnh có thể chưa xuất hiện trong vài tuần đầu sau đẻ mà sẽ xuất hiện sau thời gian trưởng thành của bé.
Thai phụ nhiễm liên cầu beta
Bệnh là nguyên nhân gây viêm nhiễm phụ khoa có ảnh hưởng đến thai nhi rất lớn có thể gây đẻ non, đẻ sớm,… Trẻ sơ sinh có thể bị viêm da, viêm não, viêm phổi,…Tùy thuộc vào tình trạng bệnh khác nhau mà thai phụ có những biểu hiện bệnh khác nhau. Để xác định rõ tình trạng bệnh thai phụ cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị bệnh kịp thời.
Điều trị viêm nhiễm phụ khoa khi mang bầu hiệu quả
Viêm nhiễm phụ khoa không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi nên chị em cần có hướng xử lý kịp thời. Khi có các dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa trong thai kỳ chị em cần tới ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và hướng dẫn điều trị.
Việc sử dụng thuốc trong thai kỳ rất nguy hiểm bởi một số loại thuốc Tây y có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Do vậy chị em cần sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để tránh dị tật cho thai nhi và ổn định tình trạng bệnh. Chị em cũng đừng quên cách chăm sóc và bảo vệ vùng kín đúng cách. Thực tế chứng minh đã có rất nhiều chị em tự ý sử dụng thuốc trong quá trình mang thai khiến thai khiến em bé sinh ra có những dị tật. Đến thăm khám tại các phòng khám chuyên khoa các bác sĩ sẽ kê đơn với những loại thuốc không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Bên cạnh đó sau khi sinh chị em cần tích cực điều trị bệnh để tránh bệnh phát triển dai dẳng hoặc tái phát. Để điều trị bệnh nhanh chóng và đạt hiệu quả cao sau khi cai sữa cho bé hoặc em bé ít phụ thuộc vào sữa mẹ chị em nên sử dụng theo đơn thuốc của bác sĩ kết hợp các loại thuốc bôi bên ngoài để điều trị bệnh triệt để.
Một số nguyên tắc cần tuân thủ trong vệ sinh vùng kín khi mang thai
Bệnh viêm nhiễm phụ khoa gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Do vậy mẹ bầu cần quan tâm, chăm sóc sức khỏe hàng ngày ngày đặc biệt không bỏ qua các vấn đề vùng kín. Để phòng tránh các bệnh phụ khoa trong quá trình mang thai mẹ bầu cần thực hiện một số nguyên tắc sau đây:
- Vệ sinh vùng kín đúng cách và sạch sẽ hàng ngày để viêm nhiễm phụ khoa có ảnh hưởng đến thai nhi thấp nhất.
- Không chà xát, cọ rửa quá mạnh làm tổn thương âm đạo.
- Lau rửa từ âm đạo ra phía sau hậu môn và không làm ngược lại để tránh vi khuẩn lây lan.
- Chọn đồ lót có chất liệu cotton, thoáng mát, thấm hút tốt và không quá chặt. Giặt sạch quần lót và phơi khô đồ lót dưới ánh nắng mặt trời. Tốt nhất hãy là quần lót sạch bằng bàn là nóng để tiêu diệt, loại bỏ những bào tử nấm còn sót lại trên quần.
- Ăn nhiều thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa và chức năng bài tiết của thận gian như sữa chua, hoa quả, rau củ,…
- Không ăn nhiều thức ăn có đường và bột ngọt sẽ làm tăng lượng bài tiết ở âm đạo.
- Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho cho cả mẹ và bé.
- Không ngồi lâu bởi việc ngồi lâu sẽ gây áp lực lên vùng nhạy cảm. Lúc này khí hư ra nhiều tạo ra môi trường ẩm ướt khiến cho vi khuẩn gây bệnh phát triển.
- Uống nhiều nước giúp sức khỏe ổn định hơn đặc biệt là phụ nữ mang thai giúp tăng cường sức đề kháng và tránh mệt mỏi cho cơ thể.
- Khi mắc các bệnh phụ khoa trong quá trình mang thai phụ nữ không nên quan hệ tình dục.
- Tham khảo và bổ sung các sản phẩm chứa lợi khuẩn cho vùng kín.
- Không nên cố gắng chịu sự ngứa ngáy vùng kín vì nghĩ rằng thuốc chữa bệnh sẽ ảnh hưởng đến em bé trong bụng.
Lời kết
Hi vọng rằng bài viết trên đây giúp bạn trả lời được thắc mắc viêm nhiễm phụ khoa có ảnh hưởng đến thai nhi không. Chị em trong quá trình mang thai có những dấu hiệu của viêm nhiễm phụ khoa cần đến ngay cơ sở phụ sản chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Chúc chị em có sức khỏe tốt để chào đón bé yêu ra đời.
Chúng tôi đang lắng nghe.
Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.