Có thai bao lâu thì đi tiểu nhiều – Mẹ bầu đã biết?

Có thai bao lâu thì đi tiểu nhiều là vấn đề được rất nhiều mẹ bầu quan tâm trong suốt thai kỳ. Khi mang thai, nội tiết tố của phụ nữ thay đổi, lưu lượng máu trong cơ thể cũng tăng, đồng thời kích thước tử cung phát triển gây chèn ép vào bàng quang khiến bà bầu buồn tiểu nhiều lần. Đây là tình trạng rất phổ biến ở thai phụ và sẽ giảm dần sau khi sinh con nên mẹ bầu không cần quá lo lắng.

Tại sao phụ nữ có thai đi tiểu nhiều lần?

Đối với người phụ nữ, điều thiêng liêng và quý giá nhất là được làm mẹ. Chắc hẳn bà mẹ nào cũng trải qua những khoảnh khắc hạnh phúc xen lẫn lo lắng, hồi hộp khi mang trong mình một thiên thần nhỏ. Quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày cũng là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về tâm sinh lý và sức khỏe.

Tại sao phụ nữ có thai đi tiểu nhiều lần?

Tại sao phụ nữ có thai đi tiểu nhiều lần?

Một trong những biểu hiện sớm báo hiệu người phụ nữ đang mang thai chính là đi tiểu nhiều lần. Tâm lý chung, đối với lần đầu mang thai chỉ cần xuất hiện một thay đổi nhỏ trong cơ thể cũng khiến các bà bầu lo lắng. Trước khi giải đáp câu hỏi phụ nữ có thai bao lâu thì đi tiểu nhiều, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vì sao lại xuất hiện tình trạng tiểu nhiều lần ở phụ nữ mang thai.

Do sự thay đổi nội tiết tố

Hormone Beta hCG được sản sinh trong quá trình mang thai là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bà bầu bị đi tiểu nhiều. Hormone này xuất hiện ngay thời kỳ đầu mang thai và tăng liên tục cho tới khi đạt ngưỡng nhất định. Thậm chí trong tháng đầu tiên, cứ 2 ngày thì nồng độ Beta hCG lại tăng lên gấp đôi.

Đây chính là nguyên nhân làm tăng lưu lượng máu về phía thận, vùng chậu và tử cung khiến quá trình lọc máu ở cầu thận diễn ra mạnh mẽ, đào thải nhiều nước tiểu hơn, từ đó dẫn tới tình trạng mới có thai đi tiểu nhiều ở nữ.

Do tử cung chèn ép lên bàng quang

Khi phụ nữ mang thai, giai đoạn ba tháng đầu tử cung mở rộng và phát triển rất nhanh, chèn ép vào bàng quang khiến lượng nước tiểu bàng quang có thể chứa giảm đi đáng kể. Thông thường, bàng quang của phụ nữ khi chưa mang thai có thể chứa tới 400 – 500 ml nước tiểu.

Do tử cung chèn ép lên bàng quang

Do tử cung chèn ép lên bàng quang

Khi tử cung bắt đầu chèn ép, áp lực tác động lên bàng quang quá lớn khiến lượng nước tiểu dự trữ tại bàng quang chỉ còn khoảng 100 – 200 ml cho mỗi lần, buộc phụ nữ mang bầu phải đi tiểu liên tục. Vậy nên có thai bao lâu thì đi tiểu nhiều còn phụ thuộc vào mức độ phát triển của tử cung và áp lực tác động lên bàng quang khi phụ nữ mang thai.

Do lượng nước nạp vào cơ thể nhiều hơn

Trung bình một người trưởng thành khỏe mạnh tiêu thụ khoảng 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày tùy vào trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên khi mang thai, phụ nữ cần uống nhiều nước hơn thế (tăng thêm khoảng 2 – 3 ly nước mỗi ngày). Nguồn thực phẩm mẹ bầu có thể tiêu thụ để cung cấp đủ nước cho cơ thể cũng rất đa dạng như hoa quả, nước ép, sữa,… nên hiện tượng đi tiểu nhiều trong thời kỳ mang thai là điều dễ hiểu.

Các bác sĩ sản khoa khuyến cáo rằng nếu mẹ bầu không nạp đủ 10 – 12 ly nước mỗi ngày rất dễ bị các triệu chứng như táo bón, đầy bụng khó tiêu, các chất dinh dưỡng không chuyển hóa được để cung cấp cho thai nhi, nguy hiểm hơn còn tăng khả năng bị phù nề ở thai phụ. Ngoài ra, mẹ bầu không uống đủ nước sẽ không có đủ ối để bào thai phát triển an toàn.

Phụ nữ có thai bao lâu thì đi tiểu nhiều lần?

Phụ nữ có thai bao lâu thì đi tiểu nhiều lần?

Phụ nữ có thai bao lâu thì đi tiểu nhiều lần?

Phụ nữ có thai bao lâu thì đi tiểu nhiều lần còn tùy thuộc vào từng đối tượng và một số yếu tố như thai bao nhiêu tuần tuổi, lượng nước bà bầu uống mỗi ngày và khả năng bài tiết của thận,…

Đối với một số bà bầu, hiện tượng buồn đi tiểu liên tục xảy ra trong suốt thai kỳ và gây ra nhiều bất tiện, khiến bà bầu mệt mỏi, đặc biệt ở những tháng cuối thai kỳ cơ thể nặng nề. Tuy nhiên, đa phần phụ nữ khi mang thai sẽ gặp cảm giác buồn đi tiểu nhiều hơn trong tam cá nguyệt đầu tiên (3 tháng đầu của thai kỳ) và tam cá nguyệt thứ ba (3 tháng cuối thai kỳ).

Thai phụ buồn đi tiểu nhiều trong tam cá nguyệt thứ nhất 

Có thai mấy tuần thì đi tiểu nhiều? Nếu lồng ghép những thông tin chúng tôi đã cung cấp ở phần trên, bạn có thể dễ dàng nhận ra ở giai đoạn đầu (ngay từ tuần đầu tiên) phụ nữ mang thai, nồng độ Beta hCG đã tăng rất cao khiến thận phải hoạt động nhiều, kết hợp với sự tăng kích thước tử cung chèn ép lên bàng quang nên gây ra tình trạng đi tiểu nhiều khi mới mang thai.

Thai phụ buồn đi tiểu nhiều trong tam cá nguyệt thứ nhất

Thai phụ buồn đi tiểu nhiều trong tam cá nguyệt thứ nhất

Tần suất đi tiểu nhiều ở phụ nữ mang thai tăng cao vào những ngày đầu tiên và cân bằng dần khi bước vào giữa tháng thứ 3. Lúc này nồng độ hormone Beta hCG đã đạt đến mức ổn định và ngừng tăng nên mẹ bầu bớt có cảm giác buồn tiểu liên tục.

Tình trạng đi tiểu nhiều bắt đầu giảm ở tam nguyệt cá thứ hai

Bắt đầu đến tam cá nguyệt thứ hai, nhu cầu đi tiểu ở phụ nữ mang thai có xu hướng giảm. Rất nhiều mẹ bầu thắc mắc tại sao họ không còn cảm giác buồn tiểu nhiều lần nữa, trong khi kích thước tử cung không ngừng tăng lên để bao bọc thai nhi.

Thực tế, khi tuổi thai bắt đầu bước sang tuần thứ 13 thì kích thước tử cung thậm chí còn phát triển mạnh mẽ hơn những tuần đầu thai kỳ. Để đáp ứng được sự phát triển trọng lượng của thai nhi, tử cung người mẹ mở rộng hơn nhưng lại không chèn ép vào bàng quang do được xương chậu nâng đỡ. Chính vì vậy, bàng quang không phải chịu áp lực tác động nên thai phụ không còn cảm thấy buồn đi tiểu nhiều như trước.

Tình trạng đi tiểu nhiều bắt đầu giảm ở tam nguyệt cá thứ hai

Tình trạng đi tiểu nhiều bắt đầu giảm ở tam nguyệt cá thứ hai

Có thai đi tiểu nhiều có sao không? Trong những tháng đầu và cuối thai kỳ thì hiện tượng tiểu nhiều rất phổ biến nên chị em không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu trong giai đoạn tam nguyệt cá thứ hai mà mẹ bầu vẫn xuất hiện cảm giác buồn đi tiểu nhiều và tiểu vội thì nên đi khám sớm, bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm hoặc biến chứng trong thai kỳ.

Hiện tượng đi tiểu nhiều quay trở lại vào tam cá nguyệt thứ ba

Có thai bao lâu thì đi tiểu nhiều? Bước vào tam cá nguyệt thứ ba, cơ thể của mẹ bầu bắt đầu nặng nề, đây cũng chính là giai đoạn thai nhi bắt đầu cố định vị trí thích hợp để chào đời. Khi đã vào đúng vị trí, phần đầu của bé và tử cung của mẹ mở rộng, một phần chèn ép vào các dây thần kinh tọa phía dưới cột sống, một phần đè vào bàng quang làm tăng áp lực lên vị trí này, khiến mẹ bầu đi tiểu với tần suất liên tục.

Hiện tượng đi tiểu nhiều quay trở lại vào tam cá nguyệt thứ ba

Hiện tượng đi tiểu nhiều quay trở lại vào tam cá nguyệt thứ ba

Theo thống kê cho thấy, trung bình một phụ nữ mang thai sẽ đi tiểu nhiều hơn từ 6 – 8 lần mỗi ngày, đặc biệt vào cuối thai kỳ tần suất đi tiểu đêm của mẹ bầu có thể tăng gấp đôi bình thường.

Để hạn chế tình trạng mất ngủ tiểu nhiều vào ban đêm thì mẹ bầu có thể đi tiểu trước khi đi ngủ, đồng thời tránh ăn những hoa quả, thực phẩm lợi tiểu và giảm lượng nước tiêu thụ vào buổi tối.

Trên đây là những thông tin chúng tôi muốn cung cấp cho độc giả về tình trạng đi tiểu nhiều rất phổ biến ở phụ nữ mang thai. Hy vọng qua bài viết này, câu hỏi Có thai bao lâu thì đi tiểu nhiều của chị em đã có lời giải đáp thỏa đáng. Chúc cho các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh và vượt qua những trở ngại về sức khỏe cũng như tâm lý để chào đón thiên thần của mình.

Mọi thắc mắc nếu có xin bạn đọc vui lòng để lại bình luận dưới bài viết, hoặc liên hệ tới số điện thoại 0243.9656.999 để được tư vấn và hỗ trợ giải đáp.

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.

Bài viết liên quan

Trĩ độ mấy thì phải cắt và điều trị phương pháp nào hiệu quả nhất?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Trĩ độ mấy thì phải cắt và điều trị phương pháp nào hiệu quả nhất?
Cắt trĩ bao lâu thì hết dịch và sinh hoạt trở lại bình thường?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Cắt trĩ bao lâu thì hết dịch và sinh hoạt trở lại bình thường?
Đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn: 95% bệnh trĩ
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn: 95% bệnh trĩ
[Giải đáp thắc mắc] Liệu bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
[Giải đáp thắc mắc] Liệu bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không?
Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng là hiện tượng gì? Cảnh báo nguy hiểm
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng là hiện tượng gì? Cảnh báo nguy hiểm
Bệnh trĩ sau sinh là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Bệnh trĩ sau sinh là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa
Cắt trĩ bằng phương pháp nào tốt nhất? Bật mí địa chỉ cắt trĩ uy tín
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Cắt trĩ bằng phương pháp nào tốt nhất? Bật mí địa chỉ cắt trĩ uy tín
Nguyên nhân hậu môn bị lồi thịt và địa chỉ khám hậu môn uy tín
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Nguyên nhân hậu môn bị lồi thịt và địa chỉ khám hậu môn uy tín
Bị sưng cục ở gần hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Bị sưng cục ở gần hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Mổ trĩ bao lâu thì lành? Phương pháp chữa trĩ hiệu quả, nhanh phục hồi
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Mổ trĩ bao lâu thì lành? Phương pháp chữa trĩ hiệu quả, nhanh phục hồi
Bỏ túi những cách chữa táo bón ngay lập tức đơn giản
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Bỏ túi những cách chữa táo bón ngay lập tức đơn giản
[Chia sẻ thông tin] Mách bạn những kinh nghiệm đi cắt trĩ cần biết!
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
[Chia sẻ thông tin] Mách bạn những kinh nghiệm đi cắt trĩ cần biết!