Nứt kẽ hậu môn có tự khỏi hay không là một trong những thắc mắc được nhiều người đặt ra cho các bác sĩ của Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng. Lý do là bởi hầu hết những người bị nứt hậu môn thường có tâm lý ngại đi khám. Để trả lời một cách thấu đáo cho vấn đề này, các chuyên gia hậu môn – trực tràng sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết thông qua bài viết sau đây.
Danh mục bài viết
Bệnh nứt kẽ hậu môn từ những nguyên nhân nào mà hình thành?
Để giải đáp được thắc mắc nứt kẽ hậu môn có tự khỏi không, bạn đọc trước hết cần hiểu được những nguyên nhân dẫn đến sự hình thành của bệnh lý này.
Nứt kẽ hậu môn là thuật ngữ bệnh lý có liên quan đến hệ tiêu hóa và hậu môn – trực tràng, với phạm vi xuất hiện rộng rãi ở nhiều độ tuổi khác nhau. Khi vùng da hậu môn bị xước một vết nhỏ, chiều dài khoảng 0,5-1cm, khiến cho người bệnh có cảm giác đau rát hoặc ngứa ran.
Bệnh lý nứt kẽ hậu môn không hề hiếm gặp, bất kỳ ai cũng có khả năng gặp phải tình trạng này kể cả trẻ em, tuy nhiên đa phần bệnh thường xảy ra đối với những người từ 15 đến 40 tuổi.
Sở dĩ bệnh nứt kẽ hậu môn có cơ hội hình thành chủ yếu là do người bệnh bị táo bón và phải cố gắng rặn để đẩy phân cứng ra ngoài, dẫn đến lớp niêm mạc ở hậu môn bị rách. Ngoài ra, một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nứt kẽ hậu môn có thể kể đến như sau:
- Người mắc các bệnh lý nền liên quan đến hệ tiêu hóa như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, viêm đường ruột, viêm xơ cơ thắt hậu môn.
- Do thói quen vệ sinh hậu môn không đảm bảo sạch sẽ hoặc không đúng cách, sử dụng giấy vệ sinh quá dày và thô ráp khiến hậu môn bị tổn thương.
- Quá trình mang thai và sinh đẻ của phụ nữ thường gây ra áp lực không nhỏ lên vùng hậu môn – trực tràng, dẫn đến nứt da hậu môn.
- Người bệnh có tiền sử từng điều trị cắt trĩ hoặc thực hiện các phương pháp can thiệp xâm lấn tại hậu môn.
- Do không chữa trị tình trạng tiêu chảy kéo dài, người bệnh phải đi đại tiện quá nhiều khiến vòng cơ hậu môn bị tổn thương.
- Những đối tượng thường xuyên quan hệ tình dục qua đường hậu môn hoặc quan hệ với người bị bệnh giang mai, herpes mà không sử dụng biện pháp an toàn có nguy cơ cao bị nứt hậu môn.
- Do người bệnh có cơ địa cấu tạo vòng hậu môn nhỏ hơn bình thường nên việc đại tiện sẽ khó khăn và dễ gây nứt kẽ hậu môn.
Chuyên gia lý giải: Bệnh nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không?
Đối với vấn đề nứt kẽ hậu môn có tự khỏi không mà người bệnh quan tâm, theo ý kiến các chuyên gia, muốn biết vết nứt hậu môn có thể tự lành hay không cần phải dựa vào mức độ nghiêm trọng của bệnh lý để đưa ra phán đoán.
Trong giai đoạn khởi phát, các vết nứt tại hậu môn thường mang kích thước nhỏ. Do đó, nứt hậu môn vẫn có thể tự liền lại sau một thời gian ngắn nếu người bệnh cải thiện được tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy. Khi đó, cơ chế miễn dịch tự nhiên của cơ thể sẽ giúp chữa lành tổn thương.
Tuy nhiên, khi vi khuẩn xâm nhập vào vết nứt và sinh sôi mạnh mẽ, hoặc các vết rách hậu môn trở nên sâu và rộng hơn thì khả năng tổn thương tự lành lại là hầu như không thể xảy ra. Đó là bởi mức độ nghiêm trọng của bệnh lý đã vượt quá khả năng thích ứng và cơ chế tái tạo mô của cơ thể. Khi đó, người bệnh bắt buộc phải nhờ tới sự can thiệp của các biện pháp y khoa thì mới có thể đạt được kết quả điều trị khả quan.
Đặc biệt, các vết nứt xuất hiện ở hậu môn, đó là bộ phận rất nhạy cảm, nơi tập trung vô số tác nhân gây hại như vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng. Chúng có thể khiến vết nứt bị viêm nhiễm và ngày càng trở nên nghiêm trọng, dẫn đến việc điều trị gặp nhiều khó khăn.
Vì vậy, nếu người bệnh chủ quan và chậm trễ không đi thăm khám và điều trị kịp thời thì bệnh nứt kẽ hậu môn hoàn toàn có nguy cơ tăng nặng. Lúc này, người bệnh sẽ không chỉ phải chịu đựng các triệu chứng khó chịu như đau rát và chảy máu hậu môn khi đi đại tiện mà còn đối mặt với nguy cơ bội nhiễm, nhiễm trùng máu và nhiều biến chứng nghiêm trọng khác.
Có những cách nào giúp vết nứt kẽ hậu môn tự lành?
Theo các chuyên gia, vấn đề nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không cũng phụ thuộc vào việc người bệnh có thực hiện tốt các giải pháp cải thiện sức khỏe và phòng ngừa nứt hậu môn hay không. Để phòng ngừa mắc bệnh nứt kẽ hậu môn hoặc ngăn bệnh quay trở lại, bạn nên thay đổi thói quen ăn uống, xây dựng lối sống khoa học, rèn luyện sức khỏe điều độ, cụ thể như sau:
- Người bệnh cần giữ cho hậu môn được sạch sẽ, khô ráo, chỉ nên làm sạch bằng nước ấm rồi dùng khăn mềm thấm khô, tránh sử dụng các loại giấy vệ sinh thô cứng hoặc các sản phẩm chứa thành phần gây kích ứng hậu môn.
- Uống nhiều nước, sử dụng các thực phẩm chứa nhiều chất xơ như trái cây, rau xanh, đậu và ngũ cốc.
- Người bị táo bón hoặc tiêu chảy cần điều trị cho khỏi, tránh để tiếp diễn lâu sẽ khiến vết nứt bị nhiễm trùng và khó lành.
- Tập đi vệ sinh đều đặn vào cùng một khung thời gian cố định trong ngày cũng là một thói quen rất có ích đối với việc phòng tránh mắc táo bón, ngăn bệnh nứt kẽ hậu môn tái phát.
Đặc biệt, việc thăm khám định kỳ sẽ giúp kiểm tra tình trạng của toàn bộ ống hậu môn trực tràng nhằm phát hiện các dấu hiệu bất thường và tầm soát nguy cơ ung thư ruột hoặc ung thư hậu môn ở giai đoạn sớm. Đồng thời, việc này cũng giúp người bệnh ngăn ngừa các bệnh lý thường gặp như viêm loét, polyp hậu môn, áp xe hậu môn, rò hậu môn,…
Chữa nứt kẽ hậu môn bằng phương pháp nào nhanh khỏi?
Về cơ bản, nứt kẽ hậu môn có tự khỏi nếu bệnh mới dừng ở giai đoạn khởi phát, mức độ tổn thương chưa có gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi tình trạng này không có dấu hiệu thuyên giảm khiến người bệnh phải chịu nhiều phiền toái trong cuộc sống hàng ngày, tốt hơn hết bạn hãy tìm cho mình một địa chỉ y tế chuyên khoa uy tín để tiến hành thăm khám và chữa trị nứt kẽ hậu môn kịp thời.
Khi phát hiện các triệu chứng như đi ngoài ra máu, đau rát hoặc ngứa ngáy hậu môn, bạn có thể tìm tới Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (số 193c1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội) để trao đổi với các bác sĩ chuyên khoa dày dặn kinh nghiệm. Bác sĩ sẽ kiểm tra, chẩn đoán tình trạng bệnh, sau đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho người bệnh.
Đối với bệnh nứt kẽ hậu môn, phòng khám áp dụng vô cùng thành công phương pháp HCPT II với cơ chế loại bỏ hiệu quả các mô xơ hóa do vết nứt gây ra đồng thời hạn chế xâm lấn tới khu vực lân cận. Từ đó, tổn thương do nứt hậu môn sẽ lành lại nhanh chóng, nguy cơ mắc biến chứng và tái phát cũng được giảm thiểu.
Có thể nói, vấn đề nứt kẽ hậu môn có tự khỏi đã được các chuyên gia giải đáp trong bài viết vừa rồi với hy vọng có thể giúp ích cho người bệnh trong quá trình khắc phục bệnh lý này. Nếu bạn đọc vẫn còn bất cứ thắc mắc nào khác hoặc có nhu cầu thăm khám trực tiếp, xin vui lòng liên hệ tới hotline 0243.9656.999 để nhận hỗ trợ ngay.
Chúng tôi đang lắng nghe.
Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.