Mang thai là thời kỳ quan trọng và cũng vô cùng nguy hiểm đối với chị em phụ nữ. Ngoài tình trạng ốm nghén chị em còn phải phải đối mặt với căn bệnh phụ khoa nguy hiểm trong đó có viêm âm đạo. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến chị em dấu hiệu viêm âm đạo khi mang thai ở phụ nữ và cách khắc phục hiệu quả!
Danh mục bài viết
Lý do phụ nữ mang thai bị viêm âm đạo
Theo các bác sĩ chuyên khoa khi mang thai do sự thay đổi môi trường âm đạo khiến cho vi khuẩn có cơ hội phát triển. Trong thời gian mang thai âm đạo tăng tiết dịch nên vùng kín luôn trong tình trạng ẩm ướt, mất độ cân bằng và độ pH là nguyên nhân gây nên viêm âm đạo.
Khi âm đạo có sự thay đổi, các vi khuẩn như nấm candida albicans cùng với hợp chất glycogen sinh sôi nhiều hơn gây hiện tượng viêm. Đồng thời việc thay đổi lượng axit và lượng đường trong cơ thể trở thành những tác nhân gây viêm âm đạo khi mang thai. Do đó phụ nữ khi mang thai cần chú ý chế độ ăn ít ngọt giúp tránh được viêm nhiễm hiệu quả.
Các triệu chứng thường gặp khi bị viêm âm đạo ở phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai khi có những biểu hiện bất thường như sau cần đến khám và điều trị tại các cơ sở khi tế chuyên khoa
Ngứa ngáy vùng kín
Bởi tác động của vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm trùng roi nên vùng kín của nữ giới thường xuyên bị kích ứng dẫn tới hiện tượng ngứa ngáy, khó chịu và đau rát.
Khí hư bất thường
Khí hư ra bất thường, có mùi tanh, hôi và khó chịu. Khi bị viêm nhiễm khí hư sẽ chuyển sang màu vàng, nâu, xanh, trắng đục hoặc xám khác với bình thường.
Xuất huyết âm đạo
Bạn không nên nhầm lẫn tình trạng xuất huyết âm đạo và máu báo thai. Trường hợp viêm âm đạo diễn ra nặng nữ giới phải đối mặt với nguy cơ xuất huyết âm đạo. Bên cạnh đó viêm nhiễm sẽ lây lan sang các bộ phận xung quanh như bàng quang, niệu đạo nên chị em thường gặp phải tình trạng tiểu buốt tiểu rắt.
Âm đạo bị sưng tấy
Phụ nữ bị viêm âm đạo khi mang thai thường có bộ phận sinh dục màu đỏ ửng xuất hiện do tình trạng xung huyết tại niêm mạc âm đạo.
Vùng kín có mùi hôi khó chịu
Cơ thể mỗi người sẽ có những mùi đặc trưng bao gồm mùi vùng kín. Mùi đặc trưng này khi được vệ sinh sạch sẽ thì tình trạng sẽ được cải thiện tốt hơn. Tuy nhiên khi bị viêm âm đạo vùng kín của nữ giới sẽ liên tục có mùi hôi khó chịu bốc ra kể cả khi đã vệ sinh sạch sẽ. Vùng kín có mùi hôi là biểu hiện của bệnh viêm âm đạo phổ biến do sự tấn công quá mức của các tác nhân gây viêm âm đạo.
Âm đạo nổi mụn
Sự tấn công của trùng roi, nấm tạp, khuẩn ở âm đạo cùng với điều kiện ẩm ướt ở vị trí này gây ra viêm nhiễm khiến âm đạo nổi mụn, viêm loét. Nguy hiểm hơn viêm âm đạo do các bệnh lây truyền qua đường tình dục như sùi mào gà, mụn rộp sinh dục có thể gây ra các tổn thương như mụn.
Viêm âm đạo trong khi mang thai có nguy hiểm không?
Phụ nữ khi mang thai bị viêm âm đạo gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của cả mẹ và bé.
Đối với người mẹ
Người mẹ bị viêm âm đạo trong quá trình mang thai không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu ở vùng kín mà còn có thể lây lan sang những cơ quan gần đó. Tình trạng nhiễm trùng ngược lên tử cung vùng tiểu sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như sảy thai, sinh non, viêm màng ối, nhiễm khuẩn đối,…
Đối với trẻ sơ sinh
Nấm âm đạo có thể lây nhiễm sang trẻ sơ sinh qua con đường cửa âm đạo. Nấm dính vào niêm mạc miệng gây viêm quanh miệng, viêm da do nấm,… Trẻ sơ sinh có thể bị suy dinh dưỡng từ khi ở trong bụng mẹ, sinh non do thiếu tháng, sức đề kháng yếu và gặp tình trạng viêm phổi.
Do đó khi mẹ bầu phát hiện tình trạng viêm âm đạo cần đến ngay các cơ sở chuyên khoa để điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé.
Cách phòng tránh viêm âm đạo ở phụ nữ mang thai
Phòng tránh viêm âm đạo khi mang thai thường dễ hơn việc điều trị. Bởi mang thai là thời kỳ quan trọng và nguy hiểm của phụ nữ nếu không chữa trị và điều trị bệnh kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi. Việc sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như dị dạng, dị tật bẩm sinh,… Do đó mẹ bầu cần chú ý:
- Không ngâm mình quá lâu trong nước sẽ rất dễ bị nhiễm lạnh. Nên tắm bằng vòi hoa sen và chú ý giữ ở nhiệt độ nước vừa phải để tạo cảm giác thoải mái nhất.
- Hạn chế tối đa quan hệ tình dục trong khi mang thai. Nếu có quan hệ tình dục hãy chọn những tư thế phù hợp vào những thời điểm mẹ bầu cảm thấy thoải mái nhất. Tránh quan hệ thô bạo gây tổn thương đến việc mang thai mà còn dẫn tới viêm nhiễm phụ khoa nguy hiểm.
- Khi đi vệ sinh chị em nên lau từ trước ra sau để hạn chế vi khuẩn lây lan từ hậu môn lên vùng kín.
- Không sử dụng xà phòng có chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín sẽ khiến cho môi trường âm đạo bị thay đổi tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm phụ khoa.
- Hạn chế đồ ăn có tính cay nóng như tương ớt, mù tạt, hạt tiêu,… Hạn chế sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, đồ uống có cồn, chất cấm…
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp: Uống nhiều nước, ăn nhiều sữa chua, tỏi và bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, chất xơ, các khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
- Hạn chế lo âu và căng thẳng quá mức bởi stress là một trong những nguyên nhân khiến nữ giới dễ bị viêm âm đạo.
- Sử dụng tinh dầu tràm để đánh bật tình trạng nấm âm đạo tuy nhiên dễ gây kích ứng da. Do đó mẹ bầu chỉ sử dụng từ 1 đến 2 giọt vào nước tắm giúp bệnh thuyên giảm. Nếu có dấu hiệu như kích ứng hay mẩn đỏ thì cần ngưng sử dụng ngay và sử dụng nước sạch để tắm.
- Bên cạnh đó nếu phát hiện tình trạng khác thường tại vùng kín các chuyên gia khuyến khích nữ giới nhanh chóng tìm tới các phòng khám sản phụ khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời nhằm bảo vệ tốt nhất sức khỏe thai kỳ.
Có nên sử dụng thuốc đặt chữa viêm âm đạo khi mang thai không?
Sử dụng thuốc đặt chữa viêm âm đạo khi mang thai là cần thiết để chữa bệnh kịp thời trước khi sinh. Phụ nữ bị viêm âm đạo nếu không chữa sớm và triệt để thì khi sinh sẽ ảnh hưởng đến da và hệ hô hấp của trẻ. Tuy nhiên thì đặt thuốc này cần có sự thăm khám và hướng dẫn cụ thể của bác sĩ sản phụ khoa. Thuốc đặt âm đạo an toàn cho cả mẹ và bé được khuyên dùng là polygynax.
Thành phần của thuốc gồm ba loại kháng sinh là neomycin, nystatin, polymyxin B có tác dụng điều trị trị bệnh nhiễm khuẩn ở âm đạo và cổ tử cung do vi khuẩn hoặc tạp khuẩn gây ra. Sử dụng đúng liều lượng và kiên trì thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ đến khi khỏi hoàn toàn và tránh hiện tượng tái phát.
Lời kết
Như vậy có thể thấy viêm âm đạo khi mang thai có những biến chứng vô cùng nguy hiểm em cho cả mẹ và bé. Phụ nữ mang thai có những biểu hiện của viêm âm đạo cần đến các cơ sở sản phụ khoa để thăm khám và điều trị kịp thời.
Chúng tôi đang lắng nghe.
Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.