Đau bụng vùng hạ vị tức là cơn đau tại vùng bụng phía dưới rốn. Tùy vào mức độ cơn đau cũng như các triệu chứng kèm theo gặp phải có thể do bệnh nhẹ hay bệnh nặng mà cần thiết phải đi cấp cứu ngay. Vậy hiện tượng bụng đau âm ỉ vùng hạ vị do nguyên nhân nào gây ra? Cách khắc phục như thế nào là tốt nhất? sẽ được giải đáp chi tiết dưới đây.
Danh mục bài viết
Vùng hạ vị là gì?
Hạ vị chính là vùng thấp nhất của phần bụng dưới rốn hay vùng chậu. Vì vậy, những cơn đau xảy ra tại vùng này được gọi đau bụng vùng hạ vị.
- Ở nam giới: Đau bụng hạ vị ở nam có thể xuất phát từ nhiều bệnh lý khác nhau như viêm đại tràng, thoát vị bẹn hay đau vùng chậu…
- Ở nữ giới: Đau âm ỉ vùng hạ vị có thể do viêm nhiễm cơ quan sinh dục, viêm đường tiết niệu hoặc hệ tiêu hóa gặp vấn đề bất thường…gây ra.
Trong nhiều trường hợp, cơn đau hạ vị có thể lan rộng tới vùng thắt lưng, vùng mông đùi. Người bệnh có thể cảm nhận rõ ràng cơn đau khi đi tiểu hoặc khi quan hệ tình dục.
Nguyên nhân đau bụng vùng hạ vị do đâu?
Đau bụng vùng hạ vị không phải là 1 bệnh lý cụ thể mà chỉ là triệu chứng của 1 bệnh lý trong cơ thể. Hiện tượng bụng đau âm ỉ vùng hạ vị được chia thành 2 nhóm chính bao gồm: đau hạ vị cấp tính, đau hạ vị mãn tính. Với mỗi giai đoạn sẽ do 1 nguyên nhân nào đó gây nên, cụ thể là:
1. Nguyên nhân đau bụng vùng hạ vị cấp tính
Đau hạ vị cấp tính là những cơn đau xuất hiện đột ngột, có thể là lần đầu tiên và nguyên nhân chính gây ra có thể kể đến là:
- Vỡ hoặc xoắn năng ở nơi chứa nhiều dịch như buồng trứng, từ đó gây ra các cơn đau âm ỉ tại vùng hạ vị.
- Viêm nhiễm phần phụ (buồng trứng, tử cung…) mà thủ phạm hàng đầu được xác định do các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục như chlamydia, giang mai hoặc lậu…
- Sưng viêm ruột thừa cũng là nguyên nhân gây đau vùng hố chậu, thậm chí lan rộng xuống vùng hạ vị.
- Viêm phúc mạc ổ bụng cũng có thể dẫn đến cơn đau bụng cấp tính và thường sẽ nặng dần theo thời gian.
- Chế độ ăn thay đổi, ăn nhiều đồ cay nóng – chất kích thích…có thể dẫn đến táo bón và các cơn co thắt ruột.
Ngoài ra, bụng bị đau âm ỉ vùng hạ vị còn có thể là triệu chứng của 1 số bệnh lý khác như:
- Hội chứng kích thích ruột/ tắc ruột
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
- Mang thai ngoài tử cung bị vỡ
- Sảy thai
- Ung thư buồng trứng
- Apxe vùng hạ vị
- Lạc nội mạc tử cung
2. Nguyên nhân đau bụng vùng hạ vị mãn tính
Đau hạ vị mãn tính là những cơn đau kéo dài thường xuyên, do người bệnh không chú ý điều trị bệnh lý dứt điểm từ đầu. Từ đó, bệnh tái phát nhiều lần và gây ra các cơn đau vùng bụng hạ vị. Những nguyên nhân dẫn đến các cơn đau mãn tính này được kể đến bao gồm:
- Viêm phần phụ mãn tính
- Đa nang buồng trứng tái phát
- Viêm đường tiết niệu tái phát
- Sa tử cung, u xơ tử cung
- Lạc nội mạc tử cung
- Viêm bàng quang kẽ
- Hội chứng ruột kích thích
- Thoát vị bẹn, gây chèn ép dây thần kinh vùng hạ vị.
Hiện tượng bụng đau âm ỉ vùng hạ vị cảnh báo vấn đề gì?
Ngoài những nguyên nhân gây đau bụng vùng hạ vị được kể trên thì khi cơn đau xuất hiện dày đặc, người bệnh cần hết sức cẩn trọng với các bệnh lý có tính cấp cứu. Bởi dựa trên những triệu chứng xuất hiện cùng tần suất cơn đau thì rất dễ gây ra sự nhầm lần giữa cơn đau mãn tính và bệnh lý cấp cứu.
Trong nhiều trường hợp, người bệnh bị đau bụng hạ vị có thể do mắc bệnh đại tràng hoặc các bệnh đường tiết niệu thì có thể đi thăm khám sau đó càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, khi cơn đau xác định do viêm ruột thừa cấp hay u nang buồng trứng xoắn, chửa ngoài tử cung bị vỡ hay do sảy thai thì nếu không được cấp cứu kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Đặc biệt cần lưu ý, cơn đau vùng hạ vị do viêm ruột thừa bị vỡ dù được cấp cứu kịp thời để bảo toàn tính mạng nhưng những hậu quả nặng nề để lại là khó mà tránh khỏi.
Đau âm ỉ vùng hạ vị – khi nào nên đi khám bác sĩ?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, những cơn đau vùng hạ vị dù ở vị trí nào cũng đều là dấu hiệu cảnh báo 1 bệnh lý nguy hiểm nào đó. Do vậy, khi cơ thể xuất hiện các cơn đau bụng hạ vị, hãy sớm đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán bệnh lý và điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng không mong muốn xảy ra.
Nếu cơn đau đột ngột, cấp tính, tuyệt đối không được tự chẩn đoán và tự điều trị. Bởi việc này vô cùng nguy hiểm, nhất là đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Bụng bị đau âm ỉ vùng hạ vị khắc phục như thế nào?
Những cơn đau bụng vùng hạ vị có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Do vậy, khi xuất hiện triệu chứng này thì việc đi thăm khám chuyên khoa là vô cùng cấp thiết. Việc đến gặp bác sĩ sẽ giúp chẩn đoán được chính xác nguyên nhân, từ đó việc điều trị sẽ đạt hiệu quả cao hơn, ngăn ngừa biến chứng và tái phát. Tuyệt đối tránh việc tự chẩn đoán và tự điều trị vì có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng với sức khỏe.
Khi bị đau bụng vùng hạ vị kéo dài, người bệnh cần bình tĩnh và nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời. Ngoài ra, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh có thể áp dụng các biện pháp dưới đây để giảm nhẹ cơn đau:
- Chườm ấm hoặc tắm nước ấm để kích thích dòng máu được lưu thông đều.
- Khi cơn đau đã lan đến lưng, tốt hơn hết hãy nằm nghỉ ngơi và nâng cao hai chân bằng cách chèn chăn xuống dưới đầu gối và khép lại sao cho sát ngực khi nằm nghiêng.
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, luyện tập yoga hay các bài tập tăng cường giãn cơ để cơ thể luôn trong tình trạng thư giãn nhất.
- Nên luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để kích thích tăng cường tuần hoàn máu, thông qua đó giúp cải thiện các cơn đau 1 cách hiệu quả.
Tóm lại: Bất kỳ cơn đau nào tại vùng hạ vị cũng đều cảnh báo những vấn đề bất thường của cơ thể cần được can thiệp điều trị kịp thời. Do đó, người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan kéo dài bệnh hoặc tự ý mua thuốc không theo đơn điều trị tại nhà, hãy đến gặp bác sĩ sớm để có hướng điều trị, hạn chế nguy cơ biến chứng.
Hy vọng rằng, những thông tin về đau bụng vùng hạ vị trên đây đã giúp mọi người hiểu thêm về hiện tượng này. Mọi vấn đề thắc mắc đang cần được giải đáp, người bệnh xin vui lòng gọi đến hotline tư vấn 24/7 để được bác sĩ giải đáp sớm nhất, nhanh nhất và hoàn toàn miễn phí.
Tìm kiếm có liên quan đến đau bụng vùng hạ vị
- Vùng hạ vị là gì
- Giải phẫu vùng hạ vị
- Đau bụng hạ vị khi mang thai
- Khối u hạ vị có nguy hiểm không
- Thượng vị hạ vị
- Đau hạ vị trái
- Ít dịch hạ vị là gì
- Đầu ở hạ vị là gì
Chúng tôi đang lắng nghe.
Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.