Đau vùng kín khi mang thai tháng cuối có phải là dấu hiệu nguy hiểm?

Đau vùng kín khi mang thai tháng cuối khiến nhiều mẹ bầu không khỏi lo lắng. Trong suốt thời gian mang bầu, thai phụ sẽ có nhiều sự thay đổi về cơ thể và có thể gặp phải một số dấu hiệu sức khỏe. Càng đến cuối thai kỳ thì lại càng nhạy cảm hơn với những triệu chứng bất thường. Một trong những triệu chứng thường gặp đó là đau tức vùng kín khi mang thai tháng cuối. Vậy dấu hiệu này cảnh báo điều gì và phải làm sao khi gặp tình trạng này? Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng đồng sẽ giúp bạn tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Nguyên nhân gây ra đau vùng kín khi mang thai tháng cuối

Đau vùng kín khi đang ở tháng cuối thai kỳ là triệu chứng phổ biến với các mẹ bầu. Cảm giác đau xuất hiện trong âm hộ cà có thể lan ra các khu vực xung quanh (vùng xương chậu, lưng dưới,…). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau vùng kín ở tháng cuối thai kỳ, điển hình bao gồm:

Thai nhi phát triển lớn

Thai nhi phát triển lớn

Thai nhi phát triển lớn

Vào những tháng cuối thai kỳ, kích thước thai sẽ tăng trưởng rất nhanh cả về kích thước lẫn cân nặng. Cùng với đó, vị trí của thai nhi sẽ di chuyển thấp dần xuống bụng dưới chuẩn bị chào đời. Chính vì thế khu vực cửa mình sẽ chịu áp lực rất lớn và dẫn đến những cơn đau tức.

Cổ tử cung bị giãn nở

Bước vào kỳ tam cá nguyệt thứ 3, cổ tử cung sẽ có sự giãn nở nhất định để có thể bao bọc được cả thai nhi và nước ối. Đồng thời, các mạch máu xung quanh khu vực tử cung và âm đạo cũng sẽ giãn nở theo. Và đây là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau buốt vùng kín khi mang thai tháng cuối.

Sự gia tăng lưu lượng máu ở bụng dưới

Khi thai nhi tăng kích cỡ và dẫn di chuyển xuống vùng bụng dưới, lưu lượng máu tại đây sẽ gia tăng để cung cấp tốt cho bào thai. Việc thay đổi này khiến bụng dưới và âm đạo của thai phụ trở nên nhạy cảm, dễ có hiện tượng căng tức và đau, nhất là khi chạm phải hoặc đi vệ sinh.

Sự giãn nở cơ vùng chậu

Do sự giãn nở cơ vùng chậu

Do sự giãn nở cơ vùng chậu

Gần về những thời điểm sắp sinh, cơ thể người mẹ sẽ tiết ra hormone relaxin. Hormone này có tác dụng nới lỏng các khớp cơ vùng chậu và khớp háng. Từ đó hỗ trợ cho mẹ bầu sinh em bé được dễ dàng hơn. Và chính sự giãn nở này dẫn đến triệu chứng đau ở khu vực âm đạo và cơ vùng chậu.

Nguyên nhân khác

Bên cạnh những nguyên nhân chính đã nêu vừa rồi, còn một số nguyên nhân khác cũng gây nên triệu chứng đau buốt vùng kín khi mang thai tháng cuối. Những nguyên nhân này có thể cảnh báo những dấu hiệu không tốt cho thai nhi:

  • Mẹ bầu bị nhiễm trùng âm đạo, có thể do sự thay đổi lớn về nội tiết tố hoặc vệ sinh vùng kín không cẩn thận. Dẫn đến triệu chứng đau và ngứa vùng kín khi mang thai.
  • Tâm lý mẹ bầu bị căng thẳng, stress khi chuẩn bị vượt cạn.
  • Trường hợp tiêu cực nhất là dấu hiệu sảy thai, dọa sảy thai, thai sinh non,…

Đau vùng kín khi mang thai tháng cuối nhìn chung là dấu hiệu khá bình thường. Nếu cơn đau cảm giác hơi khó chịu nhưng vẫn trong phạm vi chịu đựng được thì mẹ bầu không cần lo lắng. Chỉ cần nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ chất và theo dõi cơ thể để kịp thời phát hiện dấu hiệu bất thường nếu có.

Trường hợp nhận thấy cơn đau trở nên dữ dội kéo dài hoặc có kèm theo chảy máu âm đạo. Mẹ bầu cần nhanh chóng đến đơn vị y tế để tránh xảy ra tình trạng xấu nhất.

[Shortcode tư vấn 1]

Đau vùng kín khi đang ở tháng cuối thai kỳ có phải dấu hiệu chuyển dạ?

Khi xuất hiện cơn đau vùng kín khi mang thai tháng cuối, nhiều mẹ bầu không khỏi băn khoăn rằng đây có phải dấu hiệu sắp chuyển dạ. 

Liệu có phải là dấu hiệu chuyển dạ?

Liệu có phải là dấu hiệu chuyển dạ?

Như đã trình bày ở phần trên, đau tức vùng kín tháng cuối thai kỳ chủ yếu xuất phát từ áp lực thai nhi cùng với sự thay đổi nội tiết tố lên hệ khớp. Là quá trình thay đổi cơ thể để chuẩn bị vượt cạn, không thể nói đây là dấu hiệu chuyển dạ.

Về bản chất, cơn đau do chuyển dạ sẽ đau chủ yếu từ phần lưng dưới chuyển đến trước bụng. Cơn đau càng gia tăng về tần suất và thấy xuất hiện chất lỏng màu trong suốt và vàng nhạt gọi là hiện tượng vỡ nước ối.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên chú ý mức độ đau tại vùng kín. Nếu cơn đau âm đạo khi mang thai tháng cuối có biểu hiện đau kéo dài kèm xuất huyết. Cẩn thận đây có thể là dấu hiệu một số bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa có thể tác động khiến thai sinh non hoặc thậm chí là sảy thai.

[Shortcode bác sĩ Vân]
[Shortcode tư vấn 3]

Biện pháp khắc phục chứng đau vùng kín khi mang thai tháng cuối

Hiện tượng đau âm đạo khi mang thai tháng cuối hầu hết mẹ bầu nào cũng đều gặp phải tùy vào mức độ nặng hay nhẹ. Để bớt cảm giác đau nhức khó chịu và mệt mỏi ở những tháng cuối, các chuyên gia khuyến khích mẹ bầu nên thực hiện những điều sau:

Biện pháp khắc phục chứng đau vùng kín khi mang thai tháng cuối

Biện pháp khắc phục chứng đau vùng kín khi mang thai tháng cuối

  • Nếu sức khỏe đảm bảo, mẹ bầu hãy cố gắng đi lại và vận động nhẹ nhàng. Tránh nằm một chỗ quá lâu sẽ có thể làm cho các cơ không hoạt động được, cơ thể trở nên ì ạch. Dẫn đến cơn đau vào những tháng cuối thai kỳ ngày một nhiều lên. Đi dạo, tập yoga là biện pháp hữu hiệu giúp thư giãn gân cốt và phân tán cơn đau vùng chậu rất tốt cho mẹ bầu.
  • Khi ngủ hoặc nghỉ ngơi nên nằm nghiêng về bên trái để giảm áp lực vùng chậu. Mẹ bầu có thể dùng gối để kê chân hoặc gác chân ngang gối để tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ giảm đau vùng kín hiệu quả.
  • Chú trọng vệ sinh các nhân mỗi ngày, nên dùng nước ấm để tắm gội và kết hợp những động tác massage vùng xương chậu. Từ đó tạo cảm giác dễ chịu và giảm đau âm đạo khi mang thai tháng cuối tốt nhất.
  • Nếu thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường mà bản thân không yên tâm, hãy tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để kịp thời xử lý, tránh những ảnh hưởng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
[Shortcode gói khám Phụ Khoa]
[Shortcode tư vấn 3]

Vừa rồi là những thông tin về hiện tượng đau vùng kín khi mang thai tháng cuối chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Nếu bạn xuất hiện cơn đau bất thường mà không rõ nguyên nhân, hãy liên hệ ngay với các chuyên gia sức khỏe qua số máy 0243 9656 999 để được hỗ trợ kịp thời.

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.

Bài viết liên quan

Ngứa 2 bên mép vùng kín có phải mắc bệnh không? Làm sao để chữa?
Viêm âm đạo
Ngứa 2 bên mép vùng kín có phải mắc bệnh không? Làm sao để chữa?
Phá thai bằng thuốc – Tư vấn sử dụng đảm bảo an toàn cho sức khỏe
Phụ khoaTránh thai
Phá thai bằng thuốc – Tư vấn sử dụng đảm bảo an toàn cho sức khỏe
[ GỢI Ý ] Cách chữa mụn cóc ở vùng kín hiệu quả trong 1 liệu trình 
Phụ khoaViêm âm đạo
[ GỢI Ý ] Cách chữa mụn cóc ở vùng kín hiệu quả trong 1 liệu trình 
Dịch vàng ở vùng kín cảnh báo sức khỏe bất thường ở nữ giới
Phụ khoaViêm âm đạo
Dịch vàng ở vùng kín cảnh báo sức khỏe bất thường ở nữ giới
Rửa vùng kín bằng nước muối sinh lý thực hiện thế nào thì đúng?
Phụ khoaViêm âm đạo
Rửa vùng kín bằng nước muối sinh lý thực hiện thế nào thì đúng?
Vệ sinh vùng kín sau sinh mổ như thế nào để an toàn?
Phụ khoaViêm âm đạo
Vệ sinh vùng kín sau sinh mổ như thế nào để an toàn?
Đau rát vùng kín sau khi quan hệ do đâu? Làm sao để khắc phục?
Phụ khoaViêm âm đạo
Đau rát vùng kín sau khi quan hệ do đâu? Làm sao để khắc phục?
[ BẬT MÍ ] Cách khử mùi hôi vùng kín sau sinh đơn giản tại nhà
Phụ khoaViêm âm đạo
[ BẬT MÍ ] Cách khử mùi hôi vùng kín sau sinh đơn giản tại nhà
Ra máu bất thường ở vùng kín: Nguyên nhân và cách điều trị
Phụ khoaViêm âm đạo
Ra máu bất thường ở vùng kín: Nguyên nhân và cách điều trị
Chảy máu vùng kín sau khi quan hệ chị em chớ coi thường
Phụ khoaViêm âm đạo
Chảy máu vùng kín sau khi quan hệ chị em chớ coi thường
Vùng kín có mùi chua là biểu hiện của bệnh gì? Nguyên nhân – biến chứng
Phụ khoaViêm âm đạo
Vùng kín có mùi chua là biểu hiện của bệnh gì? Nguyên nhân – biến chứng
Rửa vùng kín bằng lá tía tô có công dụng gì? Thực hiện như thế nào?
Phụ khoaViêm âm đạo
Rửa vùng kín bằng lá tía tô có công dụng gì? Thực hiện như thế nào?