Viêm âm đạo – Nỗi lo lắng của mọi chị em phụ nữ

Trong những bệnh thầm kín khó nói của chị em phụ nữ thì bệnh viêm âm đạo gây ra nhiều khó chịu và những phiền toái nhất định. Bệnh dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lâu ngày không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng. Vậy để xua tan nỗi lo lắng của giới chị em phụ nữ thì có cách gì điều trị hiệu quả bệnh này không? Nguyên nhân và triệu chứng gây ra bệnh viêm nhiễm này là gì?  Nếu bạn cũng đang lo lắng và quan tâm đến bệnh lý này hãy theo dõi tìm hiểu bài viết dưới đây để biết chi tiết nhất.

Tổng quan về bệnh viêm âm đạo

Nếu nói bệnh gì khiến chị em phụ nữ khó chịu nhất, gây hoang mang lo lắng thì chắc hẳn bạn sẽ nhận được câu trả lời là bệnh viêm âm đạo. Bệnh này do vi khuẩn gây ra khiến âm đạo bị viêm nhiễm, tiết dịch , ngứa và đau rát. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường xảy ra ở độ tuổi sinh sản.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm âm đạo

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra viêm âm đạo nhưng sự mất cân bằng trong hệ nấm men và vi khuẩn sống trong âm đạo chính là nguyên nhân gây bệnh. Tình trạng này làm cho lớp niêm mạc của âm đạo bị viêm nhiễm, ngứa ngáy, khó chịu. Mặt khác cũng do các yếu tố dưới đây có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng vốn có của âm đạo, cụ thể:

"Phụ

  • Sử dụng thuốc kháng sinh thường xuyên làm mất đi sự cân bằng vốn có trong âm đạo, thuốc hạn chế sự phát triển của vi khuẩn tốt vì vậy những vi khuẩn có hại sẽ nhân cơ hội đó phát triển gây viêm nhiễm âm đạo.
  • Phụ nữ trong giai đoạn mang thai, cho con bú hoặc trong thời kỳ tiền mãn kinh nồng độ hormone trong cơ thể thay đổi, suy giảm nghiêm trọng cũng là yếu tố gây bệnh
  • Thường xuyên thụt rửa âm đạo khiến vi khuẩn có hại phát triển.
  • Sử dụng chất diệt tinh trùng làm vi khuẩn có lợi trong âm đạo suy giảm.
  • Sinh hoạt tình dục không an toàn cũng gây viêm nhiễm âm đạo, gây nấm ngứa.
  • Do viêm nhiễm đơn thuần chủ yếu là do vi khuẩn nấm men.
  • Phụ nữ bị mắc bệnh tiểu đường không kiểm soát được.
  • Sử dụng các sản phẩm vệ sinh như: bông tắm, thuốc xịt âm đạo hoặc thuốc khử mùi âm đạo gây kích thích đến âm đạo.
  • Mặc quần áo ẩm ướt hoặc chật khiến vi khuẩn có hại dễ phát triển gây hại cho âm đạo.

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm âm đạo

Một khi đã bị viêm nhiễm âm đạo thì người mắc phải sẽ cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy, đau rát ở vùng âm đạo. Có một số dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của viêm âm đạo bao gồm:

"<yoastmark

  • Âm đạo tiết dịch bất thường, thay đổi màu sắc dịch khác lạ so với bình thường và dịch có mùi hôi.
  • Cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu hoặc kích ứng âm đạo.
  • Trong khi quan hệ tình dục với bạn tình khác giới cảm thấy đau rát.
  • Khi đi tiểu bạn cảm thấy đau buốt, rát vùng âm đạo.
  • Đôi khi xuất huyết âm đạo nhẹ.

Nếu bạn bị tiết dịch âm đạo nhiều các đặc điểm của chất dịch nhầy đó có thể giúp bạn phát hiện ra loại bệnh viêm nhiễm âm đạo, bao gồm:

  • Viêm âm đạo do vi khuẩn: triệu chứng nhận biết rõ ràng nhất mà bạn có thể nhận biết là âm đạo tiết dịch màu trắng xám, có mùi hôi, tanh. Đặc biệt dễ dàng nhận thấy rõ ràng hơn sau khi quan hệ tình dục.
  • Viêm nhiễm âm đạo do nhiễm nấm: triệu chứng ở đây là ngứa, bên cạnh đó âm đạo có thể tiết dịch trắng, dày đặc quánh có màu hơi vàng.
  • Viêm âm đạo do Trichomonas: âm đạo có thể tiết dịch màu xanh và đôi khi có bọt.

[Shortcode tư vấn 1]

Khi nào cần gặp bác sĩ để chữa viêm âm đạo

Chẩn đoán và điều trị sớm bệnh sẽ ngăn ngừa tình trạng này tiến triển diễn ra năng hơn và tránh được các hệ quả nghiêm trọng sau này. Vì vậy bạn hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. Khi có bất kỳ các biểu hiện hoặc các triệu chứng được kể ở trên bạn hãy đến bệnh viện hoặc các phòng khám phụ khoa có uy tín để thăm khám. Tùy vào cơ địa và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị bệnh khác nhau.

Nên đi gặp bác sĩ sớm nhất có thể để tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn.

Nên đi gặp bác sĩ sớm nhất có thể để tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn.

Điều trị bệnh viêm âm đạo

Để có phương án điều trị phù hợp nhất bạn hãy đi khám bác sĩ để họ sẽ đưa ra những phương án phù hợp nhất đối với từng người, từng giai đoạn diễn biến của bệnh.

Những kỹ thuật y tế dùng để chẩn đoán bệnh viêm nhiễm âm đạo

Khi nghi ngờ bạn bị viêm âm đạo các bác sĩ sẽ đưa bạn làm một số xét nghiệm để xác định bệnh. Cụ thể:

  • Lấy mẫu làm xét nghiệm: bác sĩ sẽ lấy mẫu dịch tiết ra từ tử cung hoặc âm đạo của bạn để mang đi xét nghiệm chẩn đoán xác định viêm âm đạo loại nào bằng cách có thể soi tươi dịch âm đạo và cấy dịch âm đạo.
  • Thực hiện xét nghiệm pH: ở đây bác sĩ sẽ kiểm tra độ pH âm đạo bằng cách sử dụng que thử pH hoặc giấy pH. Khi độ PH tăng cao có thể bạn đang bị mắc bệnh nhưng cách này vẫn chưa xác định cụ thể chính xác bệnh.

Phương pháp dùng để điều trị viêm âm đạo

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh của từng người và tình trạng của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị cụ thể riêng biệt. Phương pháp co thể dùng như:

"Dùng

  • Dùng thuốc uống hoặc thuốc đặt tại chỗ để điều trị bệnh.
  • Nếu viêm nhiễm do vi khuẩn bác sĩ thường có thể kê đơn thuốc metronidazol hoặc clindamycin cho bạn.
  • Nếu do nhiễm nấm thì thường được điều trị bằng kháng nấm hoặc thuốc viên đặt âm đạo như miconazole, clotrimazole, butoconazole hoặc tioconazole.
  • Nếu do nhiễm trichomonas: bác sĩ có thể kê đơn viên nén metronidazole hoặc tinidazole để điều trị.
  • Viêm âm đạo không do nhiễm trùng: để điều trị bạn cần xác định rõ nguồn gốc gây bệnh để tránh xa hoặc loại trừ sử dụng nó đúng cách. Các tác nhân có thể gây bệnh bao gồm như: xà phòng, chất tẩy giặt, băng vệ sinh hoặc tampon vệ sinh. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà có thể sử dụng một số loại thuốc như: cream cortisone, kháng histamin, hormone estrogen,…

Có chế độ sinh hoạt phù hợp

Ngoài điều trị bằng thuốc do bác sĩ kê đơn thì có một chế độ sinh hoạt phù hợp cũng sẽ hạn chế được tiến triển của bệnh. Các biện pháp đó như sau:

"Quan

  • Tránh tắm bồn tắm vì vi khuẩn có thể lây lan qua môi trường nước chui vào âm đạo.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích như: tampon vệ sinh, miếng đệm, vòi hoa sen và xà phòng có mùi thơm,… Bạn nên vệ sinh vùng ngoài âm đạo và lau khô âm đạo để tránh kích ứng.
  • Sau khi đi vệ sinh bạn lấy giấy lau vùng kín từ trước ra sau để tránh lây lan vi khuẩn từ hậu môn đến âm đạo của bạn
  • Sử dụng các loại xà phòng dịu nhẹ, không có mùi thơm để tránh gây kích ứng âm đạo.
  • Tuyệt đối không thụt rửa âm đạo
  • Sử dụng các biện pháp tình dục an toàn như sử dụng bao cao su để tránh lây nhiễm bệnh. Chung thủy an toàn tình dục một bạn tình để tránh lây nhiễm cho cả hai.
  • Mặc quần lót khô thoáng, rộng.

[Shortcode giới thiệu phòng khám]

Lời kết

Qua những thông tin trên bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh viêm âm đạo, các dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh và phương pháp điều trị bệnh hiệu quả. Thông tin trên bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, nếu bạn muốn biết rõ tình trạng bệnh của mình như nào hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị bệnh có hiệu quả hơn.

Giới thiệu về tác giả

Được người bệnh gọi với biệt danh “bác sĩ có bàn tay vàng”, bác sĩ Giao Thị Kim Vân từ lâu đã nổi tiếng về tấm lòng y đức và chuyên môn giỏi trong điều trị các bệnh khó nói ở chị em phụ nữ và thực hiện các thủ thuật phụ khoa. Đặc biệt là chuyên môn tay nghề giỏi của bác sĩ Vân trong điều trị viêm lộ tuyến bằng phương pháp RFA và thẩm mỹ vùng kín bằng công nghệ Hàn Quốc.

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.

Bài viết liên quan

Ngứa 2 bên mép vùng kín có phải mắc bệnh không? Làm sao để chữa?
Viêm âm đạo
Ngứa 2 bên mép vùng kín có phải mắc bệnh không? Làm sao để chữa?
[ GỢI Ý ] Cách chữa mụn cóc ở vùng kín hiệu quả trong 1 liệu trình 
Phụ khoaViêm âm đạo
[ GỢI Ý ] Cách chữa mụn cóc ở vùng kín hiệu quả trong 1 liệu trình 
Dịch vàng ở vùng kín cảnh báo sức khỏe bất thường ở nữ giới
Phụ khoaViêm âm đạo
Dịch vàng ở vùng kín cảnh báo sức khỏe bất thường ở nữ giới
Đau vùng kín khi mang thai tháng cuối có phải là dấu hiệu nguy hiểm?
Phụ khoaViêm âm đạo
Đau vùng kín khi mang thai tháng cuối có phải là dấu hiệu nguy hiểm?
Rửa vùng kín bằng nước muối sinh lý thực hiện thế nào thì đúng?
Phụ khoaViêm âm đạo
Rửa vùng kín bằng nước muối sinh lý thực hiện thế nào thì đúng?
Vệ sinh vùng kín sau sinh mổ như thế nào để an toàn?
Phụ khoaViêm âm đạo
Vệ sinh vùng kín sau sinh mổ như thế nào để an toàn?
Đau rát vùng kín sau khi quan hệ do đâu? Làm sao để khắc phục?
Phụ khoaViêm âm đạo
Đau rát vùng kín sau khi quan hệ do đâu? Làm sao để khắc phục?
[ BẬT MÍ ] Cách khử mùi hôi vùng kín sau sinh đơn giản tại nhà
Phụ khoaViêm âm đạo
[ BẬT MÍ ] Cách khử mùi hôi vùng kín sau sinh đơn giản tại nhà
Ra máu bất thường ở vùng kín: Nguyên nhân và cách điều trị
Phụ khoaViêm âm đạo
Ra máu bất thường ở vùng kín: Nguyên nhân và cách điều trị
Chảy máu vùng kín sau khi quan hệ chị em chớ coi thường
Phụ khoaViêm âm đạo
Chảy máu vùng kín sau khi quan hệ chị em chớ coi thường
Vùng kín có mùi chua là biểu hiện của bệnh gì? Nguyên nhân – biến chứng
Phụ khoaViêm âm đạo
Vùng kín có mùi chua là biểu hiện của bệnh gì? Nguyên nhân – biến chứng
Rửa vùng kín bằng lá tía tô có công dụng gì? Thực hiện như thế nào?
Phụ khoaViêm âm đạo
Rửa vùng kín bằng lá tía tô có công dụng gì? Thực hiện như thế nào?