Cần cẩn thận bị nứt kẽ hậu môn khi mang thai, cách chữa nào hiệu quả?

Bị nứt kẽ hậu môn khi mang thai có sao không hiện đang là một trong những thắc mắc phổ biến của đông đảo nữ giới. Đó là bởi căn bệnh này mang lại không ít phiền toái cho người bệnh nói chung và phụ nữ có thai nói riêng. Nếu chị em có nhu cầu tìm hiểu kỹ về vấn đề này, hãy cùng theo dõi những chia sẻ từ các chuyên gia hậu môn – trực tràng trong bài viết dưới đây.

Nhận biết nứt kẽ hậu môn bằng các biểu hiện nào?

Hiện nay, tình trạng bị nứt kẽ hậu môn khi mang thai ngày càng trở nên phổ biến. Nứt kẽ hậu môn là thuật ngữ y khoa chỉ tình trạng một hay nhiều vết nứt, lở loét xuất hiện dọc theo ống hậu môn – trực tràng. Người bệnh có thể nhận biết bệnh nứt hậu môn thông qua các triệu chứng tương đối rõ ràng như sau:

Nứt kẽ hậu môn

  • Cảm giác đau nhức âm ỉ thường trực tại hậu môn;
  • Đau rát hậu môn mỗi khi đi ngoài do bị phân cọ xát, có thể kèm theo một chút máu tươi trong phân hoặc dính trên giấy vệ sinh;
  • Qua quan sát có thể thấy vết nứt xuất hiện tại lỗ hậu môn, vùng da xung quanh vết nứt sưng tấy;
  • Hậu môn chảy dịch mủ màu vàng gây ẩm ướt, ngứa ngáy, có mùi hôi khó chịu.

Ngay khi phát hiện các triệu chứng kể trên, chị em nên đến cơ sở chuyên khoa để được kiểm tra và điều trị càng sớm càng tốt. Bởi, nếu việc chữa bệnh không được tiến hành kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và cuộc sống người bệnh.

Lý do khiến phụ nữ dễ bị nứt kẽ hậu môn khi mang thai

Vì đâu mà nữ giới bị nứt kẽ hậu môn khi mang thai, theo các chuyên gia, dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu:

  • Ăn uống không lành mạnh
Lý do khiến phụ nữ mang thai dễ bị nứt kẽ hậu môn - Ăn uống không lành mạnh

Lý do khiến phụ nữ mang thai dễ bị nứt kẽ hậu môn – Ăn uống không lành mạnh

Mẹ bầu thường xuyên ăn đồ dầu mỡ, cay nóng, uống nước có ga, rượu bia, lười ăn rau quả và uống nước,… là những thói quen gây ra táo bón và dẫn đến hình thành bệnh nứt hậu môn. Do đó, chị em cần bổ sung chất xơ và nước vào chế độ ăn uống mỗi ngày để tiêu hóa tốt hơn.

  • Tăng cân

Thai nhi càng phát triển lớn, cân nặng của người mẹ sẽ ngày một tăng nhanh, từ đó đây áp lực chèn ép xương chậu và hậu môn. Đây là một trong những căn nguyên dẫn đến các vết nứt hình thành ở hậu môn trong thai kỳ.

  • Táo bón 
Lý do khiến phụ nữ mang thai dễ bị nứt kẽ hậu môn - Bị táo bón

Lý do khiến phụ nữ mang thai dễ bị nứt kẽ hậu môn – Bị táo bón

Táo bón là tình trạng phân bị khô cứng và khó để tống ra ngoài, khiến mẹ bầu phải rặn mạnh, dẫn đến nứt kẽ hậu môn.

  • Vệ sinh kém

Khi mang thai, dịch âm đạo của nữ giới thường tiết ra nhiều khiến vùng kín luôn ở trạng trái ẩm ướt. Trong khi đó, cơ quan sinh dục nữ nằm ở vị trí gần hậu môn, do đó, nếu chị em không đảm bảo vệ sinh sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và dẫn đến nứt hậu môn.

  • Di chứng phẫu thuật

Khi làm các tiểu phẫu bắt buộc phải mở rộng hậu môn như cắt trĩ, thắt búi trĩ, chích xơ búi trĩ,… có nguy cơ cao gây ra biến chứng nứt kẽ hậu môn nếu tay nghề bác sĩ kém và điều kiện vô trùng không được đảm bảo.

[Shortcode bác sĩ Thế]

Người mắc bệnh nứt kẽ hậu môn trong thai kỳ có thể gặp biến chứng gì?

Hầu hết các bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn khi mang thai có thể sinh đẻ bình thường. Tuy nhiên, nếu những trường hợp nặng không được xử lý tốt, điều này có thể gây nên một số tác động tiêu cực tới cả người mẹ và thai nhi, cụ thể như sau:

Biến chứng của bệnh nứt kẽ hậu môn

Biến chứng của bệnh nứt kẽ hậu môn

  • Thiếu máu 

Người mẹ bị nứt kẽ hậu môn thường xuyên chảy máu khi đi đại tiện, dẫn đến tình trạng thiếu máu cục bộ, gây hoa mắt, chóng mặt, đau đầu. Ngoài ra, thiếu máu tới nuôi dưỡng thai nhi, dẫn đến trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng, thậm chí sinh non.

  • Nhiễm trùng hậu môn

Những vết nứt hậu môn tạo điều kiện cho vi khuẩn thuận lợi tấn công và gây viêm nhiễm lan rộng. Tình trạng nhiễm trùng có thể lây lan sang phần phụ, khiến sản phụ gặp phải hậu quả nguy hiểm trong thai kỳ như suy thai, sảy thai hoặc sinh non. Trẻ sinh ra có nguy cơ suy dinh dưỡng, nhẹ cân, mắc các vấn đề về hô hấp do nhiễm trùng ối.

  • Sức khỏe giảm sút 

Bệnh nứt hậu môn gây ra những cơn đau ngứa thường trực ở hậu môn khiến cho người bệnh mệt mỏi, ăn không ngon, ngủ không yên. Từ đó, sức khỏe của thai phụ bị suy giảm nghiêm trọng, đe dọa tới sự phát triển của đứa trẻ trong bụng, dẫn đến tình trạng nhẹ cân, chậm phát triển ở trẻ sơ sinh.

Bị nứt kẽ hậu môn khi mang thai cần chú ý những điều gì?

Theo các chuyên gia, khi bị nứt kẽ hậu môn khi mang thai, để giảm thiểu nguy cơ xảy ra biến chứng, thai phụ nên thực hiện các giải pháp phòng ngừa dưới đây:

Thai phụ bị nứt kẽ hậu môn cần chú ý những điều gì?

Thai phụ bị nứt kẽ hậu môn cần chú ý những điều gì?

  • Uống khoảng 2-2,5 lít nước mỗi ngày nhằm đẩy mạnh hoạt động trao đổi chất và đào thải phân của cơ thể.
  • Đi lại, vận động thường xuyên, không ngồi một chỗ quá lâu để giảm bớt gánh nặng cho cơ và dây thần kinh ở hậu môn. 
  • Mẹ bầu nên ngồi đại tiện theo đúng tư thế giữ thẳng lưng, đầu gối cong một góc 90 độ, thêm vào đó nên giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng sẽ khiến thời gian đi ngoài bị kéo dài.
  • Khẩu phần ăn uống hàng ngày cần được bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ để phòng ngừa táo bón, tránh gây ảnh hưởng đến chức năng đại tiện.
  • Mặc quần lót thoải mái, thoáng khí, chất liệu dễ thấm hút để giúp hậu môn không bị ẩm ướt hay kích ứng.
  • Chị em nên sử dụng khăn ẩm hoặc vòi xịt thay cho giấy vệ sinh để làm sạch hậu môn sau mỗi lần đi đại tiện bởi giấy vệ sinh khô ráp có thể khiến hậu môn bị xước, nứt da và dẫn đến nhiễm trùng. 
  • Mẹ bầu nên kiêng ăn các loại thực phẩm chua, cay nóng bởi chúng có thể gây nóng trong, làm trầm trọng thêm tình trạng táo bón, dẫn đến nứt kẽ hậu môn.
  • Thai phụ không nên sử dụng các thực phẩm sống, chưa nấu chín và không đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, an toàn vệ sinh thực phẩm. Bởi, các loại thực phẩm này chứa nhiều vi khuẩn, trùng roi nên khi ăn phải dễ gây tiêu chảy, đây chính là một trong những nguyên nhân khiến bà bầu phải đối mặt với nguy cơ bị nứt kẽ hậu môn.
[Shortcode giới thiệu phòng khám]

Giải pháp hữu hiệu giúp thai phụ điều trị nứt kẽ hậu môn hiệu quả

Sau khi thực hiện các cách chữa bị nứt kẽ hậu môn khi mang thai tại nhà nhưng tình trạng bệnh không thuyên giảm mà có xu hướng trở nặng thì tốt nhất mẹ bầu nên đi khám bác sĩ chuyên khoa.

Khám để biết rõ tình trạng bệnh

Khám để biết rõ tình trạng bệnh

Sau khi tiến hành thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra những phương án điều trị phù hợp với từng nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau hậu môn vào tháng cuối cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh. 

Cụ thể, các bác sĩ chuyên khoa hậu môn – trực tràng tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (số 193c1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội) ưu tiên áp dụng kỹ thuật HCPT II vào điều trị nứt hậu môn với những lợi ích cho người bệnh như:

  • Độ an toàn cao, ít xâm lấn nên hạn chế ảnh hưởng tới các mô lành tại hậu môn.
  • Không chỉ loại bỏ mô xơ do nứt kẽ mà còn đẩy mạnh sự tái tạo tế bào mới, giúp nhanh chữa lành tổn thương.
  • Khắc phục nhược điểm của các phương pháp lỗi thời, từ đó hạn chế cảm giác đau đớn và cầm máu hiệu quả.

Trên đây là toàn bộ thông tin về vấn đề bị nứt kẽ hậu môn khi mang thai do các chuyên gia chia sẻ để có thể giúp ích cho chị em phụ nữ trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân. Nếu bạn đọc còn bất kỳ câu hỏi cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ tới tổng đài 0243.9656.999 để nhận được hỗ trợ.

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.