[ GIẢI ĐÁP ] Độ ph vùng kín là gì ? Cách phân biệt sự mất cân bằng

Độ pH vùng kín là gì? Duy trì sự cân bằng pH của âm đạo như thế nào để ổn định? Đây hẳn là thắc mắc của khá nhiều bạn gái. Hãy cùng bác sĩ chuyên khoa của Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng phân tích những chỉ số pH vùng kín và ý nghĩa của nó qua bài viết dưới đây nhé!

Độ PH vùng kín là gì?

Độ pH vùng kín là gì? PH là một thang đo có giá trị từ 0-14 nhằm để đánh giá tính acid hay base của một chất. Độ pH dưới 7 là môi trường axit, trên 7 là môi trường kiềm. Độ pH âm đạo bình thường thường dưới 4,5. Con số càng thấp, môi trường âm đạo sẽ càng có tính axit.

Độ PH vùng kín là gì?

Độ PH vùng kín là gì?

Âm đạo có cấu tạo giống một ống cơ trơn, nối âm hộ đến cổ tử cung. Bên trong âm đạo gồm các lớp niêm mạc, hệ thống các cơ trơn, mạch máu và thần kinh. Niêm mạc âm đạo là các biểu mô, đàn hồi rất nhạy cảm với sự thay đổi nội tiết tố nữ estrogen.

Hệ vi sinh vật thường trú trong âm đạo cũng rất phong phú bao gồm: vi sinh vật có lợi, có hại, cân bằng và hòa bình với nhau, không gây bệnh. Trực khuẩn Doderlein (Lactobacilli) chiếm 50-80%, tạo ra acid lactic khiến môi trường âm đạo có tính acid nhẹ, từ 3,8-4,5. 

Đây là độ pH vùng kín bình thường và là một chỉ số quan trọng để đánh giá âm đạo có đang khỏe mạnh hay không.

Công dụng của độ PH âm đạo cân bằng

PH âm đạo ở trạng thái bình thường từ 3.8 – 4.5 tạo nên một hàng rào bảo vệ, chống các tác nhân nhiễm khuẩn từ bên trong  hoặc các nhân gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể. 

Công dụng của độ PH âm đạo cân bằng

Công dụng của độ PH âm đạo cân bằng

Ngoài ra, âm đạo có độ pH bình thường, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tinh trùng sống khỏe mạnh, di chuyển vào gặp trứng để thụ tinh. 

Nếu độ pH vùng kín mất cân bằng, quá cao hoặc quá thấp sẽ tiêu diệt bớt lượng tinh trùng khi vào âm đạo, gây khó khăn trong thụ thai ở nhiều trường hợp hiếm muộn.

Tình trạng phổ biến thường gặp khi pH thay đổi là các chứng bệnh viêm nhiễm âm đạo như: viêm âm đạo do tạp khuẩn, viêm âm đạo do nấm,… Bởi độ pH thay đổi sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại thường trú trong âm đạo, bình thường được kiểm soát nay có cơ hội bùng lên phát triển gây bệnh.

Hoặc các tác nhân gây bệnh xâm nhập từ bên ngoài như: trùng roi âm đạo, nấm candida albicans, virus HPV, virus Herpes sinh dục,… cũng làm pH âm đạo thay đổi, gây nên các bệnh phụ khoa nguy hiểm.

[Shortcode tư vấn 1]

Độ pH âm đạo bình thường là bao nhiêu?

Như đã đề cập ở trên, độ pH âm đạo bình thường là từ 3,8 đến 4,5, có độ axit vừa phải. Tuy nhiên, có sự thay đổi về độ pH bình thường của âm đạo dựa vào từng giai đoạn sống, cụ thể như:

  • Phụ nữ độ tuổi sinh sản ( 15 – 49 tuổi):Trong những năm sinh sản của người phụ nữ, pH âm đạo phải thấp hơn hoặc bằng 4,5
  • Tiền mãn kinh và sau mãn kinh: Giai đoạn này độ pH bình thường có xu hướng cao hơn 4,5

Một môi trường âm đạo có tính axit sẽ có chức năng bảo vệ. Nó tạo ra một rào cản ngăn vi khuẩn và nấm men không tốt nhân lên quá nhanh và gây nhiễm trùng. Độ pH vùng kín cao – trên 4,5 – cung cấp môi trường hoàn hảo cho vi khuẩn gây bệnh phát triển. 

Độ pH âm đạo bình thường là bao nhiêu?

Độ pH âm đạo bình thường là bao nhiêu?

Chính vì vậy mà, phụ nữ tuổi mãn kinh thường dễ gặp tình trạng viêm nhiễm và tái phát nhiều lần hơn.. 

Độ pH vùng kín cao sẽ khiến nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng như:

  • Viêm âm đạo do vi khuẩn (BV): Là tình trạng phát triển quá mức của vi khuẩn BV gây ra tình trạng khí hư có mùi tanh cá, dịch tiết có màu xám, trắng hoặc vàng bất thường. Kèm theo ngứa âm đạo và nóng rát khi đi tiểu.

 Bản thân vi khuẩn BV không nhất thiết có hại, nhưng nữ giới khi mắc bệnh này có nguy cơ tăng tỷ lệ nhiễm trùng nghiêm trọng hơn như: HPV – ung thư cổ tử cung, virus herpes simplex,  hoặc virus HIV nếu quan hệ không an toàn với người nhiễm bệnh..

  • Trichomonas (trich): Là bệnh lây truyền qua đường tình dục, tác nhân là ký sinh trùng Trichomonas vagis gây ra. Trich thường không gây ra triệu chứng ở phần lớn những người bị nhiễm, nhưng nó có thể làm tăng nguy cơ mắc các STD khác, nghiêm trọng hơn, như HIV.

Đối với quá trình thụ tinh, độ pH âm đạo tối ưu để tinh trùng bơi là từ 7,0 đến 8,5. Bình thường âm đạo có tính axit. Khi quan hệ tình dục, độ pH bên trong âm đạo tạm thời tăng lên, làm cho môi trường axit bình thường có tính kiềm hơn để bảo vệ tinh trùng để chúng có thể đi đến trứng. 

Nếu trường hợp nữ giới đang gặp tình trạng viêm nhiễm, độ axit tăng, sẽ làm giảm khả năng thụ tinh dẫn đến tình trạng vô sinh hiếm muộn.

Nguyên nhân gây ra mất cân bằng pH âm đạo

Độ pH vùng kín là gì? Nguyên nhân nào gây ra mất cân bằng độ pH? Các bác sĩ chuyên khoa Sản phụ khoa đã đưa ra một số lý giải sau:

  • Quan hệ tình dục không được không an toàn với nhiều bạn tình, tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục như: lậu, giang mai, sùi mào gà, HIV…..dẫn đến mất cân bằng âm đạo
  • Sử dụng kháng sinh dài ngày: Kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh mà còn loại vi khuẩn tốt duy trì mức độ pH âm đạo, có tính axit, lành mạnh hơn.
  • Thụt rửa âm hộ quá sâu: Khoảng 20% phụ nữ thường xuyên rửa sạch âm đạo bằng hỗn hợp nước và giấm, baking soda hoặc iốt. Thụt rửa không chỉ làm tăng độ pH âm đạo, mà còn gia tăng sự phát triển của vi khuẩn có hại nói chung.
  • Thời kỳ nguyệt san: Máu kinh nguyệt có tính kiềm và làm tăng độ pH trong âm đạo. Khi máu chảy qua âm đạo và được hấp thụ vào một tampon hoặc miếng đệm, nó có thể làm tăng mức độ pH của âm đạo.

Dấu hiệu và triệu chứng của mất cân bằng pH âm đạo

Một số triệu chứng đi kèm cảnh báo tình trạng mất cân bằng pH vùng kín gây ra bệnh viêm phụ khoa như:

  • Khí hư có mùi hôi hoặc tanh
  • Dịch tiết màu trắng, xám hoặc xanh bất thường
  • Kết cấu đặc quánh, vón như bã đậu
  • Ngứa rát âm đạo
  • Buốt rát khi đi tiểu, tiểu rắt, tiểu nhiều lần
[Shortcode bác sĩ Vân]

Làm thế nào để điều chỉnh pH vùng kín về mức bình thường?

Khi có các triệu chứng kể trên của tình trạng mất cân bằng âm đạo bạn hãy đi khám bác sĩ.

Thăm khám, kiểm tra chẩn đoán đúng nguyên nhân gây bệnh mới có thể điều trị dứt điểm bệnh lý điều chỉnh pH về mức bình thường. 

Để điều trị nhiễm trùng viêm âm đạo do vi khuẩn, virus, vi trùng dạng nhẹ bác sĩ có thể chỉ định thuốc uống kháng sinh, thuốc dạng bôi để tiêu diệt vi khuẩn. 

Tuy nhiên, trong một số trường hợp đã nhiễm trùng gây biến chứng, bác sĩ cần chỉ định phương pháp ngoại khoa để loại bỏ và phục hồi vùng tế bào bị tổn thương.

Hiện nay tại phòng khám Đa Khoa Quốc tế Cộng Đồng đang áp dụng phương pháp ngoại khoa Đông – Tây y kết hợp vật lý trị liệu, hiện đại nhất, hiệu quả nhất trong việc điều trị viêm nhiễm vùng kín. 

Điểm nổi bật của phương pháp là  ứng dụng kỹ thuật sóng cao tần bước sóng ngắn để cắt bỏ triệt vùng tế bào bệnh. Ưu điểm của sóng cao tần là cắt tế bào bằng những lát mỏng, hạn chế xâm lấn đến các tế bào lành lân cận nên vùng tổn thương không bị lan rộng nhanh hồi phục. 

Do đó, khi có vấn đề về sức khỏe vùng kín chị em có thể an tâm đến cơ sở Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng 139 Bà Triệu để kiểm tra và điều trị bệnh (nếu có).

Làm thế nào để điều chỉnh pH âm đạo về mức bình thường?

Làm thế nào để điều chỉnh pH âm đạo về mức bình thường?

Cách duy trì độ pH vùng kín ở mức bình thường

Một số cách để duy trì độ pH ổn định ở trạng thái bình thường:

  • Khi quan hệ tình dục với nhiều bạn tình lạ, hãy sử dụng bao cao su để bảo vệ khỏi sự lây nhiễm bệnh xã hội
  • Không thụt rửa sâu trong âm đạo: Âm đạo tự nhiên có thể tự làm sạch. Chỉ rửa bên ngoài âm đạo bằng xà phòng nhẹ và nước khi bạn tắm.
  • Bổ sung men vi sinh đường uống để khôi phục sự cân bằng của vi khuẩn có lợi
  • Ăn sữa chua: sữa chua là nguồn cung cấp dồi dào các loài vi khuẩn có lợi của Lactobacillus.
[Shortcode giới thiệu phòng khám]
[Shortcode tư vấn 3]

Trên đây là những kiến thức được chuyên gia chia sẻ từ A đến Z về độ pH vùng kín là gì. Hi vọng những điều này có thể giúp bạn gái chăm sóc và bảo vệ vùng kín khỏe mạnh. Để được tư vấn trực tiếp, bạn có thể liên hệ HOTLINE 0243.9656.999 hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. 

Giới thiệu về tác giả

Được người bệnh gọi với biệt danh “bác sĩ có bàn tay vàng”, bác sĩ Giao Thị Kim Vân từ lâu đã nổi tiếng về tấm lòng y đức và chuyên môn giỏi trong điều trị các bệnh khó nói ở chị em phụ nữ và thực hiện các thủ thuật phụ khoa. Đặc biệt là chuyên môn tay nghề giỏi của bác sĩ Vân trong điều trị viêm lộ tuyến bằng phương pháp RFA và thẩm mỹ vùng kín bằng công nghệ Hàn Quốc.

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.

Bài viết liên quan

Ngứa 2 bên mép vùng kín có phải mắc bệnh không? Làm sao để chữa?
Viêm âm đạo
Ngứa 2 bên mép vùng kín có phải mắc bệnh không? Làm sao để chữa?
[ GỢI Ý ] Cách chữa mụn cóc ở vùng kín hiệu quả trong 1 liệu trình 
Phụ khoaViêm âm đạo
[ GỢI Ý ] Cách chữa mụn cóc ở vùng kín hiệu quả trong 1 liệu trình 
Dịch vàng ở vùng kín cảnh báo sức khỏe bất thường ở nữ giới
Phụ khoaViêm âm đạo
Dịch vàng ở vùng kín cảnh báo sức khỏe bất thường ở nữ giới
Đau vùng kín khi mang thai tháng cuối có phải là dấu hiệu nguy hiểm?
Phụ khoaViêm âm đạo
Đau vùng kín khi mang thai tháng cuối có phải là dấu hiệu nguy hiểm?
Rửa vùng kín bằng nước muối sinh lý thực hiện thế nào thì đúng?
Phụ khoaViêm âm đạo
Rửa vùng kín bằng nước muối sinh lý thực hiện thế nào thì đúng?
Vệ sinh vùng kín sau sinh mổ như thế nào để an toàn?
Phụ khoaViêm âm đạo
Vệ sinh vùng kín sau sinh mổ như thế nào để an toàn?
Đau rát vùng kín sau khi quan hệ do đâu? Làm sao để khắc phục?
Phụ khoaViêm âm đạo
Đau rát vùng kín sau khi quan hệ do đâu? Làm sao để khắc phục?
[ BẬT MÍ ] Cách khử mùi hôi vùng kín sau sinh đơn giản tại nhà
Phụ khoaViêm âm đạo
[ BẬT MÍ ] Cách khử mùi hôi vùng kín sau sinh đơn giản tại nhà
Ra máu bất thường ở vùng kín: Nguyên nhân và cách điều trị
Phụ khoaViêm âm đạo
Ra máu bất thường ở vùng kín: Nguyên nhân và cách điều trị
Chảy máu vùng kín sau khi quan hệ chị em chớ coi thường
Phụ khoaViêm âm đạo
Chảy máu vùng kín sau khi quan hệ chị em chớ coi thường
Vùng kín có mùi chua là biểu hiện của bệnh gì? Nguyên nhân – biến chứng
Phụ khoaViêm âm đạo
Vùng kín có mùi chua là biểu hiện của bệnh gì? Nguyên nhân – biến chứng
Rửa vùng kín bằng lá tía tô có công dụng gì? Thực hiện như thế nào?
Phụ khoaViêm âm đạo
Rửa vùng kín bằng lá tía tô có công dụng gì? Thực hiện như thế nào?