Viêm âm đạo (hay viêm phụ khoa) là xuất hiện khi cơ quan sinh dục của nữ giới bị nhiễm nấm bệnh hoặc do vi khuẩn gây nên. Hầu như chị em nào cũng sẽ mắc phải căn bệnh này ít nhất một lần trong đời. Tuy khá phổ biến nhưng kiến thức của nhiều chị em về cách chữa bệnh viêm nhiễm phụ khoa chưa nhiều. Thêm vào đó là tâm lý e ngại, không chịu đi khám khiến bệnh tình ngày một nặng thêm.
Danh mục bài viết
Các nguyên nhân chính gây bệnh viêm nhiễm âm đạo ở phụ nữ
Bạn có thể hiểu đơn giản rằng viêm âm đạo là tình trạng mà “cô bé” bị viêm nhiễm dẫn đến tiết ra dịch có mùi hôi, ngứa và đau rát vùng kín. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này nhưng chính yếu vẫn là các yếu tố sau:
Vi khuẩn từ bên ngoài tấn công vào vùng kín
Đây là nguyên nhân thường gặp nhất của chứng bệnh viêm nhiễm phụ khoa, khi môi trường của “cô bé” thay đổi sẽ tạo cơ hội để vi khuẩn xâm nhập vào. Nó ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn bảo vệ có lợi ở vùng kín, khiến cho nơi này bị mất cân bằng và gây ra viêm phụ khoa.
Phụ nữ bằng chứng bệnh này có thể bị lây qua đường tình dục, đặc biệt là khi quan hệ nhưng không áp dụng các biện pháp an toàn. Thế nhưng có một vài trường hợp căn bệnh này xảy ra đối với những chị em không có bất kỳ hoạt động tình dục nào.
Bị lây lan ký sinh trùng thông qua chuyện chăn gối
Các loại ký sinh trùng như Trichomonas Vaginalis, Herpes, Chlamydia, Mycoplasma và một số loại khác có thể lây lan qua con đường tình dục. Chúng xâm nhập vào âm đạo và gây ra sự mất cân bằng cho môi trường nơi đây, khiến cho vi khuẩn có lợi không thể phát triển và làm “cô bé” bị viêm nhiễm.
Dị ứng hóa chất gây viêm âm đạo
Có nhiều bệnh nhân khi thăm khám và tìm cách chữa bệnh viêm nhiễm phụ khoa đã chia sẻ với bác sĩ rằng họ bị bệnh do dị ứng với hóa chất. Thường thì trong các loại dung dịch rửa âm đạo, xà phòng tắm hoặc Tampon có thể chứa một số loại hoạt chất tạo mùi.
Nó giúp loại bỏ mùi hôi và giữ cho vùng kín của chị em luôn được thoáng mát, thơm tho. Tuy nhiên, có một số người thể chất nhạy cảm rất dễ bị dị ứng với các chất này dẫn đến vùng kín bị viêm nhiễm khi sử dụng lâu ngày.
Nấm bệnh xâm nhập vào cơ quan sinh dục nữ
Nấm sinh dục thường rất dễ phát triển ở những bộ phận có môi trường ẩm ướt như vùng kín ở phụ nữ. Nó khiến cho “cô bé” bị ngứa, sưng viêm ở môi lớn, môi bé hoặc bên trong âm đạo và có thể lan sang các bộ phận khác khi bệnh bước vào giai đoạn nặng hơn.
Do đó, chị em cần tìm cách chữa bệnh viêm nhiễm phụ khoa để điều trị dứt điểm, tránh bị tái phát lại. Bởi nó không chỉ gây ra bất tiện trong đời sống hằng ngày mà còn khiến bệnh nhân phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như ung thư cổ tử cung.
Viêm, teo đường tiết niệu ở phụ nữ lớn tuổi
Khi cơ thể bước vào thời kỳ mãn kinh hoặc trải qua cuộc phẫu thuật cắt bỏ 2 buồng trứng, lớp niêm mạc âm đạo của chị em có thể sẽ mỏng hơn trước. Nó khiến cho âm đạo dễ bị kích ứng với các yếu tố tấn công từ bên ngoài và khiến cho bộ phận này bị khô hoặc bỏng rát.
Dấu hiệu nhận biết và các đối tượng dễ bị mắc viêm âm đạo
Việc chẩn đoán và tìm ra cách chữa bệnh viêm nhiễm phụ khoa sớm sẽ giúp nhiều chị em ngăn chặn tình trạng này và tránh để bệnh ngày một nặng thêm. Chính vì vậy, chị em cần nắm được các biểu hiện bất thường ở “cô bé” nhằm sớm phát hiện tình trạng bệnh, ví dụ:
- Dịch nhờn trong âm đạo tiết ra nhiều bất thường, có màu sắc và mùi hôi lạ
- Âm đạo bị kích ứng, ngứa rát và sưng đỏ trong thời gian dài
- Vùng kín bị đau, chảy máu khi quan hệ tình dục
- Đường niệu đạo đau buốt khi đi tiểu
Do viêm nhiễm phụ khoa là căn bệnh khá phổ biến nên đa số chị em phụ nữ từ 18 cho đến 60 tuổi đều sẽ mắc phải nó. Tuy nhiên, người bệnh có thể làm giảm nguy cơ đối mặt với viêm âm đạo nhờ các biện pháp gồm:
- Không lạm dụng thuốc tránh thai vì nó có khả năng gây ra tình trạng mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể
- Sinh hoạt tình dục một cách an toàn, có sử dụng đồ bảo hộ như bao cao su để ngăn ngừa lây lan nấm bệnh, vi khuẩn
- Không thụt rửa âm đạo quá nhiều gây ra tình trạng mất cân bằng môi trường ẩm ướt ở bộ phận này
- Không dùng các loại dung dịch vệ sinh, xà phòng thơm rửa sâu vào bên trong âm đạo gây viêm nhiễm
- Không mặc quần lót quá chật hoặc bị ẩm ướt vì sẽ khiến vi khuẩn từ bên ngoài dễ tấn công vào vùng kín
Kỹ thuật chẩn đoán và cách chữa bệnh viêm nhiễm phụ khoa cho từng trường hợp
Khi đi thăm khám phụ khoa, nếu nghi ngờ bạn đang bị viêm nhiễm ở âm đạo, bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm để xác định tình trạng bệnh. Hai phương pháp phổ biến nhất để biết được bệnh nhân có bị mắc chứng viêm phụ khoa gồm:
- Lấy mẫu dịch tiết ở tử cung: Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh cung cấp một ít dịch ở tử cung để mang đi làm xét nghiệm. Ngoài ra, họ cũng có thể soi tươi dịch âm đạo hoặc cấy dịch âm đạo để chẩn đoán được chính xác hơn.
- Thử nghiệm trên giấy quỳ (giấy đo độ pH): Bác sĩ lấy que hoặc giấy thử nồng độ pH và kiểm tra dịch tiết ở tử cung của bệnh nhân. Nếu thấy nồng độ này tăng cao chứng tỏ cơ quan sinh dục của người bệnh bị nhiễm khuẩn hoặc nấm Trichomonas.
Khi đã xác định được tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra cho chị em cách chữa bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Tùy vào mức độ nặng hay nhẹ và nguyên nhân dẫn đến bệnh, phương pháp điều trị sẽ có sự thay đổi nhất định, ví dụ như:
Viêm vùng kín do vi khuẩn gây ra
Với dạng bệnh này, bác sĩ chuyên khoa thường sẽ kê thuốc uống cho bệnh nhân về điều trị tại nhà. Các loại thuốc được kê có thể là Metronidazol hoặc Clindamycin giúp giảm bớt tình trạng ngứa rát, viêm nhiễm nhanh chóng.
Viêm phụ khoa do nấm bệnh
Thường với dạng viêm nhiễm phụ khoa do nấm bệnh gây ra sẽ được bác sĩ kê thuốc uống kết hợp với viên đặt âm đạo. Các loại thuốc được dùng cho trường hợp này gồm có Clotrimazole, Tioconazole hoặc Miconazole.
Viêm vùng kín do ký sinh trùng lây qua đường tình dục
Nếu phát hiện bệnh nhân bị nhiễm ký sinh trùng trichomonas, bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc dạng viên nén có chứa Metronidazole hoặc Tinidazole. Mục đích là để loại bỏ, triệt tiêu mầm bệnh, tránh cho nó lây lan sang các bộ phận khác như hậu môn hoặc cổ tử cung.
Viêm âm đạo do dị ứng với hóa chất trong xà phòng, dung dịch vệ sinh
Với trường hợp này, để giảm bớt tình trạng bệnh, chị em sẽ cần phải xác định được đâu là nguồn gốc khiến cho “cô bé” bị sưng viêm, mẩn ngứa. Các loại thuốc bác sĩ có thể kê cho bệnh nhân bao gồm thuốc kháng Histamin, Hormone Estrogen cùng với kem bôi Cream Cortisone.
Khi phát hiện thấy vùng kín có nguy cơ bị viêm nhiễm, chị em cần đi khám phụ khoa ngay để xác định được nguyên nhân gây bệnh và điều trị kịp thời. Hãy truy cập vào website của Chào Bác Sĩ https://chaobacsi.com.vn/ để tham khảo thêm các cách chữa bệnh viêm nhiễm phụ khoa hiệu quả nhé.
Chúng tôi đang lắng nghe.
Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.